Chúng ta

Nhà sử học chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích cho người FPT

Thứ bảy, 19/4/2014 | 09:45 GMT+7

"Buổi nói chuyện của ông Dương Trung Quốc mang lại cái nhìn toàn diện hơn về cách ứng xử của người Việt, bí quyết gìn giữ văn hóa, xu hướng hội nhập và lời khuyên bổ ích cho thế hệ trẻ", thành viên Câu lạc bộ Tài năng trẻ FPT Lương Văn Thiện, chia sẻ.
> 'Ao làng hay biển lớn đều là cơ hội cho FPT phát triển'

a

Nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những chia sẻ thú vị với người FPT về chủ đề "Người Việt từ ao làng ra biển lớn” tối ngày 17/4 tại tầng 13, tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội. Buổi giao lưu nằm trong chuỗi chương trình về chiến lược toàn cầu hóa được Học viện Lãnh đạo FPT (FLI) tổ chức nhằm giúp người FPT có thêm kiến thức hữu ích trên sân chơi quốc tế.

fl-8-545151-1413021711.jpg

Hầu hết khán giả đến với chương trình đều mong muốn thu lượm những kiến thức quý báu không chỉ về toàn cầu hóa của FPT mà còn về các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội nói chung từ nhà sử học giàu kinh nghiệm.

a

Với chủ đề trọng tâm xoay quanh tính cách người Việt, ông Dương Trung Quốc nhận định phẩm chất, tính cách thường bắt nguồn từ nhu cầu sống. Điểm mạnh dễ thấy nhất của người Việt đó là năng lực ứng biến, đối phó. Song cũng chính năng lực đó đã làm cho chúng ta không tạo ra hệ thống giá trị. Khả năng ứng biến giỏi và tính cơ hội cũng có ranh giới rất mong manh.

a

Nhiều người lật lại câu chuyện Nhật Bản có thảm họa sóng thần nhưng biết đoàn kết để phục hồi khiến cả thế giới khâm phục nhưng nước ta khi chứng kiến xe chở bia bị đổ thì lại hôi của. Sử gia cho rằng, đây là sự khác biệt của người hữu sản và vô sản. Người vô sản đoàn kết tốt khi chiến tranh xảy ra, lúc đó không còn thời cơ để nghĩ tới sở hữu. Còn người hữu sản biết cách ứng xử tốt trong thời bình. Ông cũng chia sẻ lý do người Việt Nam thường sử dụng con số không chính xác là do xã hội hiện tại chưa cảm thấy con số quan trọng. Nhưng sự mù mờ đó cũng có cái lợi vì không quá áp lực, không quá chủ quan, để đối thủ mất cảnh giác sẽ dễ tồn tại.

a

Anh Hà Minh Tuấn, FPT Software, chia sẻ những băn khoăn về điểm yếu của người Việt khi toàn cầu hóa. Với nhiều năm onsite, anh thấy ngoài vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, người Việt còn gặp điểm yếu về văn hóa. "Lần đầu đi onsite tại Malaysia, hôm thứ hai đi làm tôi mặc áo phông, quần bò đi lên cây cầu nối giữa hai tòa tháp Petronas và bị bảo vệ giữ lại. Sau một hồi giải thích, tôi mới hiểu rằng quy định của Malaysia khi đi qua cầu nối cần phải mặc quần áo nghiêm túc. Như vậy, khi đi onsite, việc tìm hiểu về văn hóa nước bạn rất quan trọng để thích nghi, tạo được thiện cảm và làm việc tốt", anh kể lại.

a

Trước thắc mắc của nhiều khán giả về việc tại sao Việt Nam chưa có công trình để đời, ông Dương Trung Quốc giải thích rằng đó là do hệ quả tất yếu của lịch sử. Sở dĩ nước ta không có Vạn lý trường thành hay Ăng-co-vat là vì không trải qua thời kỳ nô lệ. Người Việt chấp nhận cuộc sống êm đềm từ trong quá khứ nên khi mở cửa mới bộc lộ nhiều hạn chế. Điều ấy thể hiện rõ nét trong vấn đề ngôn ngữ. "Trước đây chúng tôi học tiếng Pháp và hiểu văn hóa Pháp. Còn bây giờ các bạn chỉ coi ngôn ngữ là công cụ chứ không phải văn hóa. Có người nói tiếng Anh rất giỏi mà không biết gì về nhà văn Shakespeare. Để giỏi ngoại ngữ thì trước hết cần phải giỏi tiếng Việt. Nhiều bạn giỏi tiếng nước ngoài nhưng không thể diễn đạt được bằng tiếng Việt là điều đáng lo ngại", sử gia bày tỏ.

a

Đến với chương trình từ sớm và lặng lẽ lắng nghe những chia sẻ của nhà sử học từ bên cánh gà, Giám đốc Chiến lược FPT Nguyễn Hữu Thái Hòa bày tỏ sự ngưỡng mộ với những phát biểu thẳng thắn, sắc sảo của ông tại các kỳ họp quốc hội.

a

Đáp lại những nhận xét của anh Thái Hòa, ông Quốc cho rằng chính quá trình làm sử đã cho ông những hiểu biết, nhìn nhận riêng biệt và do đó bình thản hơn trước các biến cố. "Các phát biểu của tôi tại quốc hội chỉ mang lại những đóng góp rất nhỏ. Qua một thời gian, tôi nhận ra rằng nếu có một quốc hội tốt sẽ có một chính phủ tốt và đất nước sẽ phát triển ổn định hơn".

a

Một khán giả chia sẻ những suy nghĩ về vấn đề gìn giữ bản sắc dân tộc và xây dựng văn hóa công ty trong quá trình hội nhập. Những thắc mắc này cũng được nhà sử học giải đáp thỏa đáng. Theo ông, để giữ được bản sắc cần có sợi dây tỉnh cảm gia đình bền chặt vì đó là mối quan hệ mà chúng ta luôn phải gìn giữ cho dù phải tiếp xúc với cái mới. Tương tự như vậy, việc xây dựng văn hóa công ty cũng nên dựa theo nền tảng gia đình chứ không phải vì lợi ích hay quan hệ địa phương.

a

"Buổi nói chuyện giúp em học được nhiều điều hay về các lĩnh vực và có tính vận dụng thực tiễn cao. Nhờ đó em có cái nhìn toàn diện hơn về cách ứng xử của người Việt, bí quyết gìn giữ văn hóa, xu hướng hội nhập, mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ. Đặc biệt, em rất thích câu nói: "Lịch sử mang tính 'ngụ ngôn' là chính, những bài học rút ra mới quan trọng và là cái để ta hướng đến, không mắc những sai lầm của người đi trước", thành viên Câu lạc bộ Tài năng trẻ FPT Lương Văn Thiện, chia sẻ.

a

Buổi nói chuyện kết thúc trong không khí vui vẻ, đầm ấm. "Tôi nhận lời đến với buổi chia sẻ này vì rất yêu mến người FPT, muốn đến với các bạn trẻ để giao lưu, học hỏi và cũng vì đây là một chủ đề hấp dẫn với bản thân tôi và nhiều nhà nghiên cứu khác", nhà sử học tâm sự.

Tây Hạ

Ý kiến

()