Chúng ta

11 ảnh đen trắng khắc họa Hà Nội xưa

Thứ sáu, 10/10/2014 | 18:33 GMT+7

Hà Nội mang trong mình nét quyền uy xứ kinh đô, nét dịu dáng trong từng nếp nhà phố... Tất cả làm nên một Hà Nội - thủ đô vì hòa bình.
> Người FPT lọt Top 10 tuần ba cuộc thi Ảnh VnExpress

Cùng điểm qua vài hình ảnh về Hà Nội ngày xưa.

“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

“Métropole” không phải là khách sạn ra đời sớm nhất nhưng chắc chắn là khách sạn có truyền thống lâu bền và tiêu biểu nhất gắn với Hà Nội. Buổi đầu Tây chiếm đóng, một số quán trọ đã xuất hiện tập trung bên Bờ Hồ và dọc phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền).

Bách thú Hà Nội được khởi công vào năm 1890 - hai năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa. Ban đầu đây là một vườn thí nghiệm, nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất là từ các quốc gia thuộc địa châu Phi để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt. Cùng với cây, một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông đã quy tụ về.

Bách thú Hà Nội được khởi công vào năm 1890 - hai năm sau khi Hà Nội được vua Đồng Khánh trao cho Pháp làm thành phố nhượng địa. Ban đầu đây là một vườn thí nghiệm, nghiên cứu phương thức di thực các loại thảo mộc từ nước ngoài. Trong đó, nhiều nhất là từ các quốc gia thuộc địa châu Phi để bổ sung cho các loại cây trồng đô thị và phát triển trồng trọt. Cùng với cây, một số thú nuôi thích hợp như hươu nai, đặc biệt thu hút người xem là gấu, cọp và voi cùng nhiều loại chim muông đã quy tụ về.

“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân/ Thức gì cũng có xa gần bán mua”. Câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến chợ biểu tượng của Thủ đô. Đây là một trong những ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Địa danh này có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Xưa kia chợ bán rất nhiều loại hàng, nhưng hiện tại chủ yếu bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh.

“Vui nhất là Chợ Đồng Xuân/ Thức gì cũng có xa gần bán mua”. Câu ca dao quen thuộc khi nhắc đến chợ biểu tượng của Thủ đô. Đây là một trong những ngôi chợ lớn nhất Hà Nội. Địa danh này có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Xưa kia chợ bán rất nhiều loại hàng, nhưng hiện tại chủ yếu bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo. Phía sau chợ có các hàng bán chim thú cảnh.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau qua mỗi triều đế vương. Nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Hoàng thành Thăng Long có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau qua mỗi triều đế vương. Nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Lúc này, Hà Nội chưa có đê chạy dọc sông Hồng nên góc nhìn từ con đường mang tên khá lạ “Quai de Commerce” (Kè Thương mại) ra sông khá thoáng. Tên này được người Pháp gọi chung cho con đường ven sông Hồng.

Lúc này, Hà Nội chưa có đê chạy dọc sông Hồng nên góc nhìn từ con đường mang tên khá lạ “Quai de Commerce” (Kè Thương mại) ra sông khá thoáng. Tên này được người Pháp gọi chung cho con đường ven sông Hồng. Phía xa là cầu Long Biên, biểu tượng huyền thoại của Hà Nội, còn tồn tại đến ngày nay.

Phố Hàng Đào. Rue de la Soie – tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội – đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ).

Phố Hàng Đào. Rue de la Soie - tên gọi chính thức bằng tiếng Pháp trong bản đồ hành chính thành phố Hà Nội - đủ để giải thích tên gọi “Hàng Đào”. Đây chính là phố bán các loại vải vóc, tơ lụa mà có lẽ là loại vải màu điều (đào/đỏ). Ngôi nhà ngoài cùng bên phải ảnh chính là nhà số 4 nơi cư trú của gia đình cụ Cử Lương Văn Can. Ngôi nhà 2 tầng có lan can màu trắng cách 2 ngôi nhà tiếp theo là nhà số 10 nơi mở trường Đông Kinh Nghĩa Thục.

Mã Mây xưa kia là hai phố với hai đặc trưng hàng nghề là hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc. Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc hoành hoành và từng trú quân tại đây.

Mã Mây xưa kia là hai phố với hai đặc trưng hàng nghề là hàng Mây ở đoạn gần Hàng Buồm và hàng Mã Vĩ ở đoạn sát Hàng Bạc. Người Pháp gọi tên phố Mã Mây là Phố quân Cờ Đen để ghi nhận nỗi kinh hoàng của cả Tây lẫn ta với đám quan quân đến từ Phương Bắc từng trú quân tại đây.

Nhà thờ Lớn Hà Nội là kiến trúc ít biến chuyển nhất qua thời gian còn tồn tại giữa lòng thủ đô. Nhà thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi. Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay.

Nhà thờ Lớn Hà Nội là kiến trúc ít biến chuyển nhất qua thời gian còn tồn tại giữa lòng thủ đô. Nhà thờ Lớn được khởi công vào năm 1884 và khánh thành kịp vào dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 1887. Kể từ đó cho đến nay, kiến trúc dường như không thay đổi. Xem các tấm hình cách đây đã trên dưới một thế kỷ thì thấy rõ điều ấy. Có chăng là sự thay đổi cảnh quan và con người mà thôi. Nhờ cuộc xổ số năm 1884 thu đuợc 10 vạn đồng, Nhà thờ Thánh Joseph đã được khởi công ngay trong năm đó và được xây dựng như diện mạo ngày nay.

Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh.

Cảnh quan Hồ Gươm nhìn từ bờ phía Đông. Dòng lưu bút ghi bên lề tấm bưu ảnh (ngày 10/11/1902) cho biết tấm hình này phải được chụp trước thời gian nó được in thành bưu ảnh.

Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…

Trường Bảo hộ, nay là trường THPT Chu Văn An. Từ đây đã sản sinh ra những tên tuổi như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Hãn, Tôn Thất Tùng, Tạ Quang Bửu, Võ Nguyên Giáp, Ngô Gia Tự, Phạm Văn Đồng…

Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…

Trường đua ngựa mà nhiều người hay gọi là sân Quần ngựa ở Hà Nội có từ rất sớm. Cuốn “Le Vieux Tokin” (Bắc kỳ xưa) cho biết cuộc đua ngựa đầu tiên ở Hà Nội diễn ra ngày 15/7/1886 trong khuôn khổ những hoạt động mừng Quốc khánh Mẫu quốc năm ấy của đạo quân chiếm đóng và phải 2 năm sau (1888) Tourane (Đà Nẵng) và Nam Định mới có nơi đua ngựa…

Dy Khoa

Ảnh: S.T.

Ý kiến

()