Chúng ta

Đem tiếng hát Việt ra toàn cầu

Thứ năm, 20/2/2014 | 09:08 GMT+7

Đã lâu rồi, tôi luôn tự hỏi mình: Liệu hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới có gì mới trong thế kỷ này ngoài những nội dung truyền thống về du lịch, thiên nhiên, ẩm thực và lịch sử các cuộc chiến tranh?
> FPT đưa 'Diễm xưa' tới Nhật / Thái Hòa 'phiêu' với nhạc Trịnh trên đất Nhật

Đã lâu rồi, tôi luôn tự hỏi mình: Liệu hình ảnh Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới có gì mới trong thế kỷ này ngoài những nội dung truyền thống về du lịch, thiên nhiên, ẩm thực và lịch sử các cuộc chiến tranh?
> FPT đưa 'Diễm xưa' tới Nhật / Thái Hòa 'phiêu' với nhạc Trịnh trên đất Nhật photo-571179-1413018511.gif

Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, bạn bè quốc tế mới lại có dịp nhắc tới hình ảnh Việt Nam đầy nhân văn và dấu ấn văn hóa Việt trong chiến tranh nhân dân qua những khoảnh khắc về cuộc đời 103 năm của ông. Trong dòng chảy nhanh và hiện đại ngày nay, hình ảnh Việt Nam chúng ta đang bắt đầu nhạt nhòa dần, văn hóa và kinh doanh Việt rất cần một sự chuyển mình để không bị hòa tan vào cuộc cạnh tranh gay gắt trên toàn cầu.

Văn hóa của người Việt Nam không lẽ chỉ có thế? Và chúng ta sẽ giới thiệu mình với nội dung văn hóa như thế nào để có thể tự hào về một đất nước Việt Nam đầy tiềm năng trong tương lai là những câu hỏi khó.

Gần đây, khi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, kinh doanh, giao dịch với Nhật Bản trong các chuỗi kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt - Nhật, tôi mới giật mình vỡ ra nhiều điều. Các mảng ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Nhật Bản đều nằm trong Bộ Kinh tế và họ luôn biết cách trình bày giá trị của mình cũng như cộng thêm các giá trị gia tăng bằng văn hóa một cách xứng đáng nhất.

Các công ty Nhật Bản có truyền thống lâu đời hằng trăm năm với triết lý kinh doanh vô cùng độc đáo. Đằng sau mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có bản sắc văn hóa riêng, một giá trị thương hiệu độc đáo được xây dựng và phát triển trong hàng trăm năm. Để làm được điều đó, luôn có những tìm tòi nghiên cứu, có tư duy phát triển liên tục gắn liền giữa tam giác: Khoa học công nghệ, Văn hóa và Kinh doanh. Chuyến lưu diễn Nhật Bản lần này càng giúp tôi chứng minh suy nghĩ của mình là đúng.

Đầu năm 2014, ca sĩ Hồng Hạnh được đích thân các "VIP" của thành phố Wakayama mời làm ca sĩ chính cùng với nghệ sĩ ba nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Đồng thời tôi cũng được mời đến Wakayama hát hai ca khúc Diễm xưa - Utsukushii MukashiCa dao mẹ trong đêm tiệc New Year Party của thành phố biển này.

Ca sĩ Thái Hòa và Hồng Hạnh mang tiếng hát Việt ra ngoài biên giới Việt Nam. Ảnh: S.T.

Ca sĩ Thái Hòa và Hồng Hạnh mang tiếng hát Việt ra ngoài biên giới Việt Nam. Ảnh: S.T.

Chúng tôi được đón tiếp như thượng khách và ngồi ăn tối với ngài Toshihiro Nikai - nhân vật số 3 của Đảng LDP đang cầm quyền chỉ đứng sau Thủ tướng Abe, TaroAso. Tôi rất ngỡ ngàng nhìn cách người Nhật Bản trân trọng nghệ sĩ và các bạn Nhật vẫn yêu quý Việt Nam bằng tình cảm tràn đầy như thế.

Năm 2013, khi cùng nhau thực hiện album nhạc Trịnh Công Sơn với hai thứ tiếng Nhật - Việt mang tên Diễm xưa - Utsukushii Mukashi qua giọng hát của Hồng Hạnh và Thái Hòa, chúng tôi đã manh nha một kế hoạch chinh phục tình cảm người Nhật bằng văn hóa, mong sẽ làm cầu nối tốt cho kinh doanh và quan hệ hai nước. Album còn mong ước giới thiệu một văn hóa âm nhạc, triết lý Trịnh Công Sơn độc đáo và phong phú cho các bạn Nhật vốn đã yêu Trịnh từ 44 năm nay khi Khánh Ly hát Diễm xưaLời mẹ ru tại Hội chợ Osaka năm 1970.

Nhạc Trịnh tưởng chừng như đã bị quên lãng trong tâm trí người dân xứ sở hoa anh đào. Nhưng không phải thế… Và tôi chợt hiểu ra khi nghe nàng ca sĩ xõa tóc hát tình ca - Hồng Hạnh cất tiếng hát ru Ca dao mẹ bằng hai thứ tiếng Nhật - Việt cùng với tiếng mõ trước 10 nghìn khán giả trong Hội chợ Wakayama ngày 11/2 vừa qua, tim tôi đã như nghẹn lại…

Chỉ cách Osaka ngày xưa có 70 km, nhưng khoảng thời gian giữa các ca khúc Trịnh Công Sơn được trình bày chính thức trong các Hội chợ quốc tế của Nhật Bản là hơn 40 năm. Bài hát mang đậm chất thiền Phật giáo đã làm rung động trái tim công chúng Nhật. Sau các bài hát, hội trường như vỡ tung với nhạc Trịnh và các bản dân ca Nhật Việt. Một số khán giả cao niên đã tìm vào tận hậu trường xin được cầm tay chụp ảnh ca sĩ Hồng Hạnh. Một nửa khán giả đã rưng rưng hỏi thăm Khánh Ly bây giờ ở đâu? Tại sao dòng nhạc Trịnh Công Sơn lâu quá không thấy trình diễn ở Nhật nữa?... Thì ra, chính các khán giả trung niên ấy từng tham dự Hội chợ Osaka và nghe Khánh Ly hát Diễm xưa của Trịnh Công Sơn, của Việt Nam từ hơn 40 năm trước.

Ngày 15/2, Tổng giám đốc FPT Bùi Quang Ngọc đã ngỏ lời mời ca sĩ Hồng Hạnh sang Tokyo hát nhạc Trịnh như một món quà tặng riêng cho kiều bào, khách hàng, đối tác và nhân viên FPT tại Nhật Bản. Ê kíp Hồng Hạnh, Thái Hòa và nhạc sĩ Đức Thịnh đã đem những khúc ca đầy chất thơ, triết lý của Trịnh Công Sơn tới Tokyo, Wakayama để một lần nữa khẳng định âm nhạc Việt Nam có thể ngẩng cao đầu bên ngoài biên giới Việt Nam.

Thái Hòa

Ý kiến

()