Chúng ta

Sếp FPT Telecom là diễn giả hội thảo ‘Hành động quốc gia về IPv6’

Thứ tư, 4/5/2016 | 08:28 GMT+7

Anh Trần Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Điều hành mạng FPT Telecom, sẽ chia sẻ về chủ đề cung cấp dịch vụ băng rộng cố định trên IPv6.

Ngày 6/5, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Thường trực Ban công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia, sẽ tổ chức hội thảo “Hành động quốc gia về IPv6 - Chung tay cung cấp dịch vụ tới người sử dụng” tại Hà Nội.

Theo VNNIC, chương trình hội thảo sẽ được điều hành bởi Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, với sự tham gia của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, các báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội để có thể triển khai cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng Internet Việt Nam theo đúng mục tiêu đã đề ra cho Giai đoạn 3 của Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.

A-Hai-1461204723-660x0-9344-1462263401.j

Anh Trần Thanh Hải, PGĐ Trung tâm Điều hành mạng FPT Telecom, vừa được Bộ TT&TT quyết định là thành viên Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia. Ảnh: Minh Hiệp.

Tại Hội thảo, FPT Telecom chia sẻ về cung cấp dịch vụ băng rộng cố định trên IPv6 trong khi đại diện VNPT, Viettel sẽ tham luận về chủ đề triển khai IPv6 trên tầm nhìn của doanh nghiệp viễn thông.

Cạnh đó, nhóm doanh nghiệp CNTT lớn như Viettel, VNPT, FPT cũng sẽ có tham luận về thực tiễn khó khăn, thách thức trong triển khai IPv6, cũng như lộ trình và kế hoạch triển khai IPv6 cho giai đoạn 3 của mỗi doanh nghiệp.

Cũng trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày IPv6 Việt Nam năm 2016 (ngày 6/5), bên cạnh chương trình hội thảo, VNNIC còn chủ trì tổ chức một số hoạt động khác như: Khóa đào tạo triển khai IPv6 cho mạng di động LTE 4G dành cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của các doanh nghiệp di động lớn..

Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) ban hành ngày 29/3/2011 xác định mục tiêu và lộ trình cụ thể chuyển đổi sang IPv6 của Việt Nam gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị (2011- 2012); Giai đoạn khởi động (2013-2015); Giai đoạn chuyển đổi (2016- 2019). 

Kế hoạch giai đoạn 2016-2019 xác định, mức độ triển khai IPv6 sẽ được đẩy mạnh một cách sâu rộng, hiệu quả đối với mạng lưới, ứng dụng, dịch vụ, phần mềm, thiết bị trên mạng Internet Việt Nam; đẩy mạnh công tác triển khai đồng bộ IPv6 hướng tới Internet of Things.

Ngày 26/4, Bộ TT&TT tổ chức hội nghị tổng kết giai đoạn 2 và triển khai công tác thúc đẩy chuyển đổi IPv6 trong giai đoạn tới (2016-2019). Theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT&TT kiêm Trưởng Ban Công tác thúc đẩy IPv6 quốc gia, các nhiệm vụ của giai đoạn khởi động (2013-2015) trong Kế hoạch hành động quốc gia thúc đẩy IPv6 đã hoàn thành cơ bản. Việt Nam đã hiện diện trên bản đồ IPv6 thế giới về mặt xếp hạng hạ tầng. Theo kết quả có được từ hệ thống thống kê của các tổ chức quốc tế, tỷ lệ sử dụng IPv6 của khách hàng tại Việt Nam đạt khoảng 0,03%, thay vì 0% như giai đoạn trước.

Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thông tin, trong năm 2015, kết quả cung cấp dịch vụ trên nền công nghệ IPv6 đã có những dấu hiệu khởi sắc. Tỷ lệ triển khai IPv6 ở Việt Nam đạt 14,06%; tỷ lệ traffic IPv6 của Việt Nam trung bình đạt 7 Mbps, dẫn đầu là VNNIC, FPT Telecom và NetNam. Cụ thể, Viễn thông FPT đã triển khai cung cấp kết nối IPv6 cho 4 tổ chức và các thuê bao băng rộng cố định tại Hà Nội và TP HCM; dung lượng kết nối IPv6 quốc tế 1,5 Gbps.

Giao thức Internet phiên bản 6 (IPv6) là bước nâng cấp lớn từ chuẩn IPv4 với mục đích giải quyết tình trạng cạn kiệt địa chỉ IP do số lượng các thiết bị kết nối Internet ngày một tăng cao.

>> Kỹ thuật FPT Telecom vượt sông triển khai hợp đồng trong ngày 1/5

Nguyên Văn

Ý kiến

()