Chúng ta

'Tưởng không học được nhiều mà hóa ra học nhiều không tưởng'

Thứ hai, 17/4/2017 | 00:00 GMT+7

Ở một lễ hội lớn bậc nhất cả nước, nhiều ngày rộn rã với bia, nhạc, đường phố ướt nhẹp nhưng tuyệt nhiên không có sự chen lấn xô đẩy nào. Đó là một trong những điều đáng quý mà 45 cán bộ Văn hóa - Đoàn thể FPT đã học được về cách tổ chức, ý thức cá nhân trên chặng đường từ Việt Nam tới Viêng Chăn (Lào) vào đúng dịp Tết của người Khmer.

Quãng đường từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) đến thủ đô Viêng Chăn của Lào dường như ngắn hơn bởi sự rộn ràng, xôm tụ trong những câu chuyện cán bộ văn hoá FPT 3 miền Bắc – Trung – Nam chia sẻ cùng nhau. Anh Nguyễn Văn Quang, FUN HCM thuyết trình với các thành viên trong đoàn một số phong tục của người Lào và thị phạm cách chào khi gặp người Lào 2- Thành phần cán bộ cốt cán hoạt động phong trào FPT khiến trên xe không ít lần rộn ràng bởi lời ca, tiếng hát của những ca sĩ trong đoàn văn công

Sáng ngày 14/4, đoàn kiến tập khởi hành từ TP Vinh đi Viêng Chăn. Quãng đường từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) đến thủ đô Lào dường như ngắn hơn bởi sự rộn ràng, xôm tụ trong những câu chuyện cán bộ văn hoá FPT ba miền Bắc - Trung - Nam chia sẻ cùng nhau. Trên đường đi, bài học về phong tục và thị phạm cách chào khi gặp người Lào của anh Nguyễn Văn Quang, Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT HCM (FUN HCM), được hưởng ứng sôi nổi. 

3-4826-1492662933.jpg

Cảnh núi đồi trùng trùng điệp điệp dọc đường làm cho thành viên trong đoàn choáng ngợp. Ai cũng muốn ghi dấu hình ảnh của mình tại nơi này. Ảnh: Nhật Cắt.

6-JPG-6306-1492662933.jpg

Sáng 15/4, đoàn bắt đầu ngày mới bằng việc khám phá danh thắng Si Muang, ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng nhất tại Lào, để cầu an, cầu phúc và cầu bình yên. Đây cũng là địa điểm đầu tiên đoàn FPT khám phá ở thủ đô. Người địa phương và khách du lịch đến chùa thường được buộc chỉ cổ tay với mong muốn may mắn, hạnh phúc, thanh khiết và bình an. Anh Đào Hồng Giang, thành viên trong đoàn, được sư thầy tại chùa buộc chỉ cổ tay.

8-1297-1492662934.jpg

Tết Té nước - Bunpimay, ngoài té nước vào nhà cửa, dụng cụ lao động và súc vật để gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc một năm mới tốt đẹp và mạnh khỏe, người dân Lào tập trung đến chùa lễ Phật, tắm Phật bằng nước thơm, nghe sư giảng đạo, rồi té nước cho các nhà sư, chùa và cây cối xung quanh chùa. Nước thơm được đặt ngay cổng chùa thành từng vại lớn và liên tục có người châm nước, ướp hoa vào nước thơm để khách vãng chùa sử dụng. Ảnh: Nhật Cắt.

11-JPG.jpg

Điểm dừng chân thứ hai của đoàn tại chùa That Luang, là biểu tượng Phật giáo của Lào. Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu. Kiến trúc ngôi chùa tháp mang phong cách văn hoá bản sắc Lào và đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của đất nước này. Trong ảnh, đoàn FPT chụp hình trước cổng chùa That Luang. 

Patuxay – Khải Hoàn Môn là công trình được xây dựng từ 1962 – 1968 và là biểu tượng của Viêng Chăn. Người dân thành phố ví đây như là Khải hoàn môn. 13 – Công trình được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Lào. Đây cũng là điểm tham quan cuối cùng trong hành trình Kiến học của đoàn FPT trước khi hoà mình vào các hoạt động té nước cùng người dân. 14 - Khép lại hành trình Kiến học để lại nhiều ấn tượng về một đất nước Lào hiền hoà, thân thiện, hiếu khách; nhiều cán bộ văn hoá khi trở về Việt Nam vẫn cảm thấy nhớ khoảng thời gian ngắn ngủi nơi đây và đều ước mong sẽ có dịp quay lại.

Patuxay là công trình được xây dựng từ 1962-1968 và là biểu tượng của Viêng Chăn. Được xây dựng để vinh danh những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Lào, người dân thành phố ví đây như là Khải hoàn môn. 

Đây là điểm tham quan cuối cùng trong hành trình Kiến học của đoàn FPT trước khi hoà mình vào các hoạt động té nước cùng người dân.

Sau Patxuay, đoàn kiến học FPT "thất thủ" trong các hoạt động té nước cùng người dân. Ngoài trải nghiệm các hoạt động té nước trong nhà, ngoài phố của người bản địa, đoàn FPT còn tham dự lễ hội "Wet & Wild" diễn ra tại Bãi Bia, Viêng Chăn. 

Ngoài trải nghiệm các hoạt động té nước trong nhà, ngoài phố của người bản địa, đoàn FPT còn tham dự lễ hội "Wet & Wild" diễn ra tại Bãi Bia, Viêng Chăn. Chị Vũ Thị Vân Hải, Phó Ban Văn hóa đoàn thể FPT chia sẻ: "Quá đơn giản cho một Lễ hội lớn bậc nhất trong năm: chỉ một bãi đất dựng lên vài khu vực để chia nhỏ sự tham dự với nhiều phòng cách, sự chuẩn bị cũng chỉ có bia, sân khấu lớn với DJ và MC khuấy động, một vài ban nhạc thay phiên nhau biểu diễn với những trang phục không thể đơn giản hơn, và nước Sự tự giác thể hiện được sự tôn trọng chính mình và tôn trọng Lễ hội mang tên nước mình Không cần đến đội bảo vệ chuyên nghiệp đồng phục chốt chặn các vị trí nào cả Chỉ có một vài cảnh vệ trong đồng phục cũng giản đơn có thể hòa lẫn Vẫn có cổng bán vé nhưng vẫn có cổng không bán vé để ai không tự giác thì có thể bước qua Một hồ nước bằng phao cũng được chuẩn bị gần sân khấu nhưng tuyệt nhiên không có sự chen lấn để được nhúng chân vào hồ giữa một rừng người đông đảo, bia, nhạc xập xình Không có sự quá khích – ví dụ đứng lên bàn để nhún nhảy thì được nhắc nhở ngay thậm chí chỉ cần các ánh mắt thể hiện xung quanh đã thấy hành động là không phù hợp, phải điều chỉnh Không hàng quán rực rỡ, chỉ đúng 1 trò chơi ném phi tiêu vào bóng để “ăn” nước ngọt hoặc có thể bỏ ra một số tiền tương đương để có thể “ăn” được con gấu bông

Là "bà bầu show" của nhà F, chị Vũ Thị Vân Hải, Phó Ban Văn hóa - Đoàn thể FPT, không khỏi ngạc nhiên khi mới đến lễ hội bởi sự đơn giản quá đỗi: Một bãi đất với vài khu vực được chia nhỏ với các phong cách, sự chuẩn bị của ban tổ chức chỉ có bia, nước, DJ, MC khuấy động, vài ban nhạc thay nhau hát với trang phục cực kỳ đơn giản. Thế nhưng lễ hội lại vui đến bất ngờ bởi thành tố nước tạo nên sự phấn khích cho tất thảy người tham gia. "Tưởng không học được nhiều mà hóa ra lại học nhiều không tưởng. Lễ hội thành công mà không cần sự cầu kỳ quá lố, không hàng quán sặc sỡ, điều cốt lõi là sự gắn kết giữa con người và điểm nhấn - nước", chị Hải đúc kết. 

"Người dân thể hiện sự tự giác rất cao, tôn trọng bản thân và tôn trọng lễ hội. Không cần những đội bảo vệ chuyên nghiệp chốt chặn, chỉ vài cảnh vệ nhưng tuyệt nhiên không có sự chen lấn. Giữa rừng người, hồ nước bằng phao cũng không hề hấn gì", chị Hải chia sẻ. Theo chị, lễ hội

Đoàn FPT đều chung nhân xét người dân Lào thể hiện sự tự giác rất cao, tôn trọng bản thân và tôn trọng lễ hội của nước nhà. Không cần những đội bảo vệ chuyên nghiệp chốt chặn, chỉ vài cảnh vệ nhưng tuyệt nhiên không có sự chen lấn. Giữa rừng người, hồ nước bằng phao cũng không hề hấn gì bởi ai cũng ý thức đợi đến lượt mình rồi vào. 

Anh Trần Quốc Dũng, FPT Trading, cho rằng, điều đưa Bunpimay (Té nước) trở thành lễ hội đặc sắc không chỉ bởi nước, bia, âm nhạc mà còn vì sự chân thành và nhiệt tình của người dân nơi đây. Anh Dũng bật mí: "Dân Lào té nước vào nhau nhưng rất lịch sự. Nếu bạn đi ngoài đường, bạn muốn uống bia, hãy đón nhận những dòng nước mát, cùng nhảy múa với bất cứ ai thì bạn đều được mời uống bia". 

Ngọc Dung

Ý kiến

()