Chúng ta

F-1 sẽ được thả ra khỏi trạm ISS đêm 27/9

Thứ ba, 25/9/2012 | 16:10 GMT+7

Dự kiến từ 23h30 đến 23h40 ngày 27/9, vệ tinh F-1 sẽ được thả ra ngoài trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) từ cơ cấu phóng số 2, trạm mặt đất JAXA điều khiển cánh tay robot.
> Ngày 27/9, vệ tinh F-1 được thả ra khỏi ISS

Theo thông tin từ Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), việc thử nghiệm thả các vệ tinh nhỏ từ trạm ISS bằng cánh tay robot sẽ được tiến hành vào đêm ngày 27/9 tới.

Sự kiện này dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp tại trang web của JAXANASA.

gkhg

Phi hành gia Akihiko Hoshide lắp đặt thiết bị phóng J-SSOD chứa 5 vệ tinh nhỏ lên bàn trượt của khoang điều áp trong module Kibo để chuẩn bị thả ra ngoài: Ảnh NASA, ngày 21/9.

Để ra ngoài không gian, các vệ tinh nhỏ sẽ được đặt lên bàn trượt trong khoang điều áp của module Kibo trên ISS để đưa ra ngoài cho cánh tay robot nắm lấy. Sau đó, thả ra ngoài không gian và bắt đầu nhiệm vụ của mình.

Theo kế hoạch, từ 22h10 đến 22h20 (giờ Hà Nội), phi hành gia Akihiko Hoshide điều khiển cánh tay robot thả vệ tinh WE WISH và RAIKO từ cơ cấu phóng số 1.

Từ 23h30 đến 23h40, ba vệ tinh là TechEdSat, F-1 và FITSAT-1 sẽ được thả ra từ cơ cấu phóng số 2. Trạm mặt đất JAXA điều khiển cánh tay robot.

Sau khi được thả ra khỏi trạm ISS, với tốc độ dự kiến 5 cm/s, F-1 phải chờ tối thiểu 30 phút mới bắt đầu thực hiện các công việc đầu tiên trong nhiệm vụ của mình như bung ăng-ten, phát tín hiệu beacon… để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các hoạt động trên trạm ISS.

Vệ tinh F-1 dự kiến được thả ra ngoài vũ trụ từ trạm ISS vào lúc 23h20 đến 23h40 ngày 27/9. Ảnh: JAXA.

Vệ tinh F-1 dự kiến được thả ra ngoài vũ trụ từ trạm ISS vào lúc 23h30 đến 23h40 ngày 27/9. Ảnh: JAXA.

Nếu lần thử nghiệm này thành công sẽ mở ra một hướng mới. Trong tương lai sẽ có nhiều vệ tinh phóng lên vũ trụ theo cách này và F-1 sẽ đi vào lịch sử là một trong những vệ tinh đầu tiên được thực hiện.

Mục tiêu của vệ tinh F-1 là phải “sống” được trong không gian và phát tín hiệu về trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh về trái đất đạt 1.200 bit/giây.

Thời gian “sống” của các vệ tinh trên quỹ đạo tùy thuộc vào độ cao quỹ đạo của trạm ISS lúc thả vệ tinh. Vệ tinh được thả ở độ cao 400 km sẽ “sống” được 250 ngày hoặc 100 ngày nếu ở độ cao 350 km.

Trước đó, vào lúc 21h40 (giờ Hà Nội) ngày 27/7, tàu vận tải HTV-3 mang theo 5 vệ tinh nhỏ, trong đó có F-1, đã lắp ghép thành công với ISS, sau hành trình 6 ngày trên không gian.

Xem clip mô phỏng quá trình phóng vệ tinh F-1 theo cách mới

Vệ tinh F-1 được Phòng Nghiên cứu Không gian (FSpace) chế tạo từ năm 2008. Vệ tinh có kích thước 10x10x10 cm và trọng lượng 1 kg.

Vào lúc 9h06 (giờ Hà Nội) ngày 21/7, tàu vận tải HTV-3 đã được phóng lên quỹ đạo từ Trung tâm Tanegashima trên tên lửa đẩy HII-B. Trên tàu HTV-3 có đi kèm 5 vệ tinh nhỏ, trong đó có vệ tinh F-1. Cờ tổ quốc và 7.529 lời nhắn đã được F-1 mang lên vũ trụ.

Toàn bộ quá trình phóng vệ tinh được JAXA và NASA truyền hình trực tiếp. Hơn 1.100 CBNV FPT đã xem tường thuật trực tiếp buổi phóng vệ tinh F-1 lên quỹ đạo tại Hà Nội và TP HCM.

F-1 là vệ tinh tư nhân đầu tiên của Việt Nam được phóng thành công vào vũ trụ, là một minh chứng cụ thể rằng, người Việt Nam hoàn toàn có thể chế tạo được vệ tinh nhỏ và làm việc được trong lĩnh vực vũ trụ.

Triệu Mẫn

Ý kiến

()