Chúng ta

Ngênh chiến

Thứ sáu, 30/5/2008 | 14:43 GMT+7

Các tập đoàn phân phối nước ngoài đang chờ đợi thời điểm 01/01/2009 để độ bộ vào Việt Nam, còn FPT Distribution đã sẵn sàng nghênh chiến

Tất nhiên, khi các nhà phân phối ngoại vào Việt Nam, mức độ cạnh tranh cũng như sức ép sẽ cao hơn rất nhiều”, anh Trần Quốc Bình, TGĐ FPT Distribution, ưu tư thừa nhận.

Theo anh Nguyễn Minh Đức, GĐ TT FCN (FPT Distribution), các nhà phân phối ngoại với kinh nghiệm và quy trình quản lý đã được chuẩn hoá lâu năm, quy mô lớn hơn rất nhiều so với các công ty của Việt Nam “sẽ tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường”.

Thực tế, điều này đã được các công ty phân phối trong nước tiên liệu kể từ khi Việt Nam ra nhập WTO. Tất cả điều biết cuộc chơi sẽ không tránh được sự cạnh tranh gay gắt của các nhà phân phối ngoại về IT và các sản phẩm công nghệ.

Số liệu của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của Việt Nam năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Việt Nam được dự báo là miền đất hứa cho các tập đoàn phân phối đa quốc gia.

FDC2.jpg
Showroom Nokia vẫn tấp nập

Sự thật, nhiều nhà phân phối ngoại đã không chờ đến tận 01/01/2009 mới vào Việt Nam. Họ đã tìm cách tiếp cận sớm hơn thông qua hình thức nhượng quyền và liên doanh.

GĐ FCN ĐứcNM3 thừa nhận, đến thời điểm này có rất nhiều nhà phân phối nước ngoài trong mảng IT như Ingram Micro, JEL đã vào Việt Nam. “Họ thâm nhập vào thị trường thông qua hình thức bán hàng qua một ‘tổng đại lý’ và đã chuẩn bị sẵn sàng chiến lược kinh doanh khi Việt Nam mở cửa thị trường phân phối”, anh Đức nói.

Ngày 10/12/2007, tập đoàn SanDisk chính thức công bố hai nhà phân phối độc quyền các sản phẩm thiết bị lưu trữ là FPT và Ingram Micro. Theo đó, FPT là nhà phân phối độc quyền sản phẩm thẻ nhớ điện thoại di động, còn Ingram Micro sẽ phân phối các thẻ di động, ổ USB flash và máy nghe nhạc số MP3 hiệu Sansa tại Việt Nam.

Thực tế, cách đơn giản nhất các nhà phân phối ngoại sẽ sử dụng để cạnh tranh với FPT Distribution là giá cả.

“Với quy mô là nhà phân phối khu vực hoặc châu lục, các tập đoàn phân phối đa quốc gia mua lượng hàng rất lớn từ nhà cung cấp, có thể nhiều gấp hàng trăm lần các nhà phân phối Việt Nam. Với lợi thế này, họ có thể chấp nhận mức lợi nhuận rất thấp, chỉ từ 1,5-2%, để cạnh tranh”, anh Đức cho biết.

Cùng nhân định này, anh Nguyễn Quang Vinh, GĐ TT Phân phốisản phẩm phần mềmvà thiết bị mạng (F1), phân tích: “Các nhà phân phối nội thường có chi phí lớn vì hệ thống phân phối chưa được chuẩn hoá. Họ cũng thường chỉ có một nguồn hàng duy nhất nhập khẩu vào Việt Nam nên đặt giá cao hơn các nhà phân phối ngoại”.

“Một thế mạnh khác của các nhà phân phối ngoại là họ biết trước được biến động của thị trường khu vực nhanh và rõ ràng hơn các nhà phân phối nội”.

Đánh giá cục diện thị trường phân phối trong thời gian tới, TGĐ FPT Distribution BìnhTQ cho rằng điểm mạnh của các nhà phân phối ngoại đang vào Việt Nam là “sự tự tin, chủ động và có những kế hoạch dài hơi”, tuy nhiên, sự quan tâm của họ trong thời gian đầu sẽ là các ngành hàng thực phẩm, tiêu dùng. Theo các kết quả nghiên cứu thị trường gần đây, hai nhóm hàng này đang chiếm “hơn 80% doanh số thị trường bán lẻ Việt Nam”.

“Các ngành hàng công nghệ với các sản phẩm như điện tử, điện lạnh, thiết bị viễn thông và IT với những hạn chế như mô hình tổ chức kinh doanh phức tạp và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với mặt hàng khác sẽ chưa được các công ty phân phối lớn quan tâm nhiều”, vị TGĐ FPT Distribution nhận xét.

Với chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, các nhà phân phối ngoại sẽ có những lợi thế cạnh tranh so với các nhà phân phối trong nước. Và chắc chắn, việc các nhà phân phối nội bị thu hẹp thị phần hay bị “bóp chết” như lo ngại của nhiều người là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cục diện thị trường trong thời gian đầu chưa hẳn đã nghiêng về các nhà phối ngoại.

Theo anh VinhNQ, các nhà phân phối nội vẫn có những ưu thế nhất định như một số nhà phân phối nhỏ, vốn ít sẽ trở thành đại lý cấp 1 và được nhận một số quyền lợi ưu tiên hỗ trợ đặc biệt từ hãng; một số có thể chuyển đổi mô hình thành đại lý bán lẻ cho người tiêu dùng; những nhà phân phối lớn, có hệ thống tiêu thụ rộng, có tiềm lực tài chính tốt vẫn sẽ phát triển về doanh số nhưng lãi “có thể giảm đi đáng kể”.

Liên tục trong 5 năm qua, FPT Distribution đã tăng trưởng cao ở cả hai mảng ĐTDĐ và IT với những thế mạnh của riêng mình như: xây dựng hệ thống đại lý lâu năm và am hiểu thị trường Việt Nam. Trong bối cảnh lạm phát “sờ gáy” thị trường IT và công nghệ, các trung tâm kinh doanh của FPT Distribution như đều có những tín hiệu khả quan.

FCN hoàn thành 110% KHDS tháng 04/2008, đặc biệt, kế hoạch lợi nhuận tháng 4 của trung tâm đã vượt 15% so với kế hoạch. FHP còn xuất sắc cán đích KHDS 6 tháng đầu năm 2008 sớm trước 45 ngày so với kế hoạch, bất chấp nền kinh tế Việt Nam và thế giới suy yếu.

“Việc có bị lép vế với các nhà phân phối ngoại thị hay không còn phải xem chúng ta chuẩn bị cạnh tranh với họ như thế nào”, giám đốc FCN nhìn nhận.

Không cần phải chờ đợi các nhà phân phối nước ngoài vào, ngay từ thời điểm giữa năm 2007, FPT Distributionđã gặp sự cạnh tranh rất khốc liệt từ các nhà phân phối trong nước như Digiworld và CMC.

Nhìn ở góc độ tích cực, sự cạnh tranh này là sự tập dượt tốt cho các trung tâm của FPT Distribution cũng như chính các nhà phân phối trong nước khác trước khi thực sự cạnh tranh với các đối thủ “khổng lồ” đến từ nước ngoài.

“Thách thức lớn nhất đối với các TT kinh doanh của FPT Distribution trong thời gian tới là làm thế nào để tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng tốt so với thị trường”, anh BìnhTQ cho biết.

Để giữ vững ngôi vị của mình trong ngành phân phối, bản thân các trung tâm kinh doanh của FPT Distribution đều tự đề ra những chiến lược “phù hợp với cục diện mới”.

FCN đã đề ra việc củng cố hệ thống đại lý vững chắc, tăng cường hiệu quả làm việc bằng cách giảm chi phí, tăng tỉ lệ doanh số và lợi nhuận/người. Mặt khác, FCN đang tập hợp thông tin nghiên cứu về chính sách tín dụng của các nhà phân phối khác để có đề nghị hỗ trợ từ công ty.

F1 là một trong các trung tâm IT hiệu quả nhất của FPT Distribution với việc phân phối sản phẩm phần mềm có bản quyền và sản phẩm thiết bị mạng, những sản phẩm chỉ được bán phần lớn thông qua các dự án tin học.

Theo anh Vinh, để đảm bảo tăng trưởng doanh số, F1 sẽ tiếp tục đánh sâu hơn vào thị trường SMB (là cái gì???) và Consumer, quan tâm đến những hoạt động phối hợp với các hãng về phát triển thị trường như các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cho các kênh đại lý và khách hàng, tạo ra những giá trị gia tăng, điều mà trong một thời gian ngắn, các nhà phân phối ngoại không thể đem ngay vào Việt Nam được.

“Dịch vụ bảo hành của FPT cũng cần phải được nghiên cứu thay đổi để nó thực sự là một lợi thế của FPT Distribution trên thị trường phân phối sản phẩm ICT ở Việt Nam”, vị GĐ TT FCN đề xuất.

“Với những sản phẩm FPT Distribution đang kinh doanh, hiện chưa đủ cơ sở để đánh giá sự xuất hiện của các nhà phân phối nước ngoài sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến các nhà phân phối nội đến mức ‘bị lép vế’ hay chỉ là ‘thu hẹp thị phần’. Trong thời gian từ nay đến năm 2010, FPT Distribution vẫn có khả năng cạnh tranh tốt”, TGĐ FPT Distribution dự báo.

“Mục tiêu cuối cùng của FPT Distribution không phải cạnh tranh trực diện với các đối thủ mà làm tốt nhất để hài lòng các đối tác và bạn hàng. Những toan tính xa hơn đương nhiên sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong 2-3 năm tới củaFPT Distribution”, anh Bình tuyên bố.

Theo kế hoạch đề ra, năm 2008, FPT Distribution sẽ đạt doanh thu trên 700 triệu USD.

Cởi trói phân phối nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư thực hiện “quyền phân phối” theo hình thức liên doanh giữa nước ngoài và trong nước, với vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49% vốn điều lệ; kể từ ngày 01/01/2008, không hạn chế tỷ lệ góp vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài kể từ ngày 01/01/2009.

Nguồn: Vietnamnet, ngày 29/05/2007

Các trung tâm kinh doanh của FPT Distribution:

Trung tâm Phân phối và hỗ trợ dự án (FPS)

Trung tâm Phân phối sản phẩm HP (FHP)

Trung tâm Kinh doanh máy tính và Thiết bị mạng (FCN )

Trung tâm Kinh doanh Sản phẩm Nokia (F9)

Trung tâm Máy tính thương hiệu Việt Nam FPT ELead (FPC)

Trung tâm Phân phối sản phẩm và dịch vụ CDMA (F8)

Trung tâmTrưng bày vàKinh doanh sản phẩm CNTT (FDH)

Trung tâm Phân phốisản phẩm phần mềmvà thiết bị mạng (F1)

Trung tâm Phát triển kinh doanh (F13)

Ý kiến

()