Chúng ta

Những triệu phú trẻ tuổi làm giàu từ lập trình

Thứ năm, 13/10/2016 | 11:02 GMT+7

Với đam mê công nghệ cùng tài năng, nhiều lập trình viên tuổi teen đã tạo nên những ứng dụng thiết thực, mang lại doanh thu cả triệu đô.

Nick D’Aloisio

Sinh năm 1995 tại Anh, Nick D’Aloisio là một doanh nhân trong lĩnh vực lập trình máy tính và Internet. Nick nổi danh với Summly - một ứng dụng dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo hợp tác phát triển cùng SRI International.

Vào tháng 3/2011, Nick đã tạo ra một ứng dụng iOS mang tên Trimmit tích hợp công cụ phân tích có khả năng đọc một văn bản rồi tóm lược những nội dung chính yếu vào khoảng 1.000, 500 hoặc 140 ký tự. Phần mềm này đã nhanh chóng được Apple để ý và đánh giá là một trong những ứng dụng mới đáng chú ý trên cửa hàng App Store.

plCwgG4FhvwEixv-jpeg-1287-1475-4391-1140

Nick D’Aloisio.

Tiềm năng rất lớn của Trimmit sau đó đã thu hút quỹ Horizon Ventures của tỷ phú Hong Kong Sir Li Ka-shing rót vốn 300.000 USD. Dựa trên những phản hồi của người dùng, anh đã làm mới ứng dụng và đến tháng 12/2011 tung ra bản nâng cấp có tên gọi Summly. Tiếp đó, qua năm 2012, Nick D’Aloisio đón nhận đến 1,23 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư nổi tiếng như Rupert Murdoch, Ashton Kutcher và Stephen Fry.

Qua tháng 3/2013, Yahoo đã bỏ ra 30 triệu USD mua lại ứng dụng Summly, giúp Nick D’Aloisio trở thành triệu phú khi mới chỉ 17 tuổi. Điều này cũng khiến tờ Wall Street Journal trao cho Nick giải thưởng "Người đổi mới của năm - Innovator of the Year". Đến tháng 10/2015, Nick phụ trách phát triển ứng dụng Yahoo News Digest (vận hành trên nền tảng Summly) và đoạt giải thưởng Apple Design Award tại sự kiện Worldwide Developers Conference - WWDC 2014. Sau đó Nick nghỉ việc và theo học chuyên ngành khoa học máy tính và triết học tại Đại học Oxford.

Brian Wong

Sinh năm 1991, Brian kinh doanh trong lĩnh vực Internet tại Canada. Vào năm 2010, Brian cùng với các đồng nghiệp Courtney Guertin và Amadeus Demarzi thành lập Kiip. Đây là một nền tảng ứng dụng di động giúp các công ty và thương hiệu tặng phần thưởng có giá trị thực cho những người chơi đạt được thành tựu trong các màn chơi game.

Kiip tương thích với hơn 1.000 ứng dụng trò chơi và hoạt động trên 75 triệu thiết bị. Hệ thống này gửi 500 triệu thông báo phần thưởng hằng tháng đến khách hàng. Qua giữa năm 2012, Kiip nhận hơn 15 triệu USD vốn liên doanh từ các công ty như Hummer Winbald, Relay Ventures, Verizon Ventures, True Ventures, Crosslink Capital...

QfmJVcGeHxYbkbk-jpeg-2609-1475-7788-2285

Brian Wong.

Hiện tại, ứng dụng đã ký xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với hơn 40 thương hiệu lớn như 1-800-Flowers, American Apparel, Amazon, Carl Jr., Best Buy, Disney, Pepsi, Victoria 's Secret hay Vitamin Waters. 

Bên cạnh nền tảng trò chơi, Kiip đang mở rộng ứng dụng cho các phòng tập thể dụng như Nexercise, MapMyRun, Gym-Pact, LoloFit... Bên cạnh đó Kiip tiếp tục nhận nhiều khoản tiền đổ tiền từ các công ty đầu tư mạo hiểm. Với những thành công vượt trội, Brian Wong trở thành diễn giả tại các hội nghị về công nghệ nổi tiếng như TEDx (Technology - Entertainment - Design) và South by Southwest Interactive (SXSW).

Robert Nay

Khi mới chỉ là cậu thiếu niên 14 tuổi, Robert Nay đã cho ra mắt ứng dụng chơi game Bubble Ball vào tháng 12/2010. Ngay trong hai tuần đầu tiên phát hành, ứng dụng đã đạt đến 2 triệu lượt tải trên Apple iTunes.

FeDa0ulcMm0MmMz-jpeg-9323-1475-3059-7173

Robert Nay.

Bubble Ball là một dạng trò chơi hỏi đáp có 72 cấp độ từ đơn giản đến cực kỳ khó. Mỗi cấp độ cung cấp cho người chơi tình huống và công cụ để giải quyết, dùng những kiến thức vật lý để chiến thắng thử thách đặt ra. 

Sau 3 năm sau ra mắt, trò chơi được tải về hơn 16 triệu lần. Các phiên bản hiện tại của ứng dụng có sẵn trên cả các cửa hàng Apple và Google Play. Robert vẫn tiếp tục phát triển các trò chơi với công ty riêng của mình mang thương hiệu Nay Games.

Chad Mureta

Khi đang là một nhà môi giới bất động sản ở Carolina (Mỹ), vào mùa thu 2009, Chad Mureta trở về nhà sau khi chơi bóng rổ thì gặp tai nạn và phải nhập viện. Trong khoảng thời gian nằm viện điều trị là lúc Chad mày mò tìm hiểu về ứng dụng di động và đưa ra những ý tưởng mới cho riêng mình.

IYqDCT99OXsBapn-jpeg-4730-1475-2959-7316

Chad Mureta.

Dù không có nền tảng lập trình cũng như kinh nghiệm thực tế, Chad vẫn tự viết một ứng dụng bảo mật vân tay cho điện thoại di động. Sau khi phác thảo toàn bộ ý tưởng, anh chuyển nó cho một số kỹ sư lập trình để thuê họ phát triển nó thành sản phẩm thực tế.

Sau 3 tháng, ứng dụng Fingerprint Security Pro đã hoàn thiện và Chad giới thiệu lên các cửa hàng ứng dụng. Chỉ trong tháng đầu tiên, doanh thu từ ứng dụng đạt đến 12.000 USD. Hai tháng sau, Chad thành lập công ty riêng và trung bình mỗi tháng thu về 30.000 USD, rồi vọt lên đến 120.000 USD. Trong 2 năm tiếp theo, Chad Mureta đã thành lập và bán 3 công ty ứng dụng, thu về khoản tiền triệu đô. 

>> Chủ tịch FPT Software trải lòng về bài học thất bại

Minh Trí

Ý kiến

()