Chúng ta

Facebook nhận hơn một triệu báo cáo vi phạm mỗi ngày

Chủ nhật, 27/3/2016 | 11:40 GMT+7

Monika Bickert, quản lý các chính sách của Facebook, cho biết, mạng xã hội này vẫn đã và đang nghiên cứu chính sách giải quyết các báo cáo vi phạm. Nó vẫn sẽ có những thay đổi trong tương lai. 

“Các bạn có thể phê bình các cơ quan, tôn giáo hoặc có thể tham gia vào các cuộc đối thoại chính trị mạnh mẽ. Nhưng những gì bạn không nên làm là đi quá giới hạn để tấn công một người hay nhóm nào đó dựa vào điểm khác biệt của họ”, bà Monika nói về các đăng tải trên Facebook.

Việc xây dựng chính sách này không hề đơn giản khi Facebook là một cộng đồng từ khắp các quốc gia thế giới. 80% trong số hơn 1,6 tỷ người dùng của mạng xã hội này không phải là người Mỹ và mọi người có những quan điểm khác nhau rằng liệu nội dung nào có thể mang tính chất tấn công hay gây nguy hiểm cho người khác.  

“Nhưng thách thức lớn nhất là sự cưỡng chế”, đại diện Facebook cho biết. Mạng xã hội sẽ “ưu tiên” loại bỏ những đăng tải có ý xúi giục các hành động gây hại đến thân thể. Nhưng tất nhiên, Facebook khẳng định là mọi báo cáo từ người dùng đều được mạng xã hội này xem xét. Bickert cho biết mình thường xuyên nhận câu hỏi tại sao công ty lại không có những “kỹ sư đẳng cấp thế giới” để xử lý những vụ việc thế này “một cách chủ động và hoàn hảo”.

“Khi nó trở thành ‘phát ngôn đáng ghét’ (tức những lời tấn công hay gây nguy hại cho ai hoặc một nhóm nào đó dựa vào chủng tộc, màu da, vùng miền,…) thì có vẻ hơi khó nói. Tôi nghĩ việc thật sự quan trọng là mọi người cần phải tự mình đưa ra quyết định đúng đắn”, nhà quản lý chính sách của Facebook giải thích. Bà nói thêm rằng một ngày nào đó công nghệ tự động sẽ đóng vai trò lớn hơn chứ không chỉ dựa vào con người. Song song, Bickert cũng lưu ý rằng số lượng báo cáo vi phạm đang “tăng dần đều” bởi Facebook cho phép người dùng sử dụng tính năng báo báo với bất cứ thiết bị nào.

facebook-9958-1458884868.jpg

Dù mạng xã hội là một nơi tự do nhưng nó cũng được quản lý không để những phát ngôn đi xa các giới hạn và gây nên những tổn hại cho con người và xã hội. 

Một số nhân vật cũng nhận những câu hỏi tương tự có Juniper Downs của Google, Lee Rowland của ACLU, Deborah Lauter của Anti-Defamation League và Jeffrey Rosen của Trung tâm Hiến pháp Quốc gia. Rosen nói rằng các công ty công nghệ “cần phải làm theo người châu Âu” tức có sự tự do ngôn luận nhưng bất cứ thứ gì nhắm đến lòng tự trọng của một người có thể là căn cứ để bị xóa bỏ.

Mặt khác, nó mở ra khả năng không chỉ các cá nhân riêng lẻ mới bị xóa bỏ các nội dung bị báo cáo, thậm chí mọi thứ cũng sẽ xảy ra với cả các đăng tải từ chính phủ nếu nó đi quá giới hạn cho phép. 

“Rất hỗn độn. Trong xã hội, chúng ta cần quyết định cái gì là giá trị hơn, quyền riêng tư, sự tôn trọng hay sự thoải mái thể hiện”, Rosen nói. Trong khi đó, Rowland thú nhận chính bà cũng có một một đăng tải bị xóa khỏi Facebook khi đó là bức ảnh chụp một bức tượng trần truồng. Monika Bickert sau đó nói rằng điều này không vi phạm chính sách của Facebook. “Nó chỉ là một lỗi”, bà lý giải.

Rowland cho hay bà biết cần phải gọi cho ai để hỏi rõ tại sao đăng tải của mình bị xóa những lúc gặp phải những hiểu nhầm và sai sót như thế. Nhưng hầu như chẳng ai làm điều đó.

“Mỗi người đều có những mảng đen của riêng mình. Mọi người không hiểu rõ tại sao phát biểu lại bị hạ xuống. Sau cùng thì nó không phải là một kế hoạch tốt nếu người ta không hiểu đâu là điểm dừng lại trong sự tự do ngôn luận của mình”, Rowland phân tích.

>> Mark Zuckerberg sẽ làm gì ở cương vị CEO Twitter

Yến Nhi (theo CNN)

Ý kiến

()