Chúng ta

'Lợi ích vàng' khi học MBA

Thứ sáu, 22/5/2015 | 09:02 GMT+7

Khi thị trường lao động đang “khát” nhân sự có trình độ chuyên môn và quản lý giỏi thì nhu cầu học Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (MBA) cũng tăng cao. Tấm bằng MBA giờ đây không chỉ là “giấy thông hành” cho những vị trí quản lý với mức lương cao mà còn mang lại nhiều “lợi ích vàng” cho cả tương lai sau đó. 

Tấm vé cho vị trí quản lý, thu nhập cao

Theo khảo sát của Công ty Marketing Solutions Services (MSS) trên các cựu học viên Executive MBA tại Việt Nam, có tới 49% học viên được thăng cấp sau khi thay đổi học vị. Cụ thể, 21% lên chức quản lý trung cấp, 14% lên chức quản lý cấp cao, 14% tăng mức chuyên viên.

Ở một số tập đoàn lớn, yêu cầu về học vị đối với các cấp quản lý cũng được nêu rõ. Có những công ty yêu cầu từ cấp giám đốc đơn vị trở lên là phải có bằng MBA. Một số tập đoàn như FPT hay Vinacomin… tuy chưa đòi hỏi tới mức MBA nhưng từ lãnh đạo cấp trung trở lên đều phải trải qua chương trình MiniMBA.

Bảng : tỉ lệ thăng cấp của người lao động tốt nghiệp EMBA-MCI. – Nguồn: MSS

Bảng tỷ lệ thăng cấp của người lao động tốt nghiệp EMBA-MCI. Nguồn: MSS

Bà Trịnh Thu Hồng – Trưởng ban Nhân sự Tập đoàn FPT cho biết, trong quá trình xét tuyển các vị trí quản lý bậc trung, bên cạnh kinh nghiệm thực tiễn thì việc sở hữu bằng MBA được xem như một điểm cộng cho ứng viên. Do đó, đây là một trong những cách thức mà bạn trẻ nên cân nhắc nếu đã xác định lộ trình công danh của mình là nắm giữ vị trí quản lý.

Song song với chức vụ là lương bổng, trên thực tế mức lương khởi điểm cho ứng viên có bằng thạc sỹ cao gấp đôi ứng viên chỉ có bằng đại học. Khuynh hướng này được bắt đầu khoảng từ năm 2010 đến nay.

Và những “lợi ích vàng” cho cả tương lai

Trong cuộc đời mỗi con người, có 5 lựa chọn quan trọng nhất là: Chọn BẠN để chơi, chọn THẦY để học, chọn LẼ để sống, chọn VIỆC để làm và chọn NGƯỜI để lấy. Theo học chương trình MBA, học viên có thể giải quyết được từ 3 cho tới cả 5 lựa chọn trên.

Trước hết, với việc chọn THẦY, điều dễ nhận thấy là chương trình MBA đã mang tới cho học viên những người thầy uyên bác hơn cùng cách phương pháp tư duy khoa học hơn hẳn cấp đại học. Nếu theo học MBA quốc tế thì việc “chọn THẦY” càng được mở rộng hơn rất nhiều.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ kinh nghiệm quản trị với học viên Viện Quản trị Kinh doanh FSB- Đại học FPT.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình chia sẻ kinh nghiệm quản trị với học viên FSB.

Theo học MBA cũng là cơ hội được tham gia một môi trường “đẳng cấp” để “chọn BẠN để chơi” và “chọn NGƯỜI để lấy”. Học viên MBA gồm toàn những người cầu tiến, giàu ý chí và nghị lực. Kết bạn với những người như vậy, chắc chắn các học viên sẽ học được từ nhau rất nhiều. Đó là chưa kể, tình bạn cùng lớp luôn được coi là trong sáng và vô tư. Các bạn cùng lớp, cùng thầy thường dễ chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sẵn sàng hỗ trợ nhau trên hành trình lập thân, lập nghiệp. Từ những tình bạn như vậy, nhiều đôi lứa cũng được hình thành, tạo nên những cặp bạn đời hạnh phúc.

Với 2 lựa chọn còn lại, “chọn LẼ để sống” và “chọn VIỆC để làm”, chương trình MBA cũng có ảnh hưởng không ít. Có những người, đặc biệt là dân kỹ thuật, sau khi học MBA mới khám phá ra năng lực quản lý tiềm ẩn trong mình. Và những quyết định thay đổi đã được đưa ra, đồng nghĩa với những tương lai tươi sáng.

Chọn “bệ phóng” MBA nào?

Điều cần lưu ý đầu tiên khi lựa chọn chương trình MBA là danh tiếng, thứ hạng của trường đào tạo. Với những chương trình MBA liên kết thì uy tín của đối tác triển khai trong nước cũng rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chương trình.

Học viên chương trình DAS của Viện Quản trị Kinh doanh FSB đang học tiếp giai đoạn MBA tại trường ĐH hàng đầu Thụy Sỹ – NorthWestern.

Học viên chương trình DAS của FSB đang học tiếp giai đoạn MBA tại trường ĐH hàng đầu Thụy Sỹ – NorthWestern.

Hiện tại, theo bình chọn của tổ chức quốc tế Eduniveral, có 3 trường đào tạo quản trị Kinh doanh tốt nhất Việt Nam được lọt vào Top 1.000 trường của thế giới là Đại học Kinh tế TP HCM, Viện Quản trị Kinh doanh FPT – Đại học FPT (FSB) và Trung tâm Pháp – Việt CFVG - Đại học Kinh tế Quốc dân.  Những chương trình chất lượng cao của ĐH Kinh tế TP HCM và CFVG đều học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Chỉ FSB là có chương trình MBA chất lượng cao được đào tạo bằng tiếng Việt (lấy bằng MBA trong nước – giá Việt Nam) hoặc chuyển tiếp lên để lấy bằng MBA quốc tế của trường Đại học hàng đầu Thụy Sỹ- Northwestern.

Với gần 20 năm kinh nghiệm đào tạo liên kết với những trường hàng đầu của Mỹ và châu Âu, FSB – Đại học FPT đã được đánh giá là đạt chuẩn 5 sao về chất lượng giảng dạy (Teaching) của tổ chức QS Star. Không chỉ được thừa hưởng kho tri thức quản trị thế giới khổng lồ, FSB còn được tham khảo rất nhiều tình huống quản trị thực tế từ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của FPT. Nhờ đó, chương trình MBA của FSB luôn mang hơi thở thời đại, có tính thực tiễn cao (với 30% giảng viên là CEO) và đội ngũ học viên đẳng cấp. Tính đến hiện tại, FSB đã là “bệ phóng” mạnh mẽ cho hơn 2.000 cựu học viên MBA và hàng chục ngàn doanh nhân để trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp của các tổ chức lớn tại Việt Nam.

Viện Quản trị Kinh doanh FPT - Đại học FPT đạt chuẩn 5 sao về chất lượng giảng dạy theo đánh giá của QS Star và lọt vào Top 3 trường đào tạo Kinh doanh tốt nhất Việt Nam hiện đang tuyển sinh 2 chương trình sau:

1. DAS: Chương trình đào tạo sau Đại học hướng tới tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học hàng đầu Thụy Sỹ – NorthWestern. Chương trình hướng tới đào tạo những nhà lãnh đạo có năng lực cạnh tranh toàn cầu, dành cho những nhà quản trị trung và cao cấp. Thông tin xem tại:http://mba.fsb.edu.vn/dasemba/

2. FeMBA – Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học FPT dành cho những nhà quản lý tiềm năng và các nhà quản trị doanh nghiệp.

Thông tin xem tại: http://mba.fsb.edu.vn/femba

Liên hệ: 093.293.9981 (Hà Nội), 090.498.7491 (TP HCM)

Dân Trí

Ý kiến

()