Chúng ta

'Việt Nam có nhiều giá trị tiềm ẩn'

Thứ tư, 8/5/2013 | 17:52 GMT+7

“Không phụ thuộc vào chiến lược nào, tương lai của Việt Nam nằm chính trong kết quả học tập, niềm tin, trái tim và sự dấn thân của mỗi người”, doanh nhân Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật Bản, đã nhấn mạnh tại buổi giao lưu đề án “Giấc mơ Việt Nam”.
> 'Giấc mơ của FPT là mỗi năm cộng thêm 5% GDP Việt Nam'

Buổi giao lưu được tổ chức vào đầu tháng 5 tại tòa nhà Detech, Đại học FPT.

Nội dung chính của buổi giao lưu là ra mắt 3 tác phẩm Lịch sử, Triết học và Âm nhạc, gồm: “Chuyện ít biết về ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” của KTS Nguyễn Hữu Thái, “Triết lý Khinh - Trọng” của GS.TS. Tô Duy Hợp, “Âm nhạc Trịnh Công Sơn và Ca khúc da vàng” của Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa với sự tham gia của các ca sĩ khách mời và nghệ sĩ piano Trang Trịnh.

Nguyên Chủ tịch tổng hội sinh viên Sài Gòn những năm 1963-1964, KTS Nguyễn Hữu Thái đã mang lại cho Hội trường 202 nhiều câu chuyện, lý giải lịch sử về sự kiện ngày 30/4/1975.

Nguyên Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn những năm 1963-1964, KTS Nguyễn Hữu Thái đã mang lại cho sinh viên nhiều câu chuyện, lý giải lịch sử về sự kiện ngày 30/4/1975.

Cuốn sách “Chuyện ít biết về ngày Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975” có nguồn tư liệu dồi dào. Cuốn sách của KTS Nguyễn Hữu Thái có một giá trị đặc biệt và đã phần nào giúp độc giả có câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chính quyền Sài Gòn lại sụp đổ nhanh chóng như vậy? Tại sao chấm dứt một cuộc chiến tranh lớn mà trông giống như ngày đoàn tụ gia đình?... Tác giả Nguyễn Hữu Thái cho biết, ông mong muốn cuốn sách của mình sẽ mang đến những kiến thức lịch sử thực tế, giá trị cho người đọc và đặc biệt là cho lớp trẻ ngày nay - những người nhiều khi còn bị hoang mang trước nhiều luồng thông tin và có lúc chưa biết xây dựng niềm tin cho chính bản thân mình.

Xuất hiện ngay sau phần chia sẻ của tác giả Nguyễn Hữu Thái, GS.TS. Tô Duy Hợp tạo không khí cởi mở trong khán phòng với câu đùa hóm hỉnh về cuốn sách của mình. Ông cũng mong muốn những kiến thức và những điều mà “Triết lý Khinh - Trọng” đề cập đến sẽ mang lại cho độc giả, cho các thế hệ trẻ Việt Nam một cái nhìn đầy đủ và tròn trịa hơn.

Đặc biệt, tại buổi giao lưu, tất cả đã lắng nghe và đối thoại với người tham dự về những ước mơ, những dự án mang tính định hướng thanh niên, sinh viên và doanh nhân trẻ Việt Nam.

Tâm sự với các vị khách mời và bạn trẻ có mặt trong buổi gặp gỡ, Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa đã nói về công việc, cuộc sống của anh khi giữ những vị trí hàng đầu tại những tập đoàn lớn của Canada, Pháp, Hồng Kong…. Anh cho biết, đã từ bỏ tất cả, quyết tâm quay lại Việt Nam, đầu quân vào FPT với mong muốn thực hiện giấc mơ Việt Nam của mình.

Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa hào hứng chia sẻ về Giấc mơ Việt Nam.

Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa hào hứng chia sẻ về "Giấc mơ Việt Nam".

Với chia sẻ: “Tôi có thói quen bắt đầu một ngày với một ông Phó Chủ tịch Tập đoàn làm việc từ lúc 7h và kết thúc với một ông Chủ tịch Tập đoàn chỉ thích rời phòng khi đã 22h”, anh Thái Hòa cũng đồng thời nhắn nhủ tới các thế hệ thanh niên nên làm việc, cống hiến hết sức mình.

“Bức tranh về thảm kịch 10 triệu” cũng được Giám đốc Chiến lược FPT phân tích rất thật. "Nếu được trả 10 triệu đồng/tháng, đừng đóng khung bản thân mình trong đó. Hãy tự chứng tỏ giá trị của mình hơn thế và chắc chắn mọi điều sẽ khác rất nhiều", anh Hòa khuyên nhủ các bạn trẻ.

"Giấc mơ Việt Nam" là đề án phát triển Việt Nam do doanh nhân Nguyễn Trí Dũng - Việt kiều Nhật Bản - khởi xướng. Theo ông Dũng, đây là cuộc vận động mỗi người Việt Nam đóng góp từ những việc làm nhỏ bé nhất nhưng có ý nghĩa để xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển bền vững, đàng hoàng dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc và khoa học công nghệ.

Khẳng định “Xây dựng giấc mơ Việt Nam là trách nhiệm của tất cả mọi người” ngay khi mở đầu phần trò chuyện, doanh nhân Nguyễn Trí Dũng cũng đồng thời nhấn mạnh: "Tôi xây dựng Giấc mơ Việt Nam vì tin rằng chúng ta sẽ làm được, làm tốt, chỉ còn thiếu sự quyết tâm xây dựng tư duy giấc mơ Việt Nam”.

Gần 40 năm hoạt động tại Nhật Bản, hiểu sâu sắc về văn hóa Nhật, ông Dũng cũng mong muốn, giới trẻ Việt Nam học tập cách làm việc và tinh thần yêu dân tộc của con người Nhật Bản. Ông nói: “Việt Nam có nhiều giá trị tiềm ẩn, các bạn trẻ muốn làm giàu, nếu biết cách nghiên cứu lại giá trị văn hóa thì sẽ làm rất giàu, đó là điều chắc chắn. Nhiều năm làm việc với người Nhật, tôi cam đoan rằng không có gì người Nhật làm được mà người Việt Nam chúng ta không làm được”.

Với giọng hào sảng, cuốn hút, ông Nguyễn Trí Dũng cũng rất tâm đắc khi hướng tới các bạn trẻ: “Mỗi người có một giá trị riêng, không có gì hạnh phúc khi được sống bằng chính giá trị của mình”.

Với giọng hào sảng, cuốn hút, ông Nguyễn Trí Dũng (bên trái) cũng rất tâm đắc khi hướng tới các bạn trẻ: “Mỗi người có một giá trị riêng, không có gì hạnh phúc khi được sống bằng chính giá trị của mình”.

Trả lời cho câu hỏi về xu hướng đi du học hiện nay, ông Dũng tâm sự: “Hai con gái của tôi sau bậc THPT sẽ về Việt Nam học đại học, vừa để củng cố tiếng Việt, vừa để giữ được hồn Việt và hiểu về văn hóa Việt Nam. Tôi tin đó là một lựa chọn đúng đắn bởi được lớn lên trong hai nền giáo dục, thông thạo hai ngôn ngữ và am hiểu hai nền văn hóa, chắc chắn các cháu sẽ có được nhiều cơ hội tốt hơn những bạn cùng trang lứa. Biết thêm một giá trị mới thì đó chính là tài sản, là tiền”.

Giảng giải thêm về triết lý kinh doanh, ông Dũng cũng tư vấn: “Ở đời, chỉ có dấn thân mới phát triển được. Doanh nghiệp muốn làm ăn thành công nhưng nếu còn có đường lui thì rất khó có thể tiến xa được”. Chữ tín trong làm ăn, cách giữ nhân tài, nắm bắt thời cơ cũng như một số bài học về cũng được người doanh nhân hơn 60 tuổi chia sẻ rất thật và cởi mở với người tham dự.

Tỏ ra rất tâm đắc với phần chia sẻ của các vị khách trong buổi giao lưu, nhiều bạn trẻ có mặt đều chia sẻ giấc mơ của mình trong "Giấc mơ Việt Nam". Đó là xây dựng một Việt Nam giàu đẹp và "hãy làm tốt nhất trong khả năng có thể của mình".  

Vân Anh

Ý kiến

()