Chúng ta

Những ngôi chùa ở TP HCM nên đến dịp đầu xuân

Thứ bảy, 23/2/2013 | 10:21 GMT+7

Trong tâm thức người Việt, đi lễ chùa là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Tết hay Rằm tháng Giêng.
> 'Nóc nhà của thế giới'

Dưới đây là 5 ngôi chùa nổi tiếng về kiến trúc, niên đại và sự linh ứng tại thành phố năng động ở phương Nam.

Chùa Giác Lâm

Kiến trúc chùa Giác Lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ, với mặt bằng tổng thể theo kiểu chữ Tam, gồm 98 cột chống đỡ, bên trong bài trí 113 pho tượng cổ với nhiều chất liệu khác nhau.

Chùa Giác Lâm thành lập năm 1744, là một trong những ngôi chùa có mặt sớm nhất ở đất Gia Định còn tồn tại đến nay do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, xây dựng.

Với kiến trúc cổ nhất Sài Gòn, chùa Giác Lâm luôn thu hút đông du khách đến tham quan và chiêm bái.
Với kiến trúc cổ nhất TP HCM, chùa Giác Lâm luôn thu hút đông du khách đến tham quan và chiêm bái. Ảnh: S.T.

Chùa là ngôi Tổ đình danh tiếng bậc nhất, chứa đựng nhiều tư liệu quý báu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo như hoành phi, câu đối, bàn thờ, đồ thờ cổ... Riêng bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam bộ.

Điểm đặc sắc trong trang trí là chùa đã sử dụng gần 7.500 chiếc đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ, nóc mái... và được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập là ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.

Địa chỉ: 118 Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, TP HCM.

Chùa Vĩnh Nghiêm

Tháp đá chùa Vĩnh Nghiêm được ghi nhận là tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa lớn và nổi tiếng của Sài Gòn. Con đường phía trước chùa từng là nơi ghi dấu trận chiến cuối cùng của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi vào năm 1964.

Đây là ngôi chùa nằm trên trục Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cửa ngõ của TP HCM. Bên cạch đó, chùa Vĩnh Nghiêm còn sở hữu ngôi bảo tháp
Đây là ngôi chùa nằm trên trục Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cửa ngõ của TP HCM. Bên cạnh đó, chùa Vĩnh Nghiêm còn sở hữu ngôi bảo tháp bằng đá cao và công phu nhất Việt Nam. Ảnh: S.T.

Ngoài ra, chùa còn được ghi nhận là nơi có tháp đá cao nhất và công phu nhất Việt Nam, với 7 tầng, cao 14 m được khánh thành vào năm 2003. Tháp được xây dựng với nghệ thuật trổ đá dày đặc, công phu với hoa văn, họa tiết điêu khắc phủ kín… tất cả đều theo phong cách văn hóa Lý - Trần.

Địa chỉ: 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 7, quận 3, TP HCM.

Chùa Hoằng Pháp

Chùa Hoằng Pháp nổi tiếng là nơi thu hút các tín đồ Phật giáo đến tham quan và tham gia các khóa tu Phật thất, trong đó có khóa tu hè trong vòng 7 ngày.

Đến đây, bạn được học cách tự chăm sóc bản thân, biết yêu thương, chấp nhận những vấp ngã, khó khăn như là những điều tất yếu. Trong 7 ngày, mọi kết nối bên ngoài đều bị cắt đứt, bạn phải tập sống “cách ly” với gia đình, không TV, không điện thoại, không Internet…

Chùa Hoằng Pháp sở hữu một sân lễ rộng. Tại đây, mỗi dịp rằm lớn, hàng nghìn du khách đến chiêm bái.
Chùa Hoằng Pháp sở hữu một sân lễ rộng. Vào ngày Rằm, hàng nghìn du khách đến hành lễ. Ảnh: S.T.

Khóa tu mùa hè còn là môi trường tâm linh lành mạnh giúp bạn cân bằng giữa đời sống vật chất và tinh thần, hóa giải buồn phiền, xây dựng hành trang cần thiết cho tương lai, tìm về về những giá trị sống đích thực. Những bài học Phật pháp không hề khô khan mà trở nên sinh động nhờ sự lồng ghép dí dỏm của các thầy. Những quy tắc sinh hoạt nghiêm khắc như đi ngủ, thức dậy sớm… giúp người học“cai nghiện” máy tính. Đây là khóa tu hoàn toàn miễn phí.

Địa chỉ: Xã Tân Hiệp, Hóc Môn, TP HCM.

Chùa Xá Lợi

Tầng cao nhất của chùa có treo một đại hồng chuông nặng hai tấn với tiếng chuông ngân nổi tiếng, từng được nhiều thế hệ biết đến qua bài vọng cổ “Tiếng chuông chùa Xá Lợi” do soạn giả Viễn Châu sáng tác.

Chùa Xá Lợi không chỉ được biết đến với kiến trúc và cảnh quan tuyệt đẹp mà còn khá nổi tiếng với những dấu chứng lịch sử về cuộc đấu tranh của Phật tử chống lại chế độ độc tài Ngô Đình Diệm kỳ thị và đàn áp tôn giáo.

c
Chùa Xá Lợi không chỉ nổi tiếng với đại hồng chuông nặng hai tấn mà còn nổi tiếng nhờ sự chống trả quyết liệt với chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Ảnh: S.T.

Chùa được xây dựng để thờ xá lợi Phật tổ nên được đặt tên là chùa Xá Lợi. Đây là ngôi chùa đầu tiên của thành phố được xây dựng theo lối kiến trúc mới, trên là bái đường, phía dưới là giảng đường.

Chùa nổi tiếng là nơi có tháp chuông cao nhất Việt Nam gồm 7 tầng, cao 32 m, khánh thành vào năm 1961.

Địa chỉ: 89 Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, TP HCM.

Chùa Một Cột

Ngoài chùa Một Cột rất nổi tiếng ở Hà Nội, TP HCM cũng có một nơi tương tự. Đó chính là “Nam Thiên nhất trụ” gọi nôm na là chùa Một Cột ở miền Nam, do hòa thượng Thích Trí Dũng thành lập vào năm 1958 và hoàn tất vào năm 1977.

N
Ngôi chùa thấp và nhỏ hơn chùa Một Cột ở Hà Nội. Ảnh: S.T.

Nam Thiên Nhất Trụ tuân thủ khuôn mẫu Thăng Long nhất trụ (chùa Một Cột ở Hà Nội) nhưng thấp và nhỏ hơn. Nhìn từ cổng tam quan, chùa được dựng giữa lòng hồ Long Nhãn với hoa sen dập dìu trên sóng nước, vừa tạo nét gần gũi tinh khiết, vừa tạo nên không gian thanh tịnh.

Ngoài ra, đến đây bạn còn được chiêm bái tượng Đức Địa Tạng nặng 61 kg được đúc bằng kim loại quý.

Địa chỉ: 511 Đặng Văn Bi, phường Bình Thọ, quận Thủ Đức, TP HCM.

Chùa Vạn Đức

Tòa chánh điện chùa Vạn Đức cao 43,5 m là toà chánh điện cao nhất hiện nay. Công trình này phải mất hai năm với hơn 60 thợ xây để thực hiện. Ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, thâm nghiêm, công trình còn là một kiểu mẫu cho nghệ thuật tạo hình trong kiến trúc hiện đại.

Chùa Vạn Đức được xây dựng bề thế từ ngoài cổng đến tận trong sân. Đặc biệt, chánh điện của chùa được xem là chánh điện lớn nhất Việt Nam. Ảnh: S.T
Chùa Vạn Đức được xây dựng bề thế từ ngoài cổng đến tận trong sân. Đặc biệt, chánh điện của chùa được xem là chánh điện lớn nhất Việt Nam. Ảnh: S.T.

Địa chỉ: 23/4 Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP HCM.

Dy Khoa (tổng hợp)

Ý kiến

()