Chúng ta

Các hãng viễn thông chờ ‘đổ bộ’ Myanmar

Thứ tư, 27/2/2013 | 09:22 GMT+7

Chính phủ Myanmar gần đi đến quyết định trong việc lựa chọn công ty tư tư vấn quốc tế để giám sát cuộc đấu thầu giấy phép viễn thông sắp tới. Đã có 5 trong số 64 ứng viên lọt vào danh sách.
> FPT thành lập Văn phòng đại diện tại Myanmar

Công ty dịch vụ mạng GTL Limited của Ấn Độ, Huawei của Trung Quốc, Công ty truyền thông Symphony của Thái Lan đang rượt đuổi sát nút các chuyên gia tư vấn đến từ Nhật Bản, Australia, Đức và Mỹ.

Những bàn dịch vụ điện thoại là hình ảnh thường thấy tại các đường phố ở Myanmar.

Những bàn dịch vụ điện thoại là hình ảnh thường thấy tại các đường phố ở Myanmar. Ảnh: Internet.

“Tại đất nước này thật sự có rất nhiều cơ hội tốt để kinh doanh và đầu tư”, Sanjay Hirpara, Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh của GTL Limited, cho biết.

Tuy nhiên, phần thưởng lớn dành cho các công ty nước ngoài chính là 4 giấy phép viễn thông được các chuyên gia tư vấn khuyến nghị chính phủ. Gã khổng lồ Vimpelcom của Nga, người sở hữu 9 mạng di động trên toàn thế giới; Công ty Telenor của Nauy, một trong những cổ đông lớn của Vimpelcom; VNPT- Fujitsu của Việt Nam và Digicel, công ty điện thoại di động lớn nhất tại Caribê là một trong những công ty đang tìm kiếm cơ hội trên thị trường viễn thông còn chưa được khai thác tại Myanmar.

U Tin Win, Giám đốc điều hành Yatanarpon Teleport, trong một cuộc trao đổi gần đây với The Myanmar Times cho biết, hai giấy phép hoạt động có thể sẽ được nhà nước trao cho Công ty bưu chính viễn thông Myanmar (MPT) và công ty của ông. Tuy nhiên, vẫn sẽ có hai giấy phép được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo nhà sáng lập Digicel, Denis O’Brien, ông đã để mắt tới việc liên doanh với MPT và chuẩn bị một khoản đầu tư lên đến 1 tỷ USD vào lĩnh vực phát triển mạng lưới viễn thông tại đây.

d

Ông O’Brien (trái) nhận định: “Myanmar sẽ xây dựng hạ tầng viễn thông mang đẳng cấp quốc tế để người dân dễ dàng tiếp cận với giá cả phải chăng hơn. Ảnh: Internet.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền tại diễn đàn đầu tư toàn cầu được tổ chức tại Nay Pyi Taw, ông O’Brien nhận định: “Myanmar sẽ xây dựng hạ tầng viễn thông mang đẳng cấp quốc tế để người dân dễ dàng tiếp cận với giá cả phải chăng hơn. Dịch vụ viễn thông càng xâm nhập được vào đời sống bao nhiêu sẽ càng thu hút nhiều người sử dụng bấy nhiêu. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản đầu tư và lợi nhuận cũng sẽ tăng lên”.

Digicel đang nắm giữ giấy phép hoạt động tại 31 quốc gia và có hơn 13 triệu thuê bao trên khắp vùng biển Caribê, Trung Nam Mỹ và châu Á -Thái Bình Dương.

Tập đoàn cũng vừa đầu tư vào Myanmar với trang web tuyển dụng thu hút hơn 30.000 lượt xem trong ba tuần qua, Phó Chủ tịch Leslie Buckley cho biết.

“Chúng tôi là một công ty toàn cầu mang tính địa phương”, đây chính là chiến lược hàng đầu của tập đoàn để hòa nhập với nước chủ nhà thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, như tài trợ cho các giải bóng đá.

Tại Myanmar, dịch vụ điện thoại di động hiện rất đắt đỏ với phí thuê bao khoảng 250 USD/tháng.

Tại Myanmar, dịch vụ điện thoại di động hiện rất đắt đỏ với phí thuê bao khoảng 250 USD/tháng.

Với dân số khoảng 60 triệu người và tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động còn thấp, Myanmar quả thực là một triển vọng hấp dẫn cho các công ty viễn thông nước ngoài.

Do Myanmar phát triển ngành công nghiệp viễn thông tương đối muộn nên đất nước này có cơ hội rút kinh nghiệm từ những bài học của các nước khác và tiến thẳng đến công nghệ tiên tiến nhất như 4G.

Tất cả các nước láng giềng khác đều có 2G hoặc 3G, nhưng Myanmar hiện có thể tiến thẳng đến LTE và cung cấp Internet băng thông rộng đến mọi miền đất nước, đem lại cho 60 triệu người dân các tiện ích của dịch vụ hộp thư thoại hay những dịch vụ dữ liệu khác. Đây có thể là một bước tiến nhảy vọt, giúp Myanmar tiến xa thêm 50 năm chỉ với một bước chuyển mình.

Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, đầu tư vào ngành công nghiệp viễn thông tại Myanmar có thể giúp làm giảm chi phí kinh doanh, cải thiện khả năng tiếp cận thông tin, tạo điều kiện cho các giao dịch trở nên thuận lợi hơn với giá thành rẻ hơn. Tất cả những điều trên sẽ giúp cải thiện môi trường kinh doanh của một trong những nền kinh tế đang nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của các tập đoàn lớn trên thế giới.

Na Vy (theo MM Times)

Ý kiến

()