Chúng ta

Mark Zuckerberg - hình mẫu của thế hệ mới

Thứ ba, 12/4/2016 | 08:27 GMT+7

Sức ảnh hưởng của CEO Facebook không chỉ dừng lại ở lĩnh vực công nghệ mà tác động đến cả suy nghĩ của rất nhiều người trẻ trong nhiều ngành nghề khác nhau. 

Bất cứ ai từng lên mạng xã hội để tuyên bố mình đang thực hiện một dự án phát triển bản thân đều biết rằng bạn bè mình ở đây hầu như không tin tưởng chỉ dựa vào trách nhiệm của chính bạn. Gần như ngay khi bạn nói rằng mình muốn học tiếng Pháp hoặc không ăn những món có carbon-hydrat, thế giới vẫn dịch chuyển, cho qua, bỏ lại bạn với những lời hứa của chính mình.

Nhưng sẽ chẳng dễ dàng gì nếu bạn là Mark Zuckerberg. Mỗi năm, nhà sáng lập và CEO Facebook, 31 tuổi, thực hiện một cam kết trước cộng đồng để phát triển bản thân. Nỗ lực của anh được theo dõi chặt chẽ bởi báo chí và những người dùng Facebook trên khắp hành tinh. Họ là những người không bao giờ quên lời hứa của Zuckerberg.

Năm 2009, Zuckerberg quyết định mặc một chiếc áo giống nhau mỗi ngày. Năm 2010, anh thử thách chính mình bằng việc học nói tiếng Trung. Kế đến, năm 2011, anh thề rằng chỉ ăn những loại thịt do chính mình “làm thịt”. Năm 2013, mục tiêu của anh là mỗi ngày gặp một người mới. 2014, anh hứa tự tay viết những dòng cảm ơn (hay email) mỗi ngày. Năm ngoái, CEO bắt đầu có câu lạc bộ sách của mình, đọc một quyển mới mỗi 2 tuần.

mark1_1460387392.jpg

Thử thách năm 2016 mà Mark Zuckerberg đặt ra cho mình là chạy 365 dặm, tức mỗi ngày một dặm. 

Năm nay cũng không khác mấy. Mặc dù Zuckerberg rất bận với hàng đống việc ở công ty và chăm cô con gái bé bỏng, anh nói rằng sẽ chạy 365 dặm trong năm nay. Có nghĩa mỗi ngày chạy một dặm. Song song đó là tạo nên robot người hầu cho chính gia đình mình.

Những nỗ lực của Zuckerberg đã đưa anh trở thành hình mẫu lý tưởng của hàng triệu người trong và ngoài ngành công nghệ. Hơn cả việc xem Mark đơn thuần là đại diện của một người thành công trong lĩnh vực công nghệ và mức độ giàu “khủng”, mọi người xem anh là một hình mẫu.

“Tôi có ba trải nghiệm mỗi năm được truyền cảm hứng từ Zuckerberg”, Dave Fontenot, 22 tuổi, một công dân ở San Francisco, chia sẻ. Năm nay, Fontenot hướng đến mục tiêu cải thiện thái độ sống, tập suy nghĩ và dành nhiều thời gian hơn cho bản thân. Anh cũng tập viết những dòng cảm ơn, bao gồm viết bằng tay hoặc đoạn ghi âm được truyền cảm hứng bởi CEO Facebook. “Trong rất nhiều năm, tôi không hề cảm ơn ai về bất cứ điều gì. Nhưng giờ đây, vì một trong những người có sức nặng nhất thế giới làm điều đó, tôi cũng đã như vậy. Thật tuyệt vời”.

Năm 2012, chàng trai này được mời sang trụ sở chính của Facebook ở  Menlo Park, California, sau khi chiến thắng một cuộc thi tại ĐH Michigan. Tại đây, cậu có cơ hội được tiếp xúc thân mật với Mark Zuckerberg. Fontenot nhớ rất rõ giây phút Zuckerberg phát hiện ai đó đang tung hứng các quả bóng và bày tỏ mong muốn được thử. “Anh ấy chỉ mất 20 phút để làm được điều đó”, Fonenot kể.

Lukas Biewald, nhà đồng sáng lập và CEO của CrowdFlower, thì nhìn thấy những nỗ lực tự thân của Zuckerberg, có thể bao gồm cả tung bóng, như là một biểu tượng của toàn ngành công nghệ. “Tôi nghĩ việc tự phát triển chính mình ngoài công việc là một phần trong hệ tư tưởng thời đại ở thung lũng Silicon. Mọi người mong đợi bạn có những thứ mà bạn quan tâm ngoài công việc”, Biewald, 34 tuổi, chia sẻ.

mark-2.jpg

Dù đứng ở đỉnh cao của thành công, CEO Facebook không hề kiêu ngạo mà luôn muốn phát triển bản thân hơn nữa. Điều đó khiến anh trở thành hình mẫu của thế giới mới. 

Đối với John Mills, 33 tuổi, một thợ mộc và nhà đồng sáng lập của Zenput, đó là những sáng kiến có ích trong và ngoài công việc. “Tôi bắt đầu tập suy ngẫm và yoga. Tôi dần bị thu hút bởi những việc không mang đến lợi nhuận, bắt đầu đầu tư thời gian, tiền bạc và nguồn lực của mình nhiều hơn vào những giá trị phi lợi nhuận mà tôi tin tưởng”.

Những nỗ lực về thiện nguyện gần đây của Zuckerberg đã tạo cảm hứng rất lớn cho Mills. “Dõi theo anh ấy trở thành một nhà từ thiện với những nỗ lực lớn là một điều thật sự tuyệt vời và đáng để chú ý. Anh ấy luôn tái tạo bản thân và trở thành một người tốt hơn cả tốt mỗi ngày”.

Với Erik Zuuring, 26 tuổi, một nhà thiết kế và phát triển ở Montreal, việc tự cải thiện và nâng cấp bản thân của Zuckerberg mang đến sự phát triển vượt khỏi ngành công nghệ. “Tôi dõi theo mọi nỗ lực của anh ấy và có thể thốt lên rằng ‘Bạn không cần phải lúc nào cũng dựa vào những chiếc máy tính. Bạn có thể làm bất cứ thứ gì'". Erik trở thành một người ăn chay và bắt đầu tập luyện phát triển bản thân, dành một giờ mỗi ngày để chơi guitar hay đọc sách. Chàng trai này nghĩ đó đích thị là điều mà Mark mong muốn mọi người làm. “Nó rất truyền cảm hứng, nhưng theo cách khác lạ, từ Facebook”.

“Tôi nhìn vào danh sách những thứ anh ấy đã làm và theo dõi chúng. Tôi đã có một bài tập suy ngẫm cho riêng mình, chú ý vào thức ăn hơn”, Ben Tauber, 32 tuổi, nhà sáng lập Velocity, một nền tảng kết nối mọi người với các huấn luyện viên riêng tư hoặc chuyên nghiệp, cho hay.

“Một trong những thứ mà tôi thực sự cảm kích là sự biến đổi mà tôi nhìn thấy ở Mark với tư cách một người đứng bên ngoài cuộc sống của anh ấy. Đó là cách mà anh đối đãi với những giá trị của mình khi ở tuổi 24, 26 với hiện tại”, Ben chia sẻ.

Diễn xuất của Jesse Eisenberg trong vai Mark Zuckerberg ở tác phẩm “The Social Network” có thể sẽ mang hình ảnh vị CEO trẻ này đến với nhiều người hơn nhưng việc người ta ấn tượng về Mark đã diễn ra từ nhiều năm trước đó. Những cuộc phỏng vấn mà CEO Facebook đưa ra những năm qua chỉ để xác nhận giả định của mọi người rằng anh là một cái máy hơn là một con người.  Đó là lý do tại sao thỉnh thoảng các thông báo hằng năm chỉ mang đến tin tức về nâng cấp phần mềm (Mark Zuckerberg, thông qua một phát ngôn viên, từ chối nói về những thách thức mỗi năm của mình với lý do là thời gian bị hạn chế).

mark3.jpg

Mark Zuckerberg cùng vợ con, những người đồng hành trên con đường của anh. 

“Bằng cách nào đó anh ấy đã thay đổi để trở thành một mô hình đầy khát vọng trong cấp bậc điều hành”, Tom Junod, cây viết của tờ Esquire, người từng có bài viết về Zuckerberg chỉ bằng việc sử dụng những phát biểu của anh này trước công chúng, thổ lộ. “Tôi nghĩ đó là khi anh ấy bắt đầu những dự án phát triển bản thân”. Anh này từng khám phá ra rằng đây là “người nhàm chán thú vị nhất thế giới hoặc một người thú vị nhàm chán nhất”.

Tất nhiên, không phải ai trong ngành công nghệ cũng làm theo Mark Zuckerberg. Max Nanis, nhà nghiên cứu tin học 25 tuổi, nói rằng: “Cái cách anh ta làm không khác gì mô hình 20 tuổi của Instagram. Anh biết là mình có sức ảnh hưởng. Đó là thứ mà tôi đọc trong rất nhiều thông điệp” (Có lẽ, nhưng không giống bất cứ mô hình nào, Zuckerberg đã mua Instagram với giá 1 tỷ USD năm 2012).

“Tôi chắc là mọi người muốn được trở thành một Mark Zuckerberg khi họ trưởng thành. Họ cần hình mẫu như thế vì những hành xử căn bản nhất để quan tâm đến bản thân mình. Song họ hầu như chắc chắn có những vấn đề khác phải giải quyết”, Max thổ lộ quan điểm.

“Không ai có thể viết lại tiêu chuẩn xã hội của mỗi người nhưng nếu một người có sức ảnh hưởng được biết đến về việc thậm chí khi đã ở trên đỉnh của thành công vẫn muốn nhìn lại và phát triển bản thân, đó là một sự ảnh hưởng rất tốt. Cậu ấy là một ví dụ trên thực tế chứ không phải là nhà thuyết giáo”, Steven Pinker, 61 tuổi, giáo sư Đại học Harvard, phân tích.

Sau khi đọc một số quyển sách của Pinker, Mark đã mời giáo sư đến đại bản doanh Facebook và dùng bữa tối tại nhà anh ở Palo Alto, California. Vợ Zuckerberg, Priscilla Chan, và nhiều nhân viên Facebook cũng tham dự. Bữa ăn có rất nhiều món. Ngài giáo sư không chắc là Mark có tự tay làm thịt những loài vật đó không. “Nó diễn ra rất vui vẻ. Cậu ấy không hề kiêu căng, rất hiểu biết, khao khát học hỏi và tương tác”, ông kể.

Liệu ngài Pinter có viết lời cảm ơn sau đó? “Tôi phải thú nhận là mình không làm điều đó. Có lẽ đó là việc tôi nên cho qua”, ông nói.

>> Mark Zuckerberg mặc áo giống nhau mỗi ngày để làm gì?

Yến Nhi (theo The New York Times)

Ý kiến

()