Chúng ta

Học viên BrSE: 'Tuổi trẻ cần đương đầu thử thách'

Thứ bảy, 5/11/2016 | 16:30 GMT+7

Trải qua nhiều ngôi trường đào tạo CNTT và đứng trước cơ hội việc làm lớn nhưng Phan Bất Nhị quyết định chọn BrSE để nuôi ước vọng "đạt trình độ tiếng Nhật N2 và chinh phục công ty IT trên đất nước mặt trời mọc".

Không giống như bạn bè đồng trang lứa, Phan Bất Nhị dù sinh năm 1996 nhưng đã trải qua nhiều ngôi trường đào tạo chuyên lĩnh vực CNTT khác nhau như Trung tâm tin học Technic, Softech Aptech, ĐH FPT Greenwich... Điểm chung là Nhị nhỏ tuổi nhất ở các trường theo học. Chàng trai có tuổi đời trẻ còn được bạn bè, thầy cô đánh giá vui tính, hòa đồng và có năng khiếu học ngoại ngữ, tin học cùng tài lẻ hát, đánh đàn, ảo thuật...

14936892-554937804715883-1834519657-n.jp

Dù bước đầu bị gia đình phản đối nhưng Nhị đặt quyết tâm theo học BrSE để chinh phục nhà tuyển dụng Nhật Bản trong lĩnh vực IT. 

Trang bị đầy đủ tố chất, nam sinh 9x dự định sang Mỹ để tiếp tục học Master về IT nhưng "một phần vì không muốn bỏ ra thêm hai năm vẫn chỉ để tiếp tục học khi đang rất muốn tích lũy kinh nghiệm trên thực trường, một phần vì phải tính toán kinh tế". Đúng lúc cậu phân vân, suy nghĩ nhiều thì biết đến chương trình BrSE của FPT.

Dù có nhiều ý kiến trái chiều và cơ hội việc làm rộng mở nhưng với mong muốn trải nghiệm môi trường mới lạ cũng như tiếp tục học hỏi và phát triển bản thân toàn diện, tháng 10 vừa qua, Nhị chính thức lên đường sang Nhật.

"Khi thông báo ý định đi Nhật, em không nhận được sự đồng tình từ gia đình. Bản thân đã phải suy nghĩ nhiều và cố gắng thuyết phục gia đình bằng những trường hợp tích cực nhất. Riêng bố mẹ luôn tôn trọng quyết định của em nên cuối cùng đã đồng ý. Cá nhân cảm thấy may mắn vì biết đến chương trình nên đã đặt quyết tâm đi tiếp và chiến đấu. Tự nhủ bản thân rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn màu hồng, có cố gắng mới thành công và không được nghĩ đến chuyện thất bại", Nhị đặt quyết tâm.

Gần một tháng làm quen và học tập ở đất nước Nhật Bản, Nhị cũng giống như đồng môn cùng khóa gặp khó khăn về giao tiếp nhưng thuận lợi ở khía cạnh khí hậu trong lành, đồ ăn sạch và an toàn. Tuy nhiên, điều làm cậu ấn tượng nhất là sự văn minh, hiện đại và ý thức của Nhật Bản. Để giữ cho không khí trong lành, nước bạn hầu hết xe chạy bằng điện, rác được phân loại trước khi đổ... Chính ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường rất cao nên ở Nhật rất sạch, trên đường thường không có rác. "Kỷ niệm đáng nhớ nhất là khi em bị lạc đường không biết về. Lúc này có một bạn học sinh 15 tuổi người Nhật đã dẫn em đi mua vé và cùng đi đến tận nhà ga".

unnamed-1.jpg

Dưới sự hướng dẫn của cán bộ BrSE và anh chị đi trước, Nhị và các học viên khác đang từng bước ổn định cuộc sống cũng như công việc học tập.

Đáp ứng tiến độ học, chàng trai gốc Đà Nẵng phải chịu áp lực nhiều hơn, ngủ dậy từ lúc 6h để ôn bài; 7h ăn sáng và chuẩn bị cơm trưa mang đến trường; 7h30 xuất phát. Giờ học bắt đầu vào lúc 9h và kết thúc 12h20. Đến 13h30 thì bắt đầu giờ học buổi chiều và học đến 15h. "Ăn tối xong nghỉ một lát và ôn bài, làm bài tập trước khi đi ngủ. Em thường 24h mới đi ngủ", Nhị cho biết. Hiện chàng trai vẫn chưa đi làm thêm nhằm ổn định công việc học tập trước. 

Dù còn nhiều việc phải làm và cải thiện nhưng bằng quyết tâm, niềm đam mê, chàng trai tin tưởng có thể hoàn thành trình độ tiếng Nhật N2 và tìm kiếm được công việc IT ngay trên đất nước Nhật. "Đây là chương trình rất đặc biệt của FPT. Khóa học không phải quá khả năng của học viên nhưng cũng không hề đơn giản nếu như không cố gắng. Một khi đã theo đuổi và bám vào lộ trình của chương trình, cơ hội mở ra là không ít để thay đổi cuộc đời nhưng cần một chút may mắn. Bản thân còn trẻ nên cần đương đầu với thử thách, và Nhật Bản là nơi ta có thể học được tinh thần đó", học viên BrSE khẳng định.

Đoạn đường đến trường học của Nhị ở Nhật Bản:

Chương trình 10.000 Kỹ sư cầu nối của FPT Software được thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Trong đó, sẽ có khoảng 5.000 học viên được đào tạo tại Nhật Bản trong vòng 6-12 tháng và 5.000 học viên được đào tạo tại Việt Nam. Các học viên tham gia khóa đào tạo tại Nhật sẽ được FPT Software bảo lãnh tài chính với mức vay tối đa 400 triệu đồng và tạo cơ hội tìm kiếm việc làm đúng chuyên ngành IT với mức thu nhập tối thiểu lên đến 2.000 USD/tháng sau khi tốt nghiệp.

Theo thống kê, năm 2015, chương trình 10.000 Kỹ sư cầu nối do FPT Software khởi xướng và thực hiện đã đào tạo được gần 1.000 học viên tại Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó, số học viên đào tạo tại Nhật Bản là gần 300 người.

Theo số liệu của Bộ Kinh tế Thương mại công nghiệp Nhật Bản (METI), đến năm 2020, nước này thiếu khoảng 50.000 nhân lực CNTT. Còn theo khảo sát của Cơ quan xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA), 5 năm gần đây, có trên 60% doanh nghiệp Nhật thừa nhận thiếu và rất thiếu nhân lực CNTT. Đặc biệt là tình trạng "rất thiếu nhân lực" CNTT đang gia tăng mạnh mẽ. Nếu năm 2009, chỉ có 5% doanh nghiệp Nhật Bản trả lời "rất thiếu nhân lực" CNTT thì đến năm 2013, con số này là 19%, tăng gần 4 lần.

>> FPT Japan cán mộc 100 triệu USD

Việt Nguyễn

Ý kiến

()