Chúng ta

Một ngày của nhân viên hạ tầng FPT Telecom

Thứ ba, 3/6/2014 | 17:14 GMT+7

Làm việc trong những nhà trạm nóng đến 40 độ C, giữa đường xá bụi bặm hay trên những cột điện cao vút... là đặc thù công việc thường ngày của nhân viên kỹ thuật thuộc phòng Bảo trì Hạ tầng FPT Telecom.
> 'Tiết kiệm điện cùng Internet FPT' đến Quảng Ninh

a

Theo chân nhóm nhân viên của phòng Bảo trì Hạ tầng khu vực 1 Hà Nội (gồm anh Nguyễn Lý Bân, Đào Quang Sâm, Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Văn Thái và Nguyễn Nhân Tùng), chúng tôi cảm nhận được phần nào những khó khăn mà các anh phải trải qua khi liên tục làm việc xuyên trưa trong các nhà trạm chật hẹp, dưới trời nắng nóng, thậm chí quên cả ăn cơm.

a

Như thường lệ, công việc hằng ngày của kỹ thuật viên là lên các Đài trạm FPT (POP) để làm công tác bảo trì định kỳ, trong đó có phần quét dọn, vệ sinh thiết bị. Công việc lần này của các anh diễn ra ở POP093, số 11 ngõ 291/55 Lạc Long Quân, Hà Nội.

a

Những người trong nghề hay nói vui với nhau rằng, kỹ thuật hạ tầng thuộc địa chỉ và tên POP như bảng cửu chương, thuộc đường hơn công an phường.

a

Ngoài việc quét dọn, lau chùi các thiết bị, có một phần việc rất quan trọng là kiểm tra thông số ắc quy để đảm bảo tất cả máy móc đều hoạt động bình thường.

a

Mải mê với công việc, những giọt mồ hôi túa ra liên tục trên gương mặt anh Đào Quang Sâm. Thông thường nhiệt độ trong POP chênh lệch khoảng 10 độ so với ngoài trời nên mùa hè áo khô thường thành áo ướt còn mùa đông chỉ cần áo cộc tay là đủ ấm. Ngoài thời tiết nắng nóng, bụi bẩn từ việc quét dọn, lau chùi thiết bị cũng là một thách thức lớn với người làm công tác bảo trì.

a

Sau khi hoàn thành công việc ở POP Lạc Long Quân, các anh tranh thủ nghỉ ngơi trước khi bắt đầu công việc mới.

a

Tiếp đó, cả nhóm cùng xử lý sự cố ngoại vi đứt cáp, kéo, treo và hàn nối cáp quang tại đường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Hai công việc bảo trì và xử lý sự cố khá vất vả nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 60 - 70% của nhân viên kỹ thuật.

a

Anh Đào Quang Sâm đang trực tiếp "tác nghiệp" khắc phục sự cố trên cột điện. Thông thường, khi có sự cố, Call Center, khách hàng hoặc sở ban ngành, đối tác sẽ báo lại. Ngay khi nhận được thông tin, phòng sẽ phân công người đi khắc phục ngay sau 15 phút để đảm bảo thông suốt đường truyền. Tuy công việc khá nguy hiểm nhưng 3 năm nay, nhờ công tác bảo hộ an toàn lao động tốt nên chưa có tai nạn nào xảy ra. Các nhân viên luôn được trang bị đầy đủ đồng phục, thẻ, dây bảo hiểm, bút thử điện, các biển báo để đảm bảo an toàn khi làm việc.

a

Hình ảnh kéo cáp quen thuộc của kỹ thuật viên FPT Telecom. Theo anh Nguyễn Xuân Đức, Phó phòng Bảo trì Hạ tầng, hiện nay, công tác xử lý sự cố đã dễ dàng hơn xưa vì có đủ thông tin và phương án để giải quyết kịp thời, công tác chỉ đạo đã đi vào quy củ. Phạm vi xử lý của Trung tâm Bảo trì Hạ tầng là các dự án của Nhà nước (các công trình giao thông, khu đô thị, làm cầu…) và hạ tầng cáp của FPT (trên cột điện lực, các cống bể ngầm).

a

Anh Nguyễn Lý Bân (áo vàng) cho biết, ngoài công việc hằng ngày như xử lý tất cả các lỗi kết nối, nối các link giữa các POP với nhau, vất vả nhất là khi có những sự vụ quan trọng xảy ra vào nửa đêm cần xử lý gấp. Lúc đó, phòng thường cử một nhóm 3-4 người, tùy tình trạng sự cố để giải quyết kịp thời.

a

Thông thường, lịch làm việc của anh em xử lý sự cố sẽ kéo dài qua trưa, cho đến khi xong việc mới bắt đầu nghỉ ngơi, ăn uống.

a

Khó nhất là việc hàn và nối cáp vì đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác từng chi tiết nhỏ nhất.

a

Sau hơn một giờ xử lý thành công sự cố, các thành viên thu dọn đồ đạc để chuẩn bị một hành trình công việc mới. "Tuy mới làm việc chưa lâu, nhưng tôi đã quen dần và yêu thích công việc này. Mỗi người một nghề, quan trọng là phải có đam mê và tâm huyết với nó thì sẽ vượt qua được mọi khó khăn vất vả", anh Nguyễn Văn Thái (trái), chia sẻ.

Tây Hạ - Triệu Mẫn - Tô Ngà

 

Ý kiến

()