Chúng ta

Rút ngắn thời gian đào tạo BrSE bằng việc học tập trung

Thứ tư, 18/6/2014 | 12:32 GMT+7

Để đạt trình độ Nhật ngữ bậc 2, học viên tại các trung tâm đào tạo hay trường đại học phải mất 4-5 năm. Trong khi với chương trình đào tạo Kỹ sư cầu nối (BrSE) của FPT Software, học viên chỉ phải nỗ lực trong 9 tháng.
> FPT Software đào tạo Kỹ sư cầu nối tập trung / FPT Software tổ chức lễ tốt nghiệp BrSE

BrSE là chương trình đào tạo được FPT Software đầu tư từ năm 2006, xuất phát từ nhu cầu nhân lực của đơn vị. Đến nay, chương trình đạt được nhiều thành quả nhất định với khoảng 350 kỹ sư cầu nối đang công tác tại Nhật hoặc tại các đơn vị làm việc trực tiếp với khách hàng Nhật Bản.

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (bên trái) cùng anh Trần Đức Hải Triều (áo đỏ ở giữa) - hai giảng viên của lớp - nhận quà lưu niệm từ học viên.

Chị Nguyễn Thị Mai Anh (bên trái) cùng anh Trần Đức Hải Triều (áo đỏ ở giữa) - hai người có nhiều đóng góp cho chương trình đào tạo BrSE tại FPT Software. Ảnh: C.T.

Theo Trưởng phòng Đào tạo phát triển nguồn lực tiếng Nhật FPT Software Trần Đức Hải Triều, sự khác biệt lớn nhất của BrSE so với các chương trình đào tạo khác chính là quá trình học tập trung: Học viên học tiếng Nhật ở chế độ toàn thời gian trong suốt 9 tháng.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc học và đào tạo, BrSE cũng ứng dụng công nghệ và các công cụ hỗ trợ cho học viên. Ngoài kiến thức tiếng Nhật trung cấp, chương trình còn đào tạo cả tiếng Nhật trong mảng Công nghệ (IT), giúp học viên có thể sử dụng tốt tiếng Nhật trong công việc ngay sau khi tốt nghiệp.

"Tiếng Nhật được cho là một trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Để giỏi tiếng Nhật nói riêng và ngoại ngữ nói chung không khó, chỉ cần không sợ sai, không bị sai cùng một lỗi, cộng với sự bền bỉ thì bạn sẽ làm chủ tất cả các ngôn ngữ".

Trần Đức Hải Triều

Với việc cải thiện và chuẩn hóa giáo trình, chương trình học trong suốt thời gian triển khai (từ 2006 đến 2014), hiệu quả đào tạo của BrSE khá cao. "Tỷ lệ đỗ Năng lực Nhật ngữ N4 là 100% và N2 là 65%. Trong khi tỷ lệ đỗ N2 tại các trường đại học chỉ đạt 20-25%", anh Triều nói.

Trước đây, tại Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước triển khai nhiều chương trình đào tạo tương tự, nhưng không đi đến kết quả cuối cùng. Hiện, FPT Software là doanh nghiệp duy nhất sở hữu chương trình đào tạo Kỹ sư cầu nối với thời gian ngắn và hiệu quả cao nhất.

"FPT Software cũng là đơn vị có số lượng BrSE được đào tạo lớn nhất Việt Nam và chúng tôi nuôi tham vọng sẽ vượt cả các trường đại học về số lượng đào tạo nguồn nhân lực tiếng Nhật trong tương lai không xa", Trưởng phòng Đào tạo phát triển nguồn lực tiếng Nhật chia sẻ.

Hiện, đội ngũ đào tạo của trung tâm có 4 thành viên thuộc FPT Software và 21 giáo viên phục vụ chuyên biệt (bao gồm cả giáo viên cơ hữu và thỉnh giảng), trong đó có 6 giáo viên người Nhật.

Tất cả giáo viên trước khi tham gia giảng dạy đều phải học qua lớp kỹ năng giảng dạy sư phạm theo chuẩn Nhật Bản. Giáo viên cũng phải đáp ứng tiêu chí: Trẻ, nhiệt tình, chịu thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của đơn vị. Đối với giáo viên người Việt thì đòi hỏi thêm giáo viên đó cần có kinh nghiệm du học Nhật Bản, tối thiểu là 6 tháng.

Học viên tham gia chương trình được miễn 100% chi phí đào tạo. Ảnh: C.T.

Học viên tham gia chương trình được miễn 100% chi phí đào tạo. Ảnh: C.T.

Về phía học viên, điều quan trọng nhất khi tham gia chương trình là cần tuân thủ và đáp ứng những tiêu chí khắt khe, như: Có định hướng rõ ràng trong việc trở thành BrSE; có tố chất để trở thành BrSE (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thương lượng…). Ngoài ra, khả năng học ngoại ngữ tốt và khả năng chịu được áp lực cao, có tinh thần kỷ luật, ý thức học tập tốt cũng là những điều kiện phải có đủ.

Chi phí trung bình để đào tạo cho mỗi BrSE vào khoảng 7.000 USD/người trong suốt 9 tháng. Khi tham gia khóa học, học viên phải ký cam kết làm việc tại FPT Software sau khi tốt nghiệp 1-3 năm tùy theo tổng số tiền đầu tư cho nhân viên đó.

"Học viên tham gia khóa học được miễn 100% chi phí, được hưởng đầy đủ 100% lương (trừ khoản trợ cấp) trong suốt quá trình học. Được xem xét khen thưởng hằng tháng cho các cá nhân có thành tích học tập tốt trong tháng. Được miễn phí tiền vé máy bay khứ hồi đi lại cũng như được hỗ trợ một phần tiền thuê nhà", anh Triều cho hay.

Ngô Thu Huyền, FSU17, học viên trẻ tuổi nhất của BrSE, hiện onsite tại Nhật Bản, cho biết, BrSE đã mang đến cho cô nhiều điều không chỉ là thêm một ngoại ngữ mà còn là mối quan hệ và được tận hưởng cuộc sống tại đất nước Sakura. "Chương trình cho em có được những trải nghiệm, kinh nghiệm để chuẩn bị cho cuộc sống làm việc xa nhà sau này. Ngoài việc giúp em hoàn thiện nhiều kỹ năng hữu ích như giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, đàm phán... bằng ngoại ngữ, BrSE cũng giúp em nhận ra được những giá trị vốn có của bản thân, từ đó biết cách phát huy thế mạnh của mình trong công việc và cuộc sống".

Từ năm 2006-2013 chương trình đà đào tạo được khoảng 350 BrSE

Từ năm 2006-2013 chương trình đà đào tạo được khoảng 350 BrSE. Ảnh: C.T.

Đào tạo Kỹ sư cầu nối (BrSE) được FPT Software triển khai từ năm 2006 tại TP HCM. Các năm sau đó, chương trình được triển khai riêng biệt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sử dụng một chương trình đào tạo với bộ tiêu chuẩn riêng dẫn đến đầu ra của học viên không đồng nhất, không tối ưu được hiệu quả đầu tư.

Đến năm 2010, BrSE được đào tạo tập trung tại TP HCM, đối tượng chủ yếu là các cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm tại FPT Software ba miền. Đến đầu năm 2014, trước nhu cầu nguồn lực tăng cao đột biến, đơn vị đã triển khai việc mở rộng trở lại việc đào tạo BrSE trên cả ba miền, nhưng lấy mô hình đào tạo BrSE tại TP HCM làm tiêu chuẩn do chị Nguyễn Thị Mai Anh làm quản lý dự án chung. Trong quý I/2014, chương trình đã tiếp nhận khoảng 100 nhân viên tham gia khóa đào tạo.

"Dựa trên kế hoạch về nhân sự và tốc độ phát triển của công ty đến năm 2016, FPT Software cần đạo tạo mới 500 BrSE nữa. Vì vậy, kế hoạch trong thời gian tới của đơn vị là đào tạo ra một đội ngũ BrSE để thực hiện mục tiêu 100% thành viên tham gia dự án Nhật có thể nói tiếng Nhật, trong đó, tỷ lệ BrSE (trình độ N2 trở lên) chiếm 16% (tỷ lệ 1:5)", anh Triều tiết lộ.

Hai đối tượng tham gia BrSE hiện tại:

Đối tượng 1: Là các cán bộ chủ chốt tại đơn vị sản xuất (FSU), làm việc tối thiểu trong lĩnh vực IT 2 năm, đồng thời có tố chất phù hợp để trở thành kỹ sư cầu nối (BrSE ), có khả năng học ngoại ngữ, được đơn vị quản lý (FSU) tiến cử và có kế hoạch sử dụng trong dự án Nhật Bản sau khi tốt nghiệp khóa học.

Đối tượng 2: Là sinh viên tài năng thuộc các ngành CNTT, có kết quả tốt nghiệp cuối khóa tối thiểu đạt loại khá trở lên; có các tố chất cần thiết để trở thành BrSE trong tương lai và nhất là khả năng ngoại ngữ tốt.

Tiểu Thanh

Ý kiến

()