Chúng ta

9 điều Microsoft làm đúng

Thứ tư, 17/4/2013 | 10:23 GMT+7

Microsoft đã có những hướng đi rất đúng đắn trong lịch sử phát triển của mình.

1. Microsoft “mở” hơn chúng ta tưởng

Trên thực tế sẽ không có chuyện người tiêu dùng thấy hệ điều hành Windows được phát hành với mã nguồn mở. Tuy nhiên, từ năm 2006, Microsoft bắt đầu chú ý hơn tới phần mềm mã nguồn mở. Thậm chí, Microsoft và Novell đã ký một thỏa thuận hợp tác với hai công ty và những nhà phát triển phần mềm phi lợi nhuận miễn phí, giúp các bên không vướng phải vấn đề kiện tụng. Trong năm 2012, Microsoft gia nhập danh sách Top 20 đơn vị đóng góp lớn nhất cho lõi Linux. Microsoft sẽ hỗ trợ phần nội dụng để Linux chạy trên các máy ảo, thậm chí phát triển Office cho Linux.

Microsoft đã bắt đầu thay đổi tích cực và ghi nhận vai trò của với phần mềm mã nguồn mở, sử dụng chúng như một lợi thế của Microsoft. Ảnh: S.T.

Microsoft đã bắt đầu thay đổi tích cực và ghi nhận vai trò của phần mềm mã nguồn mở, sử dụng chúng như một lợi thế của Microsoft. Ảnh: S.T.

Thực tế là thái độ của Microsoft đã bắt đầu thay đổi tích cực và ghi nhận vai trò của phần mềm mã nguồn mở, sử dụng chúng như một lợi thế của Microsoft.

2. Các hoạt động nghiên cứu cũng theo hướng mở

Một trong những công ty “mở rộng cửa” đối với các phòng thí nghiệm đó là Microsoft. Các sự kiện lớn như TechFest… được tổ chức hằng năm ở trụ sở tại Redmond hoặc ở các cơ sở tại thung lũng Silicon.

Rất nhiều công ty hiện nay tổ chức hội nghị cho các nhà phát triển để củng cố quan hệ với đối tác và công bố sản phẩm mới. Sự khác biệt của những công ty này so với Microsoft là các hoạt động nghiên cứu và công bố cho công chúng. Hiện chỉ có một vài công ty (như Intel) cùng chia sẻ quan điểm này.

Một trong những công ty “mở rộng cửa” đối với các phòng thí nghiệm.

Micorosoft là một trong những công ty “mở rộng cửa” đối với các phòng thí nghiệm. Ảnh: S.T.

Bên cạnh đó, Google Scholar đã làm khá tốt phần việc hỗ trợ tìm kiếm các bài nghiên cứu khoa học. Nhưng khi so sánh với công cụ tìm kiếm nghiên cứu khoa học của Microsoft thì lại không thú vị bằng. Microsoft đưa ra giải pháp tìm kiếm theo cả công ty. Bên cạnh đó, số lượng công trình nghiên cứu khoa học của Microsoft cũng vượt trội so với các công ty lớn khác.

3. Chiếm lợi thế ở mảng Game

Trong hơn một thập kỷ qua, Microsoft đã buộc Nintendo, một trong những công ty tiên phong xây dựng trò chơi, phải luôn tự đặt mình trong trạng thái đề phòng. Có một thực tế là Xbox đã vượt qua Sony PS3 về số lượng bán ra trong một năm (ít nhất là trên thị trường Mỹ). Trong khi đó, Microsoft vẫn tiếp tục đổi mới thiết bị Kinect, với chức năng chính là một camera và một thiết bị nhận cử chỉ cơ thể như một thiết bị đầu vào.

Microsoft đã buộc Nintendo, một trong những công ty tiên phong xây dựng trò chơi, phải luôn tự đặt mình trong trạng thái đề phòng. Ảnh: S.T.

Microsoft đã buộc Nintendo, một trong những công ty tiên phong xây dựng trò chơi, phải luôn tự đặt mình trong trạng thái đề phòng. Ảnh: S.T.

Cả Sony và Microsoft đều nỗ lực “đóng gói” thiết bị trò chơi thêm những thuộc tính như âm nhạc, phim ảnh, kho ứng dụng như cách Apple tạo dựng hệ sinh thái. Tuy nhiên, nếu như báo cáo về “Stingray” Xbox là đúng thì Microsoft thật khôn ngoan khi tấn công cả hai mặt trận: Phát triển Xbox giá rẻ để bắt kịp Roku và Boxee trong thị trường video streaming và củng cố vị thế thống trị trên thị trường trò chơi.

4. Tầm nhìn và công nghệ màn hình cảm ứng

Microsoft đã phát triển nhiều sản phẩm giúp nâng cao năng suất lao động như Windows, Office hay những sản phẩm kết nối công đồng như Skype, Lync, Windows Phone hoặc các sản phẩm phục vụ giải trí. Thậm chí, Microsoft còn hướng tới dự án kết nối toàn bộ sản phẩm trên lại thành một thể thống nhất.

Giám đốc Điều hành Microsoft, ông Steve Ballmer, miêu tả Microsoft như một tổ chức hướng tới dịch vụ. Tuy nhiên, Microsoft vẫn đang ngày càng kéo dài ranh giới của mình sang cả các phần cứng, đó là màn hình Perceptive Pixel, camera Kinect, Xbox, máy tính bản Surface hay hợp tác với các hãng điện thoại để đưa Windows Phone vào sử dụng.

Microsoft phát triển sang cả phần cứng. Ảnh: S.T.

Microsoft phát triển sang cả phần cứng. Ảnh: S.T.

Microsoft đã phát triển mạnh từ những sản phẩm cốt lõi như Office, Windows sang những công cụ truyền thông như Lync, Skype và kết nối máy tính bảng, điện thoại, các thiết bị trò chơi qua hệ thống điện toán đám mây. Không có một công ty công nghệ nào trong ngành, kể cả Google hay Apple, có phần cứng và phần mềm trải rộng như Microsoft.

Microsoft hiện là một trong những công ty hiếm hoi vẫn “giữ lửa” tại thị trường PC, đồng thời đảm trách việc mở rộng lãnh địa gồm: Máy tính bảng, Chromebooks… luôn là chủ đề quan tâm nhất hiện nay, nhưng việc gìn giữ tương lai của hơn 350 triệu chiếc PC là nhiệm vụ không hề đơn giản.

5. Các thiết bị ngoại vi của Microsoft rất tốt nhưng chúng ta dường như quên lãng chúng

Mọi người hằng ngày ngồi xuống bên laptop, PC… và đánh máy, nhưng ít người nhận ra rằng rất nhiều trong số những sản phẩm tốt nhất về bàn phím, con chuột có mang dấu ấn của Microsoft.

Các thiết bị ngoại vị cũng từng một thời là điểm mạnh của Microsoft (Ảnh minh họa)

Các thiết bị ngoại vị cũng từng một thời là điểm mạnh của Microsoft: Ảnh minh họa.

Bàn phím Comfort Desktop và chuột đi kèm đã trở thành vật dụng thân thuộc với người sử dụng trước đây. Bàn phím của Microsoft vẫn được rất nhiều người ưa chuộng và chưa muốn chuyển ngay sang tablet với màn hình cảm ứng.

6. Đầu tư vào tương lai

Hầu như không công ty nào có đủ tiềm lực để đầu tư vào các công ty trong giai đoạn khởi nghiệp hay thậm chí đầu tư giáo dục cho giới trẻ hiện nay. Microsoft làm được cả hai việc này với BizSpart và Kodu Cup. BizSpark cung cấp phần mềm cũng như hỗ trợ cho công ty khởi nghiệp.

Trong khi đó, với Kodu Cup, Microsoft đã giúp trẻ em học cách lập trình. Ngoài ra, Imagine Cup tổ chức trên phạm vi thế giới là động lực cho sinh viên tư duy đổi mới để phát triển sản phẩm riêng cũng như mô hình kinh doanh đi kèm. Microsoft cũng đầu tư vào dự án mạng dùng năng lượng mặt trời tại châu Phi.

không chỉ phần cứng như Surface mà cả những phần mềm văn phòng của Microsoft cùng hướng tới thị trường doanh nghiệp. Ảnh: S.T.

Không chỉ phần cứng như Surface mà cả những phần mềm văn phòng của Microsoft cùng hướng tới thị trường doanh nghiệp. Ảnh: S.T.

Những nỗ lực trên của Microsoft chỉ đơn giản là “gieo mầm” cho hệ điều hành Windows và các sản phẩm khác trên toàn thế giới.

7. Windows Phone - đổi mới và khác biệt

Hãng comScore cho biết, Windows Phone đã có lúc đánh mất thị trường. Nhưng thật sự thì Windows Phone là sự lựa chọn lý tưởng thay thế cho hai hệ điều hành thống trị là iOS/Android.

Chúng ta đều biết điểm yếu của Windows Phone là ứng dụng. Hiện tại, các nhà phát triển ứng dụng chưa thực sự mặn mà với nền tảng mới này, đó là lý do chính khiến người tiêu dùng vẫn chưa thật sự đón nhận hệ điều hành này. Nhưng Windows Phone có rất nhiều điểm ưu việt, cộng thêm việc Microsoft hợp tác chặt chẽ với Nokia, HTC sản xuất phần cứng, hệ điều hành Windows Phone rất đáng để giới công nghệ chú ý.

8. Vẫn thống lĩnh thị phần doanh nghiệp

Microsoft đã dám thẳng thắn chịu trách nhiệm. Ảnh: S.T.

Microsoft đã dám thẳng thắn chịu trách nhiệm. Ảnh: S.T.

Bộ phận kinh doanh Microsoft, bộ phận máy chủ và thiết bị theo một báo cáo gần đây đã thông báo đạt lợi nhuận và doanh thu cao nhất so với các bộ phận khác trong công ty. Microsoft đạt được nguồn thu ổn định từ mô hình kinh doanh trên Office 365. Trong khi đó, các ứng dụng của Google vẫn chưa “đánh bại” Microsoft mặc dù đã “tấn công mạnh” vào bộ phần mềm văn phòng như Excel, Word, Powerpoint bởi dịch vụ Lync trong bộ Office.

Vậy liệu Microsoft có cần chiếm lĩnh thị phần doanh nghiệp thông qua phần cứng như Surface? Câu trả lời là có. Trên thực tế, những sản phẩm phần mềm như Office đã thực sự chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp. Xu hướng BYOD đang được Microsoft hưởng ứng và cùng hòa nhịp khi không chỉ phần cứng như Surface mà cả những phần mềm văn phòng của Microsoft cùng hướng tới thị trường doanh nghiệp.

9. Dám nhận trách nhiệm

Microsoft thực sự đã rất có trách nhiệm khi công khai xin lỗi vì hãng đã không cam kết cung cấp hệ điều hành theo ý muốn người dùng tại châu Âu vào năm 2012, trong một thỏa thuận nhằm khắc phục hậu quả. Microsoft đã công khai chi tiết vụ việc cũng như hướng đi để khắc phục. Nhưng quan trọng hơn hết là công ty đã dám nhận trách nhiệm. Trong khi vẫn bị Liên minh châu Âu phạt một khoản tiền lớn - 731 triệu USD, Microsoft đã không biện hộ hay kháng cáo án phạt này. Rõ ràng, đây là điều không phải công ty nào cũng làm được.

Có thể nói, để đi tới thành công, Microsoft chắc chắn sẽ gặp không ít thất bại. Nhưng không ai có thể phủ nhận những thành tựu hãng công nghệ khổng lồ này đã đạt được và lan tỏa lợi ích cho cộng đồng. Với những bước đi sắp tới như thống nhất nền tảng hay dự án Blue, Microsoft cho thấy hãng đang nỗ lực đổi mới và không ngừng học tập, phát triển.

Nam Lê (theo ReadWrite)

Ý kiến

()