Chúng ta

Công nghệ đã thay đổi Tết như thế nào?

Thứ tư, 21/2/2018 | 17:36 GMT+7

Tết là quãng thời gian thiêng liêng nhất trong năm đối với người Việt. Trong thời đại nay, công nghệ đã tạo ra nhiều thay đổi về trải nghiệm Tết, tạo ra một “Tết 4.0” khác xa so với những cái Tết ngày xưa.

Những năm gần đây, tỷ lệ sử dụng internet, tỷ lệ người dùng smartphone tại Việt Nam tăng mạnh, các xu hướng như thương mại điện tử, hậu cần (theo báo cáo Thương mại điện tử 2017 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số)… đã có đem lại những trải nghiệm liền mạch và mượt mà hơn cho người dùng. Vì đó, công nghệ đã đem lại các giá trị cộng thêm vô cùng to lớn cho Tết ở các công đoạn như: đặt xe về quê ăn Tết, mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa đón Tết, đoàn tụ gia đình ngày Tết, chúc Tết và nhiều hoạt động ý nghĩa khác trong ngày lễ thiêng liêng này.

1-6151-1519205996.jpg

Tết cũng là dịp để chúng ta chuẩn bị Tết sao cho tươm tất nhất. Công nghệ đã giúp cho con người “dễ thở” hơn trong quá trình dọn nhà tất niên. Một trong các giải pháp đó là các robot dọn nhà Roomba 690 đến từ hãng chuyên sản xuất robot gia đình thông minh iRobot. Thiết bị này có hệ thống làm sạch 3 lớp, có thể hút bụi siêu mạnh với nhiều loại bề mặt khác nhau, di chuyển dễ dàng vào các ngóc ngách. Hơn nữa, chúng ta cũng có thể ra lệnh bằng giọng nói, thông qua Alexa hoặc Google Assistant cho Roomba 690. Ngoài ra, các robot khác cũng đã giúp ích nhiều trong quá trình dọn nhà như robot lau nhà Braava jet 240, robot lau cửa kính: Alfawise Magnetic Window Cleaning.

2-3366-1519205996.jpg

Tết cổ truyền là dịp những người con xa quê về lại tổ ấm. Hàng năm Tết đến xuân về cũng là lúc một lưu lượng khổng lồ lượng người đi xe về quê ăn Tết. Nếu Tết xưa ta phải gọi điện hoặc ra tận bến đặt xe thì bây giờ công nghệ đã đem lại trải nghiệm đặt vé qua mạng một cách dễ dàng hơn nhiều. Tại Việt Nam, có rất nhiều các startup đặt vé xe điện tử, tiêu biểu như Vexere, Anvui… cung cấp dịch vụ đặt xe bus trực tuyến, giúp giải tỏa phần nào áp lực mua tấm vé Tết. Hàng năm, số lượng người luôn quá tải Đường sắt Việt Nam, FPT IS đã đưa vào triển khai hệ thống đặt vé tàu điện tử từ năm 2014, góp phần không nhỏ trong việc giảm lượng người đổ về nhà ga mua vé.

3-5094-1519205996.jpg

Mua sắm là việc không thể thiếu được quá trình chuẩn bị Tết. Nếu như ngày xưa bạn vào một chợ truyền thống để mua hàng thì bây giờ bạn sẽ kết nối với một nền tảng “chợ trực tuyến, với đa dạng các mặt hàng cho người tiêu dùng lựa chọn. Sự phổ biến của Internet, và tăng trưởng tốt của thương mại điện tử, xu hướng omni channel, hậu cần tại Việt Nam giúp con người có thể mua sắm trực tuyến dễ dàng và nhanh chỉ trong một cái click chuột.

Ví dụ gần gũi nhất là cỗ Tết: Ngày nay, thay vì phải tự chuẩn bị như trước thì các gia đình có thể đặt cỗ Tết trực tuyến, giao hàng đến tận nhà. Không chỉ có cỗ Tết, các bữa ăn hàng ngày cũng được giúp “đi chợ” tại Việt Nam như disieuthi.vn, Chopp… đem lại trải nghiệm dễ dàng hơn cho các bà nội chợ. Trải nghiệm này sẽ ngày càng liền mạch, mượt mà hơn khi trí tuệ nhân tạo, công nghệ xử lý ngôn ngữ, IoT... được áp dụng. Loa thông minh (tích hợp các trợ lý ảo) đã đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với việc tương tác bằng giọng nói giữa người- máy, viễn cảnh bà nội trợ đặt mua đồ thông qua tương tá với trợ lý ảo sẽ không còn xa vời. Hay công nghệ giúp giao hàng tới tận cốp xe, đối với trường hợp bận rộn, thông qua hệ thống định vị theo dõi được sự đồng thuận của người dùng (Amazon, Audi & DHL hợp tác thử nghiệm), hay gần đây có Smartlock của Amazon giúp giao hàng vào tận nhà thông qua hệ thống xác thực.

4-9031-1519205996.jpg

Tết cũng là dịp để dành cho nhau những lời chúc tết tốt đẹp nhất. Với sự phát triển của các ứng dụng nhắn tin di động, mạng xã hội, việc nhắn tin chúc Tết, bày tỏ cảm xúc hay gọi điện miễn phí thông qua nền tảng internet là việc hết sức dễ dàng. Ngoài ra, không thể không nhắc tới lì xì Tết. Với công nghệ thanh toán ngày càng phát triển, việc lì xì Tết trực tuyến đang trở thành một xu thế lớn. Tại Trung Quốc, chỉ tính riêng trong dịp giao thừa đã có hơn 14.2 tỉ lượt lì xì trực tuyến (thông qua ứng dụng tin nhắn Wechat & nền tảng thanh toán Alipay), tăng tới 75,7% so với năm 2016. Tại Việt Nam, Zalo (thông qua ZaloPay) và Momo đang là những đơn vị tiên phong trong xu thế này, tạo những nét trải nghiệm độc đáo.

Cuối cùng, Tết đem lại khoảnh khắc ấm cúng kết nối các thành viên trong gia đình, quây quần bên nhau xem Táo quân đón giao thừa. Công nghệ đã thay đổi quá trình tương tác với TV, thay vào đó là các thế hệ smart TV, hay công nghệ IPTV giúp tăng cường tương tác với người xem hơn. Xu thế xem trên các thiết bị khác ngoài TV như (laptop, máy tính bảng, smartphone), hoặc về nội dung thì xem qua kênh Youtube cũng tạo ra những trải nghiệm khác trong Tết. Ở mảng IoT, xu thế công nghệ nhà thông minh (smarthome) dù chưa trong giai đoạn bùng nổ nhưng trong tương lai các công nghệ này sẽ giúp người sử dụng “giao tiếp” với chính ngôi nhà mình theo thời gian thực.

Có nhiều quan điểm cho rằng công nghệ làm cho Tết “nhạt đi”. Tuy nhiên, Tết có nhạt đi hay không vẫn phụ thuộc vào con người là chính. Công nghệ sẽ là thứ bổ trợ hiệu quả nhất, giúp con người dành thời gian nhiều hơn bên nhau, tôn vinh những nét đẹp truyền thống Tết.

Theo FPT TechInsight

Ý kiến

()