Chúng ta

Chuyện 'từ số 0 tới đám đông' của cựu sinh viên FPT Aptech

Thứ ba, 5/7/2016 | 10:21 GMT+7

Bảo Nhật và Anh Bằng là hai trong số nhiều cựu sinh viên FPT Aptech thành công trong lĩnh vực lập trình. Cả hai chàng trai trẻ đã và đang khẳng định mình ở những doanh nghiệp đình đám trong nước lẫn nước ngoài nhờ kiến thức vững vàng từ FPT Aptech. 

Tin vào lời khuyên “FPT Aptech đào tạo tập trung vào kỹ năng thực hành chứ không nặng tính lý thuyết” từ các anh chị đi trước, chàng trai 8x Trần Bảo Nhật đã chọn theo học tại FPT Aptech. Sau khi tốt nghiệp, Nhật không những nắm vững kiến thức mà còn tham gia khá nhiều dự án thực tế ngay từ khi còn đang học. Thế nên cậu chẳng tốn thêm chút thời gian nào để làm quen với cuộc sống của một người trưởng thành.

Công việc đầu tiên của Nhật là phát triển một ứng dụng desktop về thiết kế nội thất cho khách hàng ở Thụy Sĩ với mức lương 8 triệu đồng. Nhờ tác phong tự tin khi phỏng vấn - một trong những kỹ năng mềm Nhật đã được làm quen khi còn ngồi trên ghế nhà trường - cậu đã khá dễ dàng nhận được công việc này.

Tin vào lời khuyên “FPT Aptech đào tạo tập trung vào kỹ năng thực hành chứ không nặng tính lý thuyết” từ các anh chị đi trước, chàng trai 8x Trần Bảo Nhật đã chọn theo học tại FPT Aptech.

Tin vào lời khuyên “FPT Aptech đào tạo tập trung vào kỹ năng thực hành chứ không nặng tính lý thuyết” từ các anh chị đi trước, chàng trai 8x Trần Bảo Nhật đã chọn theo học tại FPT Aptech.

Hiện tại, Nhật là Senior Engineer (kỹ sư cao cấp) của Atlassian - một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tại Sydney, Australia. Từ vị trí lính mới, cậu trở thành Senior Developer (lập trình viên cao cấp) sau 2 năm rồi được thăng chức Trưởng nhóm quản lý khoảng 10 chuyên viên phát triển sản phẩm JIRA. Đây là sản phẩm có doanh thu lớn nhất của công ty và có số lượng người dùng lên đến vài triệu người.

Dự định sắp tới của Nhật là tham gia vào những CLB khởi nghiệp ở Sydney để học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như trau dồi kiến thức về các xu hướng kỹ thuật mới hiện nay như IoT, Reactive… Không ngừng bổ sung kiến thức chính là bí quyết thành công của anh chàng tài năng này. Khi tìm hiểu về một vấn đề mới, Nhật thường tập trung trả lời 4 câu hỏi: what, how, why, when (cái gì, như thế nào, tại sao và khi nào).

Trong khi đó, ít ai biết rằng trước khi đến với lĩnh vực lập trình, La Anh Bằng từng là sinh viên năm 3 khoa Cơ điện tử ĐH Bách Khoa TP HCM. Sau khi tốt nghiệp FPT Aptech, cậu trở thành Trưởng nhóm Nghiên cứu và phát triển (R&D) cho một công ty làm về thanh toán đầu tiên tại Việt Nam với mức lương 5 triệu đồng - khoản thu nhập để Bằng tạm yên tâm về đời sống và tiếp tục học tập, trau dồi thêm.

Bí quyết thành công của Bằng là đam mê công việc, có thái độ chuyên nghiệp, tinh thần tự giác và trách nhiệm với những gì mình làm. Tuân thủ những yếu tố đó, thành công sẽ đến.

Bí quyết thành công của Bằng là đam mê công việc, có thái độ chuyên nghiệp, tinh thần tự giác và trách nhiệm với những gì mình làm. Tuân thủ những yếu tố đó, thành công sẽ đến.

Tính tới nay, Bằng đã trải qua tất cả vị trí trong ngành phát triển phần mềm với 5 công ty khác nhau. Từ junior đến senior, QA, team leader, rồi BA, UX/UI designer, project manager và gần đây nhất là vị trí product manager. Hiện tại, cậu quản lý một nhóm 30 thành viên bao gồm BA, DBA, Java, PHP, Android, iOS, Windows phone và Designer cho một dự án payment được đầu tư 50 triệu USD. Vẫn còn cảm thấy dư sức, Bằng nhận thêm công việc freelancer cho một công ty Singapore với vị trí software architecture.

Bí quyết thành công của Bằng là đam mê công việc, có thái độ chuyên nghiệp, tinh thần tự giác và trách nhiệm với những gì mình làm. Tuân thủ những yếu tố đó, thành công sẽ đến. Trong tương lai, Bằng muốn tự mở doanh nghiệp riêng. 

Cả Nhật và Bằng đều cho rằng nghề lập trình đã thay đổi cuộc đời họ. Trong khi Nhật được thỏa sức sáng tạo để tạo ra những phương tiện giúp mọi người có cuộc sống thú vị hơn, thì Bằng khẳng định thu nhập của anh rất tốt và có cơ hội phát triển những sản phẩm có thể thay đổi thế giới.

Trả lời cho câu hỏi học lập trình có khó không, cả hai đều nhấn mạnh sự đam mê sẽ quyết định tương lai của người học với ngành này. “Công nghệ thay đổi liên tục nên hãy tự thay đổi mình hàng ngày để có thể theo kịp công nghệ, nếu không muốn bị đào thải. Ngoài ra, tiếng Anh là tối quan trọng để đi ra thế giới”, hai cựu sinh viên FPT Aptech chia sẻ.

“Từ số không tới đám đông” là chuỗi câu chuyện thành công của các cựu sinh viên FPT Aptech, nay đã khẳng định được năng lực không chỉ trong lĩnh vực lập trình mà nhiều lĩnh vực khác. Nếu đam mê và có ước muốn trở thành một lập trình viên, độc giả có thể kể câu chuyện của mình tại đâyTham khảo thông tin trên website www.fpt.aptech.edu.vn. Hotline: 04 7300 8855 - 08 7300 8866.

Thiên Bình (tổng hợp)

Ý kiến

()