Chúng ta

Hé lộ tiêu chí 'độc' để kết nạp viện sĩ Viện Hàn lâm STCo

Thứ tư, 21/9/2016 | 09:54 GMT+7

Viện Hàn lâm Nghệ thuật STCo ra đời trong bối cảnh các Hội diễn STCo 13/9 lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.

620.jpg

Các viện sĩ đời đầu của Viện Hàn lâm Nghệ thuật STCo: Hoàng Nam Tiến, Nguyễn Khắc Thành, Nguyễn Thành Nam, Nguyễn Duy Hưng, Hoàng Minh Châu (từ sáng sang phải).

Sau thảm họa Hội diễn STCo 2001, ông Nguyễn Thành Nam, người được coi là thủ lĩnh STCo, đã triệu tập một cuộc họp STC gồm giới văn nghệ sĩ và các nhà văn hóa FPT. Cuộc họp đi đến thống nhất sẽ thành lập hai tổ chức văn hóa mới: Công ty tổ chức biểu diễn chuyên nghiệp và Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo. Tuy nhiên, ngay sau đó, việc thành lập công ty tổ chức biểu diễn không được ai nhắc đến nữa. 

Tháng 12/2001, người FPT nhận được thông báo đăng tải trên nội san Chúng ta và các phương tiện thông tin khác như public (FPT Mail), bảng tin. Theo đó, Viện Hàn lâm Nghệ thuật STCo tổ chức bầu viện sĩ Viện Hàn lâm trên toàn quốc. Thông báo cũng nêu rõ tiêu chí bình chọn các viện sĩ là: Có sự ủng hộ đông đảo của quần chúng; có khả năng sáng tác và biểu diễn gây ấn tượng mạnh thông qua các tác phẩm; có cuộc sống nội tâm và tình cảm phong phú; có đặc điểm sinh lý khác thường bao gồm hình thể, giọng nói, thâm niên sáng tác và biểu diễn trên 5 năm.

Trong hai ngày 17 và 18/1/2002, toàn dân FPT tham gia bỏ phiếu bầu 5 viện sĩ Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo tại 8 địa điểm bỏ phiếu trên toàn quốc với 11 ứng cử viên. Trước đó một tháng, các ứng cử viên đã tiến hành cuộc vận động bầu cử tại các địa phương và viết bài tự giới thiệu về mình trên nội san Chúng ta (ai không viết được thì có người viết hộ).

Ngày 19/1/2002, Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo cùng 5 viện sĩ vừa đắc cử đã ra mắt trong Hội nghị tổng kết FPT tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội.

Các Viện sĩ đầu tiên của Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo gồm các anh: Nguyễn Thành Nam (Thủ lĩnh STCo), Hoàng Nam Tiến (Tay chơi STCo), Nguyễn Duy Hưng (Nghệ sĩ Dân tộc STCo), Hoàng Minh Châu (Nhà sáng tác - biểu diễn STCo) và Nguyễn Khắc Thành (Nghệ sĩ Nhân dân STCo).

Ngày 26/1/2002, Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo họp kỳ họp thứ nhất. Cuộc họp đã thống nhất các phương hướng chỉ đạo cho các hoạt động nghệ thuật STCo trong năm 2002. Đó là tiếp tục mở rộng tối đa các sân chơi nghệ thuật, nếu hết sân chơi thì mở rộng khán giả; tăng cường các hoạt động thi thố, giao lưu để phổ biến bản sắc văn hoá truyền thống STCo; củng cố Hội Nhà văn STCo và các loại phụ san của Chúng ta; tuân thủ nguyên tắc chỉ có 10% công việc là phải làm, 90% còn lại là sướng thì làm và uỷ quyền cho Ban chấp hành Đoàn lo 10% công việc phải làm nêu trên.

Cuộc họp cũng đưa ra các quyền lợi cho các Viện sĩ yên tâm hoạt động nghệ thuật. Các quyền lợi đó là: Được bình chọn và trao giải cho các tác phẩm và nghệ sĩ STCo xuất sắc hằng năm; tham dự các hoạt động tinh thần của tất cả bộ phận trong công ty với tư cách khách mời miễn phí; lưu danh muôn thuở tại STCo - Hall of Fame trên sân vườn FPT; được mời tham gia các cuộc thi nghệ thuật của FPT với tư cách là Ban giám khảo và đề xuất các ứng cử viên vào chức danh Viện sĩ Hàn lâm.

Sau 9 tháng đi vào hoạt động, Viện Hàn lâm thấy cần thiết phải tăng số lượng viện sĩ để hoạt động nghệ thuật thêm phong phú, đa dạng. Cuộc bầu cử viện sĩ đợt 2 được tổ chức vào ngày 26/10/2002. Có 2 viện sĩ đã trúng cử từ 5 ứng viên gồm: Lê Đình Lộc (Nhà ghép nhạc, sáng tác - chế tác STCo) và Nguyễn Anh Quốc (Diễn viên xuất sắc STCo).

Sau khi đã có đủ số lượng viện sĩ cần thiết, Viện Hàn lâm tuyên bố không kết nạp thêm bất cứ viện sĩ nào nữa cho đến khi có viện sĩ trong Viện Hàn lâm ra đi (theo nguyên tắc của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô). 

Năm 2005, Viện Hàn lâm nghệ thuật STCo quyết định công nhận danh hiệu Bát tiên cho 8 nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn hóa STCo. Đó là: Thái Thanh Sơn, Phan Phương Đạt, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Bạch Điệp, Nguyễn Đắc Việt Dũng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Hoàng Long và Trần Tuấn Việt. 

Năm 2008, Tổng hội FPT tôn vinh thêm 13 nhân vật hoạt động văn hóa nghệ thuật kỳ dị trong FPT, gọi là Thập tam Quỷ. Danh sách Thập tam Quỷ bao gồm: Phạm Quang Thọ, Trần Chí Hiếu, Đinh Tiến Dũng, Lê Hải Yến, Bùi Anh Tuấn, Trần Sỹ Nam, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Tiến Thạch, Lâm Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Anh, Trịnh Ngọc Biên, Nguyễn Hoàng Cương, Nguyễn Hoàng Anh Tuấn.

Lục Viện, Bát Tiên và Thập tam Quỷ đã góp phần không nhỏ cho hoạt động văn hóa, tinh thần của FPT.

traogiai-620-9025-1474426443.jpg

Xét tính nghệ thuật đậm chất STCo, vở chèo của FPT Trading đã được Viện sĩ STCo trao giải Đặc biệt cùng tiền thưởng 5 triệu đồng. Trước đó, tại Hội diễn 13/9 ở Hà Nội, "Thạch Sanh tân truyện" chỉ giành giải Khuyến khích trong sự tiếc nuối của khán giả, do diễn cuối cùng khi thời gian đã gần nửa đêm. Ảnh: Lưu Vân.

Mới đây nhất, ngày 20/9, Viện Hàn lâm STCo đã tái xuất khi trao tặng giải Đặc biệt cho vở kịch "Thạch Sanh tân truyện". Đây là một giải độc lập so với sự đánh giá của Ban Giám khảo tại Hội diễn 13/9 năm nay do các viện sĩ STCo trao riêng cho nhà hát Thương mại. 

>> Bầu chọn thêm danh hiệu STCo không đơn giản

Trích FPT Lược sử

Ý kiến

()