Chúng ta

Thị trường CNTT Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 18%

Thứ bảy, 7/1/2012 | 11:41 GMT+7

Theo báo cáo của công ty Nghiên cứu thị trường Market & Reseach, thị trường CNTT Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 18%.

Từ tháng 1-8, lượng máy tính nhập khẩu tăng gấp đôi so với năm ngoái. Các nhân tố như sự gia tăng về lượng máy tính để bàn (PC), con số về tăng trưởng kinh tế và hàng loạt các sáng kiến ICT của chính phủ cũng như động lực phát triển ngành của CNTT trong nước đã góp phần duy trì và tạo đà cho việc mở rộng thị trường tiếp tục tiến lên phía trước.

Kế hoạch phát triển IT đầy tham vọng của chính phủ cho năm 2010-2020 với các phân đoạn thị trường IT tại Việt Nam cùng với việc các cơ sở hạ tầng của Thị trường ICT đang dần cải thiện cũng sẽ được thúc đẩy tăng trưởng. Việc Việt Nam từng bước hội nhập vào mạng lưới thương mại toàn cầu như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và WTO đã góp phần làm giảm chí phí và tăng cơ hội cho các nhà nhập khẩu.

Theo

Theo BMI, doanh thu phần mềm Việt Nam 2011 đạt khoảng 194 triệu USD.

Theo dự tính của Công ty khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), thị trường CNTT Việt Nam ước tính tỷ lệ tăng trưởng hằng năm là 16% trong giai đoạn 2011-2015. Thị trường trong nước xác định cho các sản phẩm và dịch vụ IT đạt 4,3 tỷ USD vào năm 2015.

Năm 2011, đánh dấu một số lượng ngày càng gia tăng các công ty của Việt Nam quan tâm tới dịch vụ điện toán đám mây. Phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp năm 2011, các cơ quan chính phủ Việt Nam đã bắt đầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

Trong tháng 7/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết rằng họ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục địa phương và các sở đào tạo chuyển sang sử dụng điện toán đám mây. Trong khi đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã vạch ra một chiến lược trong việc sử dụng điện toán đám mây cho các ứng dụng CNTT.

Chính phủ Việt Nam cũng đã tiết lộ kế hoạch đầy tham vọng để phát triển ngành công nghiệp CNTT quốc gia. Các kế hoạch mà nhà nước đặt mục tiêu doanh thu từ 17 tỷ đến 19 tỷ USD trong lĩnh vực CNTT trong 5 năm tới bao gồm việc đầu tư lớn cho phát triển các trung tâm sản xuất phần mềm, phần cứng, dịch vụ và thiết bị điện tử.

Doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD từ doanh thu các sản phẩm phần mềm, 12,5 tỷ USD từ phần cứng, 2 tỷ USD từ nội dung kỹ thuật số, và 1,5 tỷ USD từ dịch vụ CNTT.

Công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, FPT đã công bố một kế hoạch tái cơ cấu mới nhằm củng cố 5 công ty con về công nghệ trong việc tìm kiếm giải pháp cho sự tăng trưởng cao hơn nữa. FPT đã sáp nhập Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Thương mại FPT (Trading FPT) vào công ty mẹ và đang chuẩn bị sáp nhập FPT Online và FPT Telecom. Trong tháng 5 năm 2011, FPT cũng công bố thành lập một liên minh điện toán đám mây với Microsoft.

Một số doanh nghiệp Việt Nam đã công bố kế hoạch sản xuất máy tính bảng - sản phẩm trong nước đầu tiên của công ty Hanel, đã ra mắt tại Việt Nam trong tháng 10 năm 2010 hay FPT Tablet vào tháng 10/2011. Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước sẽ thấy không dễ để cạnh tranh với các sản phẩm iPad và các sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh của các nhà cung cấp khác như Samsung với Galaxy Tab.

Nhà cung cấp máy tính Đài Loan Asus đã công bố mối quan hệ đối tác mới với công ty Phân phối FPT với mạng lưới gồm 400 đại lý trên toàn quốc. Nhà phân phối FPT, một thành viên của Tập đoàn FTP, sẽ phân phối sản phẩm Asus, Asus đã giới thiệu đầy đủ các sản phẩm mới tại Việt Nam năm 2011. Asus cũng có kế hoạch mở các trung tâm dịch vụ mới tại Việt Nam vào năm 2011.

Theo tính toán của BMI cho biết, doanh số của thị trường phần cứng máy tính của Việt Nam trị giá khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 2011, tăng so với dự báo khoảng 1,4 tỷ USD trong năm 2010. Động lực tăng trưởng chính từ máy tính xách tay. BMI dự tính tăng trưởng khoảng 17% cho thị trường máy tính Việt Nam trong năm 2011, sau mức tăng trưởng mạnh mẽ vào nửa đầu năm nay.

BMI

BMI cho rằng tiềm năng thị trường máy tính xách tay ở Việt Nam còn rất tiềm năng.

Hiện tại, khoảng 7% dân số Việt Nam sở hữu máy tính xách tay. Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng đáng kể cho thị trường máy tính trong nước, với tiềm năng lớn nhất ở khu vực nông thôn. Trong khi đó doanh số từ máy tính xách tay chiếm 85% từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Doanh thu phần mềm Việt Nam được BMI dự tính tăng lên 194 triệu USD, và phần mềm tỷ lệ tăng trưởng cho giai đoạn 2011-2015 trong khoảng 21%. Chi tiêu cho phần mềm vào khoảng 9% trong tổng mức tiêu dùng cho IT của người Việt Nam hiện nay.

Thị trường phần mềm được dự kiến sẽ đạt khoảng 412 triệu USD vào năm 2015, với mức tăng trưởng ổn định về nhu cầu phần mềm được cấp phép tại các phân khúc thị trường bao gồm các thành phần: chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình. Thị trường phần mềm Việt Nam đang phát triển, bất chấp các vấn đề về vi phạm bản quyền hiện vẫn còn chiếm khoảng 85% so với 76% tại Thái Lan.

Dịch vụ CNTT ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 409 triệu USD vào năm 2011, tăng từ 342 triệu USD trong năm 2010. Thị trường cho thấy các dấu hiệu ổn định trong năm 2010 sau cuộc khủng hoảng kinh tế. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng hằng năm ở mức 18% trong giai đoạn dự báo, thị trường đạt 791 triệu USD vào năm 2015.

Dịch vụ CNTT hiện nay chiếm khoảng 18% trong tổng mức chi tiêu của Việt Nam cho CNTT. Trong vài năm qua, quy mô của các dự án dịch vụ IT đã tăng lên trong số các lĩnh vực chi tiêu quan trọng. Nhu cầu cho các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số gia tăng trong các phân đoạn thị trường tại các ngành như ngân hàng, viễn thông, năng lượng và chính phủ đã thu hút các nhà cung cấp dịch vụ trên toàn cầu đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.

Việt Nam có tỷ lệ đặc biệt cao trong thị trường điện thoại di động, đạt 126% vào cuối năm 2009, với đăng ký thuê bao khoảng 110,8 triệu. Điều này khuyến khích các nhà khai thác mạng di động thi nhau giảm thuế để thúc đẩy tăng trưởng về số lượng thuê bao cũng như tăng cường đầu tư trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng đến các khu vực bên ngoài các thành phố lớn.

Nhu cầu băng thông di động cũng đã được tăng tốc cho phù hợp với lối sống của người tiêu dùng, những người sử dụng dịch vụ truy cập internet hay cho công việc và giải trí.

Thanh Mai (Theo Market & Research)

Ý kiến

()