Chúng ta

Thành công nhờ chăm chỉ

Thứ hai, 30/6/2014 | 09:41 GMT+7

Từ xuất phát điểm Zero với tiếng Nhật, trở thành kỹ sư cầu nối và làm việc trực tiếp với khách hàng được xem là khó tính nhất, Ngô Thu Huyền (FSU17) đã phải nỗ lực không mệt mỏi sau 9 tháng tham gia chương trình đào tạo BrSE tại FPT Software.
> Chủ tịch FPT thích thú với trải nghiệm của chiến sĩ toàn cầu / 'Toàn cầu hóa không giới hạn bất cứ ai'

Ngay sau khi tốt nghiệp lớp Kỹ sư cầu nối với chứng chỉ loại "Very Good", cô học viên trẻ nhất của khóa BrSE.K09 bước vào hành trình đầy cơ hội và thử thách với công việc tương đương với một kỹ sư phần mềm tại Nhật Bản. Hiện, Huyền trực tiếp tham gia vào dự án của khách hàng Nhật với tư cách là một thành viên phát triển tại thị trường này.

Theo Theo lời giới thiệu của anh Tiến, sự góp mặt của những cá nhân như Huyền, cũng như các nhân viên FPT Japan, đã tạo ra sự khác biệt cho FPT nói chung và FPT Software nói riêng tại mảnh đất Sakura, đồng thời làm thay đổi doanh thu của thị trường Nhật Bản với FPT.

Theo lời giới thiệu của  Chủ tịch FPT Software Hoàng Nam Tiến, sự góp mặt của những cá nhân như Huyền, cũng như các nhân viên FPT Japan, đã tạo ra sự khác biệt cho FPT nói chung và FPT Software nói riêng tại mảnh đất Sakura, đồng thời làm thay đổi doanh thu của thị trường Nhật Bản với FPT.

Cô gái trẻ sinh năm 1990 luôn cảm thấy mình may mắn khi được làm công việc này, bởi không chỉ giúp cô có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các kỹ sư Nhật ở nhiều trình độ khác nhau để học từ họ, mà bên cạnh đó, cô cũng có thêm những người bạn chân thành, những trải nghiệm thú vị khi được đặt chân đến nhiều địa danh nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào

Ngô Thu Huyền

Sinh năm 1990

Năm vào FPT: 2010

Sở thích cá nhân: du lịch cùng bạn bè và người thân; dành thời gian cho gia đình, bạn bè; bơi lội và yoga, xem những bộ phim thập niên 80-90; nghe và học đánh piano theo những bản nhạc không lời...

Hơn hết, công việc mang đến nhiều thử thách và qua mỗi thử thách, Huyền lại nhận thức được vị trí quan trọng của mình.

Khách hàng Nhật Bản vốn là những người rất khó tính, chỉn chu. Để tạo dựng niềm tin với họ, Huyền phải học cách lắng nghe và tự nhìn lại bản thân. "Mình còn trẻ, những khuyết điểm cũng như thiếu sót còn nhiều, cứ mỗi lần làm sai hay làm chưa tốt, mình luôn cố gắng dành thời gian để nhìn lại bản thân một cách nghiêm túc, tìm ra phương pháp sửa đổi".

Bằng vốn sống và kỹ năng tích lũy trong thời gian onsite, Huyền cho rằng, khi giao tiếp với người Nhật, có lẽ việc lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của khách hàng là điều quan trọng nhất. "Những người bạn Nhật Bản chỉ tin tưởng vào mình khi họ biết chắc chắn rằng những gì họ truyền đạt mình đã thực sự hiểu và làm đúng", cô nói.

Ngoài ra, việc chú trọng mọi tác phong, cử chỉ khi giao tiếp cũng quan trọng. Luôn để ý từ những điều nhỏ nhất trong sự khác biệt giữa hai nền văn hóa và tự điều chỉnh mình chính là "hành trang" để cô phù hợp với cuộc sống nơi đây.

Cuộc sống onsite tại Nhật Bản đã giúp Huyền có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và những người bạn mới chân thành.

Cuộc sống onsite tại Nhật Bản đã giúp Huyền có thêm nhiều trải nghiệm thú vị và những người bạn mới chân thành.

Với Huyền, chương trình BrSE đã mang đến cho cô rất nhiều. Khóa học giúp cô có thêm một ngoại ngữ, và sử dụng thành thạo ngoại ngữ ấy trong công việc. Nhờ vậy, Huyền có thể học cách tận hưởng cuộc sống onsite tại Nhật, cũng như có thêm nhiều mối quan hệ tốt trong cuộc sống và trưởng thành hơn.

Sau 9 tháng miệt mài theo học BrSE, bản thân cô cũng được trau dồi và hoàn thiện nhiều kỹ năng hữu ích, như kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng đàm phán, họp hội nghị từ xa với khách hàng.... "Mình luôn xác định rõ mục tiêu BrSE là con đường ngắn nhất để trở thành một kỹ sư cầu nối tiêu chuẩn Nhật Bản, chương trình đã giúp mình nhận ra những giá trị vốn có của bản thân để từ đó biết cách phát huy những thế mạnh, hoàn thiện mình trong công việc và cuộc sống", cô nói.

Nói về bí quyết để đạt được tấm bằng loại ưu, Huyền nghĩ đến hai từ "chăm chỉ". Sau khi tốt nghiệp Aptech, cô đầu quân cho FPT Software và tham đăng ký vào chương trình BrSE. Xuất phát điểm zero với tiếng Nhật trước khi tham gia khóa học nên chặng đường theo học kỹ sư cầu nối thực sự là một thử thách rất lớn đối với Huyền khi đó.

Cho rằng yếu tố thiết yếu của việc học ngoại ngữ là sự chăm chỉ, cần cù, cộng với bản thân cũng phải đặt ra quyết tâm cao, Huyền lên kế hoạch học tập cụ thể từ những mục tiêu ngắn hạn đến dài hạn, rồi tự mình quản lý quá trình tiến bộ của bản thân thông qua những mục tiêu đó. "Việc học tốt một ngoại ngữ cũng đồng nghĩa với việc hoàn thiện năng lực giao tiếp của bản thân. Vì thế, tự nhìn nhận những điểm yếu và tim cách hoàn thiện nó vô cùng quan trọng", cô gái trẻ tâm sự.

Huyền nhận định, BrSE là một chương trình đào tạo thực sự hiệu quả trong khoảng thời gian không quá dài. Bên cạnh những khó khăn và áp lực trong khóa huấn luyện, khóa học cũng mang đến cho học viên những trải nghiệm thù vị về nền văn hóa Nhật Bản, và hơn hết là cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai, nâng cao giá trị của bản thân.

Là con gái và sống xa nhà, nhưng Huyền lại thuộc tuýp người biết tận hưởng cuộc sống tự lập, ngay cả khi làm việc và sống tại đất nước nhiều áp lực như Nhật Bản. Sau công việc căng thẳng, những dịp nghỉ lễ là Huyền lên kế hoạch thư giãn cho bản thân. Đây cũng là thời gian để cô lấy lại nhiệt huyết và sức khỏe, chuẩn bị cho tuần làm việc hiệu quả tiếp theo.

Cá nhân luôn tâm niệm, trong những năm tuổi trẻ, điều hạnh phúc nhất là làm những gì mình thích nên Huyền hài lòng và thấy hạnh phúc với con đường mình đã chọn tại FPT Software. Nhiều khi tự chiêm nghiệm, Huyền thấy giữa cô và công ty giống như mối quan hệ như cá với nước, như diều với gió.

"Môi trường FPT Software nối chung và FPT nói riêng luôn là mở với tất cả những người trẻ như mình. Cơ hội luôn sẵn sàng dành cho những ai có năng lực thực sự và biết nắm bắt nó. Những gì có được ngày hôm nay là do sự nỗ lực của bản thân, nhưng cũng phải nói nếu mình không được đặt trong môi trường phát triển tốt thì dù bản thân có tốt mấy cũng sẽ rất khó khăn để thành công. Biết ơn công ty vì đã cho mình tham gia những kế hoạch đào tạo, những cơ hội, thách thức", Huyền chia sẻ.

Kế hoạch trước mắt, Huyền chú trọng vào việc nâng cao năng lực kỹ thuật của mình, bên cạnh đó, trau dồi thêm tiếng Nhật để chuẩn bị sẵn sàng cho các thử thách mới trong tương lai.

Tô Ngà

Ảnh: NVCC

Ý kiến

()