Chúng ta

Doanh thu thương mại điện tử VN có thể vượt 4 tỷ USD vào 2015

Thứ năm, 17/4/2014 | 16:15 GMT+7

Năm 2013, giá trị các giao dịch thương mại điện tử của Việt Nam ước đạt 2,2 tỷ USD và có thể tăng lên hơn 4 tỷ USD vào năm 2015 nhờ lượng người dùng Internet ngày càng lớn.
> 'Sendo.vn sẽ liên tục cải tiến để dẫn đầu' / Giao hàng bằng... robot

Theo báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2013 vừa được Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (VECITA, Bộ Công Thương) công bố, năm 2013, doanh thu toàn lĩnh vực cả nước đạt 2,2 tỷ USD, tương đương mức chi trung bình 120 USD cho mỗi người dân.

Hiện cả nước có hơn 30 triệu người dùng Internet (dân số 90 triệu người). Theo dự báo, đến 2015, Việt Nam sẽ có 40-45% dân số sử dụng mạng. "Với tốc độ phát triển kinh tế và xu hướng hạ tầng dịch vụ, thanh toán ngày càng được quan tâm, đến năm 2015, mỗi người Việt sẽ chi trung bình 150 USD cho thương mại điện tử mỗi năm, đẩy doanh thu ước tính của 2015 lên khoảng 4 tỷ USD", báo cáo của VECITA nêu.

d

Đặc biệt, khảo sát của VECITA vào năm 2013 cho biết, 57% số người  truy cập Internet của Việt Nam có tham gia mua hàng trực tuyến. Ảnh: V.N.

Cụ thể, với dân số ước tính 93 triệu người và tỷ lệ truy cập Internet để tham gia mua sắm trực tuyến cao (70%) thì doanh thu sẽ khoảng 4,3 tỷ USD. Nếu ở mức trung bình (65%) sẽ đạt 4,08 tỷ USD còn thấp (60%) là 3,7 tỷ USD.

Có 61% người giao dịch trực tuyến trong năm 2013 mua hàng qua các website của bên bán, 51% thông qua website mua hàng theo nhóm, mạng xã hội chiếm 45%, 19% qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Ngoài ra, tỷ lệ người mua hàng thông qua các ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động đạt 6%.

Phụ nữ vẫn là đối tượng chiếm đa số trong hoạt động mua sắm trực tuyến với 59%, trong khi đó chỉ 41% nam giới cho biết có tham gia dịch vụ này. Xét về nghề nghiệp, cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng là nhóm đối tượng thường xuyên, chiếm 41%. Theo báo cáo, nhóm này làm việc theo giờ hành chính, ít có thời gian đi mua sắm, tính chất công việc thường xuyên thao tác trên máy tính nên dễ truy cập Internet. Kế đến là đối tượng học sinh, sinh viễn (37%), những người có điều kiện tiếp cận với công nghệ. Nhóm trực tiếp sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 7%.

Tham gia thị trường thương mại điện tử từ cuối năm 2011, sàn thương mại điện tử Sendo.vn đang tạo một cú hích lớn và mạnh mẽ cho lĩnh vực mua sắm trực tuyến non trẻ của Việt Nam. Sản phẩm đa dạng, chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh, giao dịch đảm bảo cùng nhiều tiện ích khác là những gì Sendo.vn mang đến để thoả mãn mọi tiêu chí mua sắm cho khách hàng của mình.

Để phục vụ khách hàng tốt nhất, Sendo đã xây dựng một hệ thống dịch vụ hỗ trợ kinh doanh online: Hợp tác với các nhà cung cấp vận chuyển uy tín tạo ra hệ thống vận chuyển hàng toàn quốc; Tích hợp hệ thống Thanh toán đa dạng với nhiều hình thức thanh toán khác nhau. Khách hàng có thể sử dụng hệ thống thanh toán Senpay (thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ ATM, chuyển khoản) hoặc lựa chọn hình thức thanh toán COD (thanh toán trực tiếp khi nhận hàng) trên toàn quốc.

Sendo.vn là nơi mọi người đều có thể mở gian hàng, kinh doanh cá thể trên mạng một cách nhanh gọn, tiết kiệm, đặc biệt phù hợp với học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, nội trợ, hộ kinh doanh nhỏ... những người có ý định kinh doanh nhưng ít vốn.

Sau khi mở các ngành hàng  thời trang sách, công nghệ đồ gia dụng và thể thao, Sendo.vn tiếp tục phát triển thêm nhiều ngành hàng khác nhằm tạo ra một trung tâm mua sắm uy tín số một về giao dịch tại Việt Nam.

Trang thương mại điện tử của FPT vừa áp dụng chương trình shop Hoa Sen, nơi khách hàng được mua bán an toàn, đảm bảo. Theo đó, với việc chọn mua các sản phẩm có gắn khiên đảm bảo của shop Hoa Sen, khách hàng có thể yên tâm về mọi mặt.

(Theo VnExpress)

Ý kiến

()