Chúng ta

FPT Polytechnic cùng giải bài toán nhân lực ngành 'công nghiệp không khói'

Thứ tư, 24/6/2015 | 10:22 GMT+7

Du lịch - nhà hàng - khách sạn luôn được coi là “ngành công nghiệp không khói” mang lại giá trị rất lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam vẫn đang trong "cơn khát". Đây là thực trạng kéo dài trong nhiều năm qua mà ngành vẫn loay hoay tìm lời giải. 

Dự kiến năm 2020, Việt Nam sẽ đón từ 10 đến 10,5 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 48 triệu du khách nội địa với tổng số 580.000 buồng phòng, tạo ra 3 triệu việc làm cho người lao động. Tại Việt Nam, ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở các thành phố lớn. Mặc dù  nhu cầu nhân lực tăng mạnh nhưng có tới 90% người có bằng chuyên ngành vẫn đang chờ việc.

Theo Tổng cục Du lịch (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao động, trong khi đó, lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chiếm khoảng 15.000 người/năm. Chỉ 12% sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, nhưng khi vào thực tế làm việc vẫn phải trải qua một quá trình cam go đào tạo lại tại doanh nghiệp.

Không chỉ mảng lữ hành mà lĩnh vực khách sạn cũng đang “khát” nhân lực, nhất là những người có kỹ năng. Hiện cả nước có hơn 14.200 cơ sở lưu trú với 320.000 buồng phòng cho du khách, riêng số buồng khách sạn từ 3 - 5 sao đạt hơn 34%. 

Tại Việt Nam, ngành Du lịch – nhà hàng - khách sạn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở các thành phố lớn. Mặc dù nhu cầu nhân lực tăng mạnh nhưng có tới 90% người có bằng chuyên ngành vẫn đang chờ việc.

Tại Việt Nam, ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất ở các thành phố lớn. Mặc dù nhu cầu nhân lực tăng mạnh nhưng có tới 90% người có bằng chuyên ngành vẫn đang chờ việc.

Phương án giải quyết vấn đề từ gốc vẫn là đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp, tương xứng với nhu cầu từ thị trường. Tuy nhiên, điều gì dẫn đến tình trạng “thiếu” và yếu này? Nhiều luồng ý kiến cho rằng, đây là hệ quả tất yếu của việc đào tạo thiếu thực tế, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đặc biệt, với ngành học du lịch - nhà hàng - khách sạn luôn đòi hỏi những kiến thức về ngoại ngữ, sự tự tin, kỹ năng thực tế, khả năng linh hoạt trong xử lý tình huống… Điều này dẫn đến tình trạng, một bộ phận không nhỏ lao động của ngành chấp nhận những công việc ít thử thách và đơn giản như bán vé, xếp tour, hay làm việc trái ngành… mà không đủ khả năng theo nghề, trụ được với nghề.

Với một số công ty lữ hành thì giải pháp tạm thời vẫn là tăng thời gian tập sự cho nhân viên, tuyển nhân sự trái ngành để tiếp tục đào tạo hoặc sử dụng các giải pháp mang tính “đối phó” như sử dụng hướng dẫn viên quốc tế đi kèm phiên dịch để thuyết minh lời dẫn nhằm bảo đảm không vi phạm pháp luật...

Chị Nguyễn Thảo - quản lý nhân sự một công ty chuyên về du lịch, nhận xét, ngành Du lịch thu hút giới trẻ vì nhiều lý do: Môi trường làm việc mới mẻ, được đi nhiều, trải nghiệm nhiều, thu nhập cũng hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành nghề này yêu cầu sức khỏe tốt, sự linh hoạt, nhạy bén và khả năng thực tế chứ không phải lý thuyết suông.

“Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học, nhưng khi vào công ty vẫn rất lúng túng, ngô nghê với các tình huống trong công việc. Cũng có ít người đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng ngoại ngữ - điều mà bất cứ công ty du lịch nào cũng cần đến. Công ty tôi thường có xu hướng tuyển dụng các bạn học trường du lịch nghề ra nhiều hơn, bởi các bạn được thực hành nhiều, có kinh nghiệm thực tế tốt hơn”, chị Thảo chia sẻ.

Điều đáng mừng là hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo đã chú trọng hơn trong việc thiết kế ngành học sao cho người học được hưởng lợi nhiều nhất như: Cơ hội tiếp nhận kiến thức cơ bản và những kiến thức mới nhất được cập nhật từ các nguồn học liệu nước ngoài; cơ hội thực tập tại doanh nghiệp; cơ hội được đi làm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường…

Tại Cao đẳng Thực hành FPT (FPT Polytechnic), chương trình đào tạo của khối ngành Du lịch – lữ hành - nhà hàng - khách sạn có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên được vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp. Sinh viên của trường được đào tạo nhiều kỹ năng về Tin học ứng dụng, tiếng Anh. Đặc biệt, sinh viên có thể thực tập và liên thông quốc tế ở nhiều nước Singapore, Thái Lan, Tây Ban Nha… để lĩnh hội kiến thức và mở rộng cơ hội việc làm.

Chương trình đào tạo khối ngành Du lịch – nhà hàng – khách sạn của FPT Polytechnic có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp.

Chương trình đào tạo khối ngành du lịch – nhà hàng – khách sạn của FPT Polytechnic có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tế nghề nghiệp.

“Chương trình đào tạo mà FPT Polytechnic xây dựng có sự khác biệt trong việc sắp xếp các môn học ở từng học kỳ, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Chương trình chú trọng đào tạo người giỏi nghề, phù hợp với các bạn trẻ có nguyện vọng nghiêm tục theo học nghề thực thụ” , ông Nguyễn Minh Quyền, Trợ lý TGĐ BenThanh Tourist nhận định.

Hiện, FPT Polytechnic đang triển khai tuyển sinh khối ngành Du lịch - lữ hành - nhà hàng - khách sạn từ tháng 6/2015 tại các cơ sở Đà Nẵng, Tây Nguyên, TP HCM. Trường áp dụng hình thức xét tuyển đơn giản, phù hợp năng lực của đa số học sinh.

Thí sinh đăng ký xét tuyển khối ngành này chỉ cần tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Ngoài ra, trường cũng mở rộng cơ hội học tập tới sinh viên đã hoàn thành chương trình trung cấp và hệ chính quy các trường cao đẳng, đại học. Riêng sinh viên xét tuyển hệ trung cấp chỉ cần hoàn thành chương trình lớp 12. Để xem thông tin chi tiết và nhận tư vấn tuyển sinh, vui lòng xem thêm tại đây.

>> Cao đẳng FPT tuyển sinh ngành 'công nghiệp không khói'
>> Sinh viên Cao đẳng FPT liên thông lên đại học ngay sau tốt nghiệp

Thiên Bình

Ý kiến

()