Chúng ta

Xu hướng 'du học' tại ĐH FPT

Thứ sáu, 27/6/2014 | 18:30 GMT+7

Giữa lúc các sĩ tử lớp 12 đang gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi đại học thì một bộ phận không nhỏ đang rộn ràng chuẩn bị hồ sơ “du học” ngay tại Việt Nam.
> 47 sinh viên FPT Greenwich dự bế giảng

Bùi Anh Thắng, học sinh trường THPT Thăng Long, có nguyện vọng du học ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tại Anh. Tuy nhiên, khi biết được số tiền học phí phải đóng cộng với chi phí sinh hoạt có thể lên đến tiền tỷ, cậu thực sự nhụt chí.

a

Sinh viên Khoa Quốc tế trong giờ ngoại khóa.

“Em rất thích được đi du học để có thể rèn luyện tiếng Anh cùng bạn bè khắp nơi trên thế giới. Ngoài ra, em cũng mong muốn được học tập trong môi trường quốc tế với nền giáo dục hiện đại. Nhưng với bài toán chi phí thì em chưa biết phải xoay như thế nào”, Thắng bày tỏ.

Không chỉ những bạn trẻ có ‎ý định đi du học nước ngoài đắn đo, suy nghĩ về lựa chọn của mình mà còn rất nhiều bạn hiện du học tại các trường đại học trên thế giới đang suy nghĩ lại về lựa chọn của bản thân.

“Lúc mới sang, mình nghĩ với khả năng của bản thân sẽ nhanh chóng hòa nhập và đạt kết quả cao trong học tập. Thế nhưng, mọi việc không đơn giản như suy nghĩ của mình. Thật khó để thích nghi với văn hóa và con người nơi đây. Chi phí sinh hoạt thì vô cùng đắt đỏ. Mình muốn từ bỏ tất cả để về nước”, Nguyễn Ngọc Anh, hiện du học tại Mỹ, chia sẻ.

Mặc dù du học là ước mơ được rất nhiều bạn trẻ ấp ủ, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Những vấn đề sinh viên khi đi du học thường phải đối mặt là các thủ tục giấy tờ, chi phí học tập, sinh hoạt, những khó khăn trong việc hội nhập vào môi trường văn hóa mới.

Với nhiều l‎ý do và trở ngại khi du học tại nước ngoài, nhiều phụ huynh và học sinh quyết định chuyển hướng chọn lựa các trường đại học đạt chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam. ĐH FPT trở thành một trong những trường được các bạn trẻ yêu thích và đam mê chuyên ngành CNTT lựa chọn.

a

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân do trường ĐH Greenwich (Anh quốc) cấp. Tấm bằng có giá trị trên toàn cầu, mở ra cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên.

Bác Nguyễn Văn Tuấn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, có con trai vừa tốt nghiệp THPT. Qua tìm hiểu về chương trình học, học phí, môi trường... bác quyết định đầu tư cho cậu con trai theo học chuyên ngành CNTT tại Khoa Quốc tế - ĐH FPT. “Tôi thấy học phí ở đây khá hợp l‎ý, chỉ bằng 1/10 so với việc đầu tư cho con trai sang Anh du học. Môi trường và bằng cấp quốc tế không khác gì so với việc du học ở nước ngoài nên tôi rất yên tâm”, bác cho hay.

Khoa Quốc tế là điểm đến cho học sinh tốt nghiệp THPT, mong muốn được học tập, theo đuổi ngành CNTT trong môi trường giáo dục quốc tế, hiện đại và chuyên nghiệp.

“Xây dựng môi trường học tập quốc tế ngay tại Việt Nam là một trong những nỗ lực của Khoa Quốc tế nhằm trang bị cho sinh viên tư duy toàn cầu hóa và khả năng thích nghi, làm việc trong môi trường đa văn hóa, tiến tới góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam”, ông Vũ Hải Long, Phó trưởng Khoa Quốc tế, cho biết.
 
Với bằng cấp được ĐH Greenwich (Anh) cấp, có giá trị toàn cầu, được học tập trong môi trường với giảng viên và sinh viên quốc tế cùng với các kỹ năng được đào tạo, sinh viên tốt nghiệp Khoa Quốc tế có lợi thế so sánh hơn.

Trương Ngọc Đại, cựu sinh viên Khoa Quốc tế, đánh giá: “Tại khoa, em được rèn luyện vốn ngoại ngữ với chính thầy cô và bạn bè đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, mình còn được trau dồi vốn kiến thức về văn hóa của rất nhiều đất nước. Điều đó thực sự giúp ích cho mình trong công việc hiện tại”.

Sau khi tốt nghiệp, Ngọc Đại đã có thời gian làm việc tại nước ngoài sau đó mới quyết định trở về Việt Nam. Hiện tại, cậu đảm nhiệm vị trí nhân viên giải pháp tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển Thiết bị lõi Viễn thông (trực thuộc tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel).

Hiện tại, Khoa Quốc tế thu hút hơn 20 sinh viên đến từ các quốc gia Ngieria, Ghana, Anh… theo học. Dự kiến, năm 2014, Khoa Quốc tế sẽ tuyển sinh gần 1.000 sinh viên, trong đó có hơn 100 sinh viên quốc tế. Xem thêm thông tin tại đây.

Đặng Hậu

Ý kiến

()