Chúng ta

Ấn Độ hưởng lợi từ BPO

Thứ sáu, 11/1/2013 | 15:59 GMT+7

Với việc tăng giá liên tục đồng nội tệ đã khiến cho triển vọng tăng trưởng của ngành công nghiệp BPO tại các quốc gia Đông Nam Á phải trả giá. Trong khi đó, Ấn Độ là nước được hưởng lợi nhiều nhất do đồng nội tệ suy yếu.
> BPO không phụ thuộc nguồn lực CNTT

Dịch vụ Gia công Quy trình Doanh nghiệp (Business Process Outsourcing - BPO) với sức tăng trưởng chóng mặt trong suốt một thập kỷ qua của Ấn Độ đã phần nào bị đánh bại bởi sự cạnh tranh gay gắt từ Philippines, một thị trường còn non trẻ.

Với âm giọng tiếng Anh tốt, Philippines đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với dịch vụ thuê ngoài dựa trên giọng nói.

Giữa năm 2010 và 2012, đồng peso của Philippines đã tăng 6% so với USD nhưng đồng rupee của Ấn Độ lại mất 22% giá trị khiến dịch vụ gia công phần mềm ở Philippines trở nên đắt đỏ hơn. Trong khi việc tăng giá đồng nội tệ không phải là nguyên nhân đem lại nguồn lợi tức thì cho Ấn Độ, đây lại chính là nguyên nhân ngăn cản sự tăng trưởng phi thường của Philippines.

“Đồng nội tệ mạnh lên sẽ khiến cho ngành BPO Philippines gặp nhiều khó khăn hơn”, ông Raman Roy, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành BPO Quatrro Solutions, đánh giá. “Từ tuyển dụng đến đào tạo, mọi thứ giờ trở nên đắt đỏ hơn cho công ty khách hàng”, ông Raman Roy phân trần thêm.

Với khoảng 16 tỷ USD (tương đương 87.500 triệu rupee), các lĩnh vực BPO của Ấn Độ đã lớn hơn rất nhiều so với Philippines.

d
Với âm giọng tiếng Anh tốt, Philippines đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với dịch vụ thuê ngoài dựa trên giọng nói.

Ấn Độ đã trở thành thị trường thuê ngoài lớn nhất thế giới khi các công ty của Mỹ và châu Âu nhận ra rằng họ có thể tiết kiệm chi phí bằng cách chuyển trở lại các văn phòng ra nước ngoài.

Tuy nhiên, trong một vài năm qua, Philippines và các nước thuộc khu vực Mỹ Latin đã có sự xâm nhập mạnh mẽ vào thị phần BPO dựa trên giọng nói nhờ cách phát âm tiếng Anh có phần dễ nghe và hiểu rõ hơn về văn hóa phương Tây.

Từ khoảng 7 tỷ USD trong năm 2009, thị trường BPO của Philippines hiện nay đã đạt giá trị 11 tỷ USD, tạo ra hơn 600.000 việc làm khiến Philippines trở thành thị trường thuê ngoài lớn thứ hai thế giới, theo báo cáo của Hiệp hội Sản xuất kinh doanh Philippines (Business Processing Association of the Philippines - BPAP).

Các chuyên gia của Philippines cũng thừa nhận rằng, chính sự mạnh lên của đồng nội tệ Philippines đã tạo cơ hội cho các công ty BPO của Ấn Độ cung cấp dịch vụ với giá cả cạnh tranh hơn. Trong một tuyên bố của ông Benedict Hernandez, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BPAP, ngành công nghiệp thuê ngoài của Philippines hiện đắt đỏ hơn trước khoảng 30%.

“Ngành công nghiệp của chúng tôi đang phải đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn khi phải điều chỉnh về mức giá thị trường có thể chấp nhận được trong lúc đồng peso vẫn tiếp tục được đánh giá cao. Sự khác biệt trong cách điều hành tỷ giá đã khiến cho sự khác biệt về chi phí nới rộng đáng kể”, ông Benedict Hernandez nói.

Một số chuyên gia trong ngành cho biết, hiện vẫn còn quá sớm để đánh giá những lợi ích mà Ấn Độ có thể được hưởng lợi nếu xu hướng này vẫn còn tiếp tục.

“Những biến động về tiền tệ chỉ là tạm thời, nhưng các công ty khách hàng sẽ thực sự chú ý đến nó nếu xu hướng này tiếp tục trong sáu tháng hoặc một năm nữa. Vấn đề lớn hơn chính là chính phủ Philippines đang nỗ lực rất nhiều trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn chúng tôi”, Pramod Bhasin, người sáng lập và cựu CEO của Genpact, công ty BPO lớn nhất của Ấn Độ, cho biết.

d

TGĐ Nguyễn Thành Lâm (giữa) cắt băng khai trương trung tâm hợp tác BPO giữa hai bên với tên gọi Danang Offshore Center.

Ấn Độ có nguồn nhân lực tài năng đông đảo, nhưng nước này vẫn cần phải đào tạo nhiều hơn nữa. Năm 2009, Hội đồng ngành công nghiệp Ấn Độ (Nasscom) đã ký bản ghi nhớ về cam kết chung sức để nâng cao tính cạnh tranh của ngành công nghiệp CNTT - BPO với BPAP.

Amneet Nivsarkar, Phó Chủ tịch của Nasscom cho biết, trong vòng 3 - 4 năm qua, Philippines đã phát triển nhanh hơn so với Ấn Độ, nhưng không có bất kỳ sự cạnh tranh nào giữa hai nước. “Ngành công nghiệp BPO đang ngày càng phát triển, vì thế sẽ có nhiều quốc gia hơn nữa tham gia vào thị trường này. Dù Ấn Độ vẫn sẽ là thị trường BPO lớn nhất nhưng chúng tôi cam kết sẽ dốc lòng hỗ trợ cho mọi thành viên trong thị trường để nâng cao tính cạnh tranh”, ông Amneet Nivsarkar khẳng định.

Theo BPAP, ngành công nghiệp BPO của Philippines dự kiến thu về 25 tỷ USD doanh thu vào năm 2016, chiếm 9% GDP, và sử dụng 1,9 triệu lao động trong nước.

Ông Nivsarkar cũng cho biết, chỉ có khoảng 30% các công việc BPO của Ấn Độ là dựa vào lời thoại, trong khi ở Philippines là 100%. “Đây là cách mà mô hình kinh doanh dịch vụ thuê ngoài phát triển. Ấn Độ sẽ có nhiều chuyển đổi trong lĩnh vực này, bao gồm cả các công việc BPO cao cấp như trong các lĩnh vực ngân hàng, viễn thông…”.

Tại Việt Nam, FPT là một trong những công ty tiên phong trong thị trường BPO. Với việc có lợi thế về tiếng Nhật hơn các nước Đông Nam Á, FPT IS đã chọn khách hàng Nhật để thực hiện hợp đồng BPO đầu tiên.

Ngày 12/11, Trung tâm Gia công quy trình doanh nghiệp (Business Process Outsourcing - BPO) đầu tiên của FPT Software đã được khai trương tại tòa nhà FPT Đà Nẵng. TGĐ FPT Software Nguyễn Thành Lâm cùng ông Masahiro Miyatake - Chủ tịch kiêm TGĐ của Hitachi Management Partner Co. (HMP) - đã cắt băng khánh thành trung tâm hợp tác BPO giữa hai bên với tên gọi Danang Offshore Center.

Nguyên Văn (theo IndiaTimes)

Ý kiến

()