Chúng ta

Tiến sĩ Mai Liêm Trực: 'Có những người nhìn thấy điều tuyệt vời của CNTT nhưng lại lờ đi'

Thứ bảy, 27/6/2015 | 07:27 GMT+7

Tiến sĩ Mai Liêm Trực dẫn lại lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam rằng, chỉ có người không hiểu về sự tuyệt vời của CNTT, hoặc những người nhìn thấy những điều tuyệt vời của CNTT nhưng lại lờ đi, không muốn phát triển CNTT.

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông và đồng thời là người được biết tới như nhân vật có công đầu trong việc đưa Internet vào Việt Nam nêu một trong những nguyên nhân, khiến Internet chậm phát triển, là động đến lợi ích của những người khác.

Ông lấy ví dụ về việc, trên thực tế hiện nay, nhiều công chức, viên chức, chưa thể sống được bằng đồng lương và nhiều khi chúng ta ”làm được cái này, lại mất cái  khác”, nhưng nhiều khi cái được lại chẳng thấm vào đâu so với  cái mất.

e6b13b3e6dd86d7025748ad98ab6d2-6893-4118

Tiến sĩ Mai Liêm Trực cho rằng nên cân bằng lợi ích để CNTT có thể phát triển.

Do đó, nếu cân bằng được những mối lợi ích, cũng là một giải pháp có thể tính đến trọn vẹn, trong việc phát triển CNTT. Quan điểm này được ông nêu trong Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam 2015.

TS. Phạm Kim Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng - cho biết, Đà Nẵng là một trong những địa phương đã sớm số hóa dữ liệu của người dân và có sự liên thông  giữa các tuyến trong tỉnh với nhau, do đó, đơn giản hơn cho người dân rất nhiều, mỗi khi thực hiện những công việc liên quan đến thông tin cá nhân của  những người dân Đà Nẵng.

Tuy nhiên, hiện khó khăn của Đà Nẵng là chưa kết nối được với Trung ương, ví dụ như không kết nối được với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gây nên trở ngại cho địa phương, mỗi lần Đà Nẵng kết nối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại phải nghĩ đến vấn đề mất kinh phí.

PGS.TS Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam đặt câu hỏi, đối với các đại biểu tham gia  thảo luận  về việc nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước vàc hất lượng dịch vụ công: “Điều gì cản trở lớn nhất đối với CNTT?”.

“Sự quan tâm của lãnh đạo là trở lực và động lực lớn nhất, đơn vị nào có người đứng đầu tâm huyết, quyết liệt, sẽ có chính sách, hạ tầng, kinh phí. Không có người đứng đầu quyết liệt thì sẽ không có gì cả”, TS Kim Sơn đáp lời ông  Bình.

Còn tiến sĩ Mai Liêm Trực dẫn lại lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và bình luận thêm rằng, chỉ có người không hiểu về sự tuyệt vời của CNTT, hoặc những người nhìn thấy những điều tuyệt vời của CNTT nhưng lại lờ đi, không muốn phát triển CNTT.

Trong việc, hướng tới xây dựng các thành phố thông minh (Smart City), bao gồm Y tế thông minh, Giáo dục thông minh và Giao thông thông minh, các đại biểu đang hoạt động trong các công ty cung cấp giải pháp công nghệ có quan điểm “làm được và sẽ làm tốt”.

Nếu chỉ tính về lĩnh vực Giao thông thông minh, Việt Nam đi sau khá nhiều nước, trong khi ông Richard Wu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Công nghệ, công ty Far Eastern Tone Collection - FETC, Đài Loan có màn trình diễn bằng slide show khá  ấn tượng về Giao thông thông minh ở Đài Loan với các thẻ eTag gắn vào các phương tiện giao thông để quản lý với tỉ lệ trên 90% người tham gia giao thông, những thiết bị này cùng với các cảm biến đọc gắn khắp Đài Loan có thể theo dõi lộ trình và đưa ra cảnh báo nếu xe vi phạm, tính toán  số tiền phải nộp phạt một cách nhanh chóng.

Cũng nói về Giao thông thông minh, nhưng Đại tá Lê Xuân Đức , Trưởng phòng hướng dẫn tuần tra CSGT Đường bộ, Bộ Công An lại đưa ra những dẫn chứng khá khiêm tốt và chưa thật sự hiệu quả, như việc phát hiện tới 7680 trường hợp vi phạm nguội mà mới chỉ xử lý được 21,4% bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nói thêm về lĩnh vực Giao thông thông minh, những công ty như FPT và công ty cổ phần Giải pháp Phần mềm Hanel đều đang có những hợp tác với các bên liên quan khác nhau, để xây dựng các giải pháp công nghệ liên quan đến Giao thông, ông Phạm Minh Tuấn, TGĐ Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, khẳng định, rằng FPT có thể “Làm được và làm tốt” các giải pháp này, do có công nghệ và sự hiểu biết thị trường.

Hiện FPT cũng đang thử nghiệm hệ thống thẻ thanh toán, có thể sử dụng cho nhiều phương tiện dịch vụ giao thông công cộng khác nhau và đạt được kết quả tốt. Trên thực tế, những loại thẻ thanh toán như này không mới, ví dụ như Nhật Bản các loại thẻ  Pasmo và Suica để thanh toán cước vận chuyển, gửi xe, thậm chí là mua hàng trong siêu thị đã trở nên rất quen thuộc.

>> Việt Nam cần phát triển CNTT với tốc độ không hạn chế

ICT News

Ý kiến

()