Chúng ta

FPT Ventures gặp đại diện hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ Malaysia

Thứ bảy, 25/6/2016 | 09:15 GMT+7

Sáng ngày 24/6, gần 20 thành viên trong đoàn doanh nghiệp công nghệ cao và khởi nghiệp từ Malaysia đã tới FPT giao lưu và tìm hiểu về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam. 

Trong khuôn khổ của buổi giao lưu, Giám đốc FPT Venture Trần Hữu Đức đã giới thiệu qua về Tập đoàn FPT và Quỹ đầu tư FPT Ventures, cũng như quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam VIISA. Phái đoàn khởi nghiệp đặc biệt quan tâm tới VIISA và đã có những trao đổi và hợp tác ngay trong buổi gặp mặt. Các đại biểu từ hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia cũng đặt câu hỏi về bức tranh khởi nghiệp công nghệ Việt Nam và trao đổi cởi mở về kinh nghiệm thực tế tại Malaysia.

Phái đoàn Malaysia bao gồm các nhà sáng lập có tiếng trong hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia như : Servis Hero, Webe, Designs.net, Geekhunter, Jobstreet Corporation Berhad, 123RF...

Phái đoàn Malaysia bao gồm các nhà sáng lập có tiếng trong hệ sinh thái khởi nghiệp Malaysia như: Servis Hero, Webe, Designs.net, Geekhunter, Jobstreet Corporation Berhad, 123RF...

Vào cuối tháng 3/2016, chương trình “Khởi động sáng kiến khởi nghiệp quốc gia” đã được phát động với sự tham gia của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Bộ Khoa học & Công nghệ, một số tập đoàn công nghệ và quỹ đầu tư… Trong khuôn khổ chương trình, FPT và quỹ đầu tư Dragon Capital đã ký thỏa thuận hợp tác thành lập Quỹ tăng tốc khởi nghiệp Việt Nam (Vietnam Innovative Startup Accelerator, VIISA). Trước mắt, VIISA sẽ tập trung vào mảng đào tạo cho các công ty muốn khởi nghiệp; dự kiến sẽ phối hợp với các công ty/tập đoàn lớn cung cấp đội ngũ người hướng dẫn (mentor) cho các công ty khởi nghiệp.

Quỹ sẽ hoạt động theo mô hình quỹ đầu tư mở, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, quỹ đầu tư…; FPT và Dragon Capital là hai thành viên sáng lập đầu tiên. Việc thành lập VIISA nhằm hưởng ứng chương trình quốc gia “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp” tại Việt Nam do Bộ Khoa học & Công nghệ khởi xướng. VIISA sẽ tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp mới để góp phần thực hiện mục tiêu của Bộ Khoa học & Công nghệ đặt ra là đến năm 2020 Việt Nam sẽ có 5.000 công ty công nghệ.

Lê Hoàng

Ý kiến

()