Chúng ta

Đón đầu công nghệ cùng FSB

Thứ năm, 26/7/2018 | 17:50 GMT+7

“Tôi rất ấn tượng với phần chia sẻ về công nghệ của CTO FPT Lê Hồng Việt, đặc biệt là những nội dung liên quan đến Trí tuệ nhân tạo (AI). Tôi hy vọng sớm có thể tham gia chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại FSB để có thể đón đầu các công nghệ mới trên thế giới”, Phan Văn Bạch, sinh viên năm 3 Học viện Bưu chính - Viễn thông, bày tỏ.

Tối 24/7, hội thảo “Đón đầu công nghệ trong tương lai” do viện Quản trị và Công nghệ FSB tổ chức đã diễn ra tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Diễn giả của chương trình là anh Lê Hồng Việt, GĐ Công nghệ tập đoàn FPT. 

IMG-9646-6416-1532601536.jpg

CTO FPT Lê Hồng Việt trình bày về các công nghệ mới đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới.

Tham gia chương trình có TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT cùng hơn 20 khách mời là những học viên tiềm năng của MSE, những người đang rất quan tâm về các xu thế công nghệ mới trên thế giới.

Tại hội thảo, CTO FPT Lê Hồng Việt đã chia sẻ về những xu hướng công nghệ mới nhất đang thịnh hành trên thế giới như công nghệ Xe tự hành; Nhà máy thông minh; Vạn vật kết nối (IoT)… Với sự phát triển ngày càng nhanh của các công nghệ này, dần dần máy móc sẽ thay con người làm việc, giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và đạt độ chính xác cao.

Ứng với mỗi mảng công nghệ, anh Việt đã nêu những dẫn chứng cụ thể về các sản phẩm của công nghệ đó như những chiếc xe tự hành đã được sản xuất trên thế giới, nổi bật nhất là hãng Tesla. Anh Việt chia sẻ thêm rằng FPT cũng đã nghiên cứu và sản xuất xe tự hành từ một mô hình nhỏ cho tới chiếc xe thật đã chạy thử nghiệm vào cuối năm 2017.

Câu chuyện về nhà máy may mặc thông minh ở Mỹ với giá trị 200.000 USD cũng thu hút sự chú ý của người tham gia khi trong nhà máy đó robot đã hoàn toàn thay thế con người. Dựa trên công nghệ in 3D, nhà máy đó có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp với cơ thể từng người, đó là sự cá nhân hóa mà Trí tuệ nhân tạo đem lại.

TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT chia sẻ với các khách mời về nội dung của chương trình đào tạo MSE tại FSB.

TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT chia sẻ với các khách mời về nội dung của chương trình đào tạo MSE tại FSB.

Hay như các phần mềm dự báo để đoán trước được nhu cầu của khách hàng do theo dõi thói quen mua hàng của trang web Amazon và công nghệ gợi ý chương trình yêu thích cho người xem của dịch vụ truyền dữ liệu video Netflix đều là những ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo.

“Hiện nay, nhân sự ngành Điện tử Viễn thông đang có xu hướng giảm dần và chuyển sang ngành CNTT. Các ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ, điều quan trọng là cần nắm được các kiến thức phía sau những công cụ ấy thì mới tìm ra hướng phát triển cho mình được”, GĐ Công nghệ FPT nhận định.

Anh Việt đưa ra lời khuyên với các khách mời của chương trình rằng nên đầu tư vào các công nghệ như Big Data; IoT và quan tâm đến trải nghiệm người dùng bởi đây là những công nghệ đang có cơ hội phát triển rất lớn ở thị trường Việt Nam.

Cơ hội để các khách mời có thể phát triển bằng việc nắm bắt được những kiến thức về công nghệ mới, đón đầu các xu thế, TS. Phan Duy Hùng, GĐ chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) của ĐH FPT đã chia sẻ về nội dung của khóa học chuyên sâu về công nghệ MSE tại FSB.

IMG-9656-3618-1532601536.jpg

Các khách mời chụp ảnh cùng diễn giả của chương trình.

Chương trình Đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) ra đời từ năm 2014, đã đào tạo 100 học viên, trong đó 40 học viên đã tốt nghiệp, 10 học viên đang làm luận văn. MSE tập trung đào tạo theo hướng S.M.A.C (Social, Mobile, Analytics và Cloud), phù hợp với những cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT muốn mở rộng nghề nghiệp, thăng tiến nhanh và cơ hội làm việc tại các tập đoàn CNTT lớn tại Việt Nam.

Khung chương trình trong 1,5 năm bao gồm các mốn học Kiến thức chung bắt buộc (Triết học); Kiến thức cơ bản (Quản trị dự án phần mềm nâng cao; Xử lý tín hiệu và ảnh số…) và Kiến thức chuyên ngành (Phát triển ứng dụng IoT; Big Data; Khai phá Dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo). Cuối khóa học, học viên sẽ làm và bảo vệ luận văn để tốt nghiệp.

Là học viên khóa 4 của chương trình MSE tại FSB, anh Bùi Trọng Vinh, CEO Công ty Cổ phần Giải pháp số VNET, rất tâm đắc với những kiến thức chuyên môn về công nghệ đã thu nhận được sau hơn 1 năm theo học: "Các kiến thức mà tôi được học tại chương trình đều rất thiết thực, gần gũi để áp dụng ngay vào việc định hướng cho công ty của mình". 

Anh Vinh cho biết thêm: "Điều tôi ấn tượng nhất với chương trình học ở FSB là các giảng viên giảng dạy rất thu hút, dễ hiểu. Tôi không chỉ hào hứng với các kiến thức chuyên ngành mà cả với những môn 'khó vào' như Triết học".

FSB tổ chức thi tuyển sinh chương trình MSE vào ngày 9/9 tới với 3 môn thi gồm: Môn cơ bản (Toán và Cơ sở Máy tính); Môn cơ sở ngành (Kỹ thuật Phần mềm) và Môn ngoại ngữ (Tiếng Anh). Các môn thi theo hình thức trắc nghiệm trong thời gian 90 phút.

Chương trình Đào tạo Kỹ thuật Phần mềm (MSE) của Viện Quản trị và Công nghệ FSB (thuộc ĐH FPT) sẽ khai giảng vào tháng 11. Các học viên mong muốn tham gia chương trình có thể tìm hiểu thêm thông tin và đăng ký để được tư vấn trực tiếp tại đây.

Viện Quản trị và Công nghệ FSB là đơn vị có 20 năm kinh nghiệm đào tạo Quản trị Kinh doanh, đã đào tạo hơn 10.000 nhà quản trị đang nắm giữ những trọng trách cao trong các tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam. Không chỉ là nơi đào tạo ra hàng ngàn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, FSB còn là đối tác đào tạo của Top 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và hơn 200 doanh nghiệp khác. 

FSB (thuộc ĐH FPT) luôn nằm trong Top 3 trường đào tạo kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo bình chọn của Eduniversal 5 năm liên tiếp từ 2011 đến nay. ĐH FPT cũng được tổ chức QS Stars xếp hạng 3 sao, trong đó tiêu chí chất lượng đạt chuẩn 5 sao cả về giảng dạy đại học và sau đại học.

Diệu Anh

Ý kiến

()