Chúng ta

Toàn cầu hóa từ cơn thèm bia

Thứ sáu, 19/6/2015 | 11:28 GMT+7

Tôi nhớ rất rõ lần đầu tiên đặt chân sang Đức, đó là một chuyến đi liên tục và có thể là dài nhất của tôi.

Ngày 4/10/2009, khi đang nghỉ phép ở Nha Trang thì anh Lê Hà Đức, Giám đốc FPT Software Europe (FEU), báo với tôi là khách hàng TWBA đã đồng ý dự án thí điểm đầu tiên và nói tôi sang Pháp để trao đổi với khách hàng. Cạnh đó, đó cũng là dịp kỷ niệm một năm thành lập chi nhánh bên Pháp (tháng 6/2008), anh em FEU tổ chức một chuyến sang Đức tham gia lễ hội Oktoberfest. Đây là lễ hội lớn nhất thế giới được tổ chức tại Munchen, các hãng bia ở Munchen sản xuất một loại bia đặc biệt với thành phần mạch nha và hoa bia nhiều hơn nên nồng độ cồn cũng cao hơn cho lễ hội này. Bất cứ tín đồ bia nào trên thế giới cũng muốn một lần góp mặt tại Oktoberfest và tôi cũng thế.

Ngay sáng hôm sau, tôi bay từ Nha Trang vào Sài Gòn để 23h bay sang Paris. Sáng 6/10, tôi có mặt tại Pháp và chúng tôi sang gặp khách hàng làm việc luôn. Buổi chiều, chúng tôi đi thuê một chiếc xe hơi để chuẩn bị sáng sớm hôm sau ba anh em (anh Lê Hà Đức, anh Nguyễn Tiến Dũng và tôi) lái từ Pháp sang Muchen, Đức.

Chúng tôi xuất phát lúc 3h sáng ngày 7/10 và lái xe tới Munchen vào tầm 11h trưa.  Sau khi vất vả kiếm được một chỗ ngồi trong hội chợ, uống hai cốc bia và ăn uống các đặc sản của Oktoberfest, anh Đức bảo chắc phải tìm cách phát triển thị trường Đức để còn có cớ sang uống bia tiếp.

Từ cơn thèm bia, chiến lược phát triển thị trường Đức đã được vạch ra. Sau đó, anh Đức tuyển thêm anh Trần Trung Thành và Bùi Việt Đức để phát triển thêm thị trường. Chúng tôi luôn tìm các cơ hội có thể để có thể phát triển cả thị trường Đức và Pháp.

Trong quá trình tìm kiếm, tôi đã gặt hái thành công khi đem về dự án đầu tiên của thị trường Đức thông qua sự giúp đỡ từ một bác Việt kiều Đức ở TP HCM. Thế là Arvato Mobile ra đời từ đó, sau này đổi tên thành Mondia Media, một khách hàng lớn từ thị trường châu Âu thời điểm đó. Tuy nhiên, sau này, do có sự thay đổi về nhân sự cấp cao nên họ cũng đã thay đổi chiếc lược về gia công phần mềm (outsourcing) nên dự án đã bị dừng lại giữa chừng.

Lần thứ hai tôi quay lại nước Đức (ở Muchen) là theo chào một dự án khá lớn cho một khách hàng Anh nhưng có trụ sở tại Pháp và Đức. Đây là lần đầu tiên tôi được anh Đức giao cho "đánh" một trận khá lớn. Lần đầu tiên trong đời tôi phải chuẩn bị hồ sơ thầu cùng với FPT IS và trình bày năng lực của mình cho toàn “tai to mặt lớn” của công ty chuyên cung cấp giải pháp chuyển tiền toàn cầu (payment worldwide) thông qua các POS.

Mặc dù lọt vào vòng cuối cùng, nhưng thật đáng tiếc dự án đã về tay một công ty Ấn Độ bởi năng lực lúc đó của FPT vẫn chưa đủ để so sánh với đối thủ này. Chuyến đi Đức lần đó đã cho tôi rất nhiều bài học và kinh nghiệm xương máu trong việc chào thầu ở tầm quốc tế.

Giờ đây, sự hiện diện của FPT tại Đức không còn là một ý tưởng nữa, nó đã và đang phát triển như những gì trước đó chúng tôi hằng mong muốn. FPT Software giờ đã trở thành một công ty toàn cầu hóa với các văn phòng khắp nơi trên thế giới với những đồng nghiệp nước ngoài đang cùng chung sức với người Việt Nam để phát triển một FPT ngày càng vững mạnh.

Đức nói riêng và châu Âu nói chung là một thị trường cực khó tính với yêu cầu về chất lượng rất cao so với những khách hàng khác của FPT Software. Người FPT đã cùng làm việc hết sức mình để chiếm được lòng tin của họ. Việc trao đổi trực tiếp với các đồng nghiệp người Đức giúp chúng tôi hiểu nhau hơn và cùng nhau đem lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là mục đích của lần đặt chân thứ ba của tôi tới Đức: Thăm những đồng nghiệp người Đức của tôi.

Một số hình ảnh của văn phòng cũng như cuộc sống hằng ngày của các đồng nghiệp người Đức:

CBD5F51662CD78721561FCC5955155-2841-7504

Văn phòng FPT Software nằm ở khu thương mại ngoại ô của thành phố Frankfurt. Logo của FPT hiện diện cùng các thương hiệu nổi tiếng của nước Đức.

FAF67109B86C793410B829E2EDB64F-7558-8708

Ngay cửa vào văn phòng có dòng chữ chào mừng bằng tiếng Đức.

3-2254-1434592266.jpg

Tác giả Ngô Duy Khang (trái), GĐ BU36, FSU1, và Phó TGĐ FPT Software Hoàng Việt Anh trong một chuyến công tác đến Đức.

157963BB9AF1A15500E979D00F6993-8093-1432

Kế toán trưởng (bên phải) và Xuân Hoa, thư ký của FPT tại Đức, luôn là người có mặt sớm nhất ở văn phòng, vào khoảng 9h. 

5E28DE99F97BD7480539CD304B0EE9-7886-3017

FPT tại Đức có hơn 10 nhân sự nhưng phần lớn thời gian ở văn phòng chỉ có hai nhân viên người bản xứ.

251B00B757AB5D6C4B2D40B7FBBA97-5824-1270

Các nhân viên kinh doanh thường tới trễ hơn hoặc phần lớn thời gian họ không có ở văn phòng mà đi gặp khách hàng.

AAAE3CA3FDB1738EC2E1D5DC4C7B79-5810-5758

Phó TGĐ FPT Software Hoàng Việt Anh trao đổi công việc để mọi người cùng thông suốt.

IMG-0393-4214-1434592266.jpg

Buổi trưa, khoảng 11h có hai người đẩy đồ ăn tới bán cho nhân viên văn phòng.

4-3044-1434592266.jpg

Các phần ăn được để sẵn trong các hộp. Mỗi phần có giá 4-6 Euro.

IMG-0378-2892-1434592266.jpg

Tôi mua một chiếc bánh mì thịt gà đơn giản nhất với giá là 4 Euro - khoảng gần 100.000 đồng.

5-8269-1434592266.jpg

Buổi tối, mọi người được CEO Nguyễn Thành Lâm (ngồi giữa) mời đi ăn ở một nhà hàng truyền thống Đức với bia và các món đặc trưng của địa phương. 

>> Miền quê thần tiên của 350 người FPT ở châu Âu

Ngô Duy Khang

Ý kiến

()