Chúng ta

'Nổi da gà' với màn trình diễn của 'dị nhân' Mai Đình Tới

Thứ sáu, 30/12/2016 | 09:17 GMT+7

Người tham dự Lễ hội tất niên FPT HCM 2016 không khỏi ngạc nhiên và trầm trồ trước màn biểu diễn của nghệ sĩ Mai Đình Tới - người có biệt tài chơi rất nhiều nhạc cụ bằng miệng và mũi, đặc biệt là những nhạc cụ độc đáo làm từ ống nước, chai, chén bát, thậm chí là cánh cửa, ống bô xe máy...

<p> Khác với hình dung của mọi người về một nghệ sĩ nổi tiếng, "quái kiệt" Mai Đình Tới xuất hiện trên sân khấu FPT với phong thái đầy vui tươi, sôi nổi và giản dị như "chất" của người lính Cụ Hồ.<br /> Ông sinh năm 1959 tại Thanh Hóa và tốt nghiệp khoa Âm nhạc dân tộc năm 1983 với chuyên môn: thổi sáo, thổi kèn, đánh đàn bầu. </p>

Khác với hình dung của mọi người về một nghệ sĩ nổi tiếng, "quái kiệt" Mai Đình Tới xuất hiện trên sân khấu FPT với phong thái đầy vui tươi, sôi nổi và giản dị như "chất" của người lính Cụ Hồ.
Ông sinh năm 1959 tại Thanh Hóa và tốt nghiệp khoa Âm nhạc dân tộc năm 1983 với chuyên môn: thổi sáo, thổi kèn, đánh đàn bầu. 

<p> Không để người FPT chờ đợi lâu, ông nhanh chóng trình diễn tiết mục thổi sáo bằng mũi trên nền nhạc của ca khúc Tây Du Ký vui nhộn.</p>

Không để người FPT chờ đợi lâu, ông nhanh chóng trình diễn tiết mục thổi sáo bằng mũi trên nền nhạc của ca khúc Tây Du Ký vui nhộn.

<p> Người thường thổi sáo bằng miệng đã khó khăn, còn với "dị nhân" Mai Đình Tới, thổi sáo bằng mũi đã trở thành "thương hiệu" từ khi ông mới bước vào nghề đến nay. </p>

Người thường thổi sáo bằng miệng đã khó khăn, còn với "dị nhân" Mai Đình Tới, thổi sáo bằng mũi đã trở thành "thương hiệu" từ khi ông mới bước vào nghề đến nay. 

<p> Ông tự ví sự nghiệp như một chiếc cầu thang có nhiều nấc, ai có đủ sự kiên nhẫn thì mới có thể lên đến bậc thang cuối cùng, còn đa số mọi người đều dừng lại ở giữa chừng. Ông chia sẻ, để có thể vừa thổi sáo bằng hai tay và vừa chơi trống bằng hai chân, ông đã phải mất 7 năm trời khổ luyện, tới mức hai cổ chân sưng phù lên, phải chống nạng để đi lại. </p>

Ông tự ví sự nghiệp như một chiếc cầu thang có nhiều nấc, ai có đủ sự kiên nhẫn thì mới có thể lên đến bậc thang cuối cùng, còn đa số mọi người đều dừng lại ở giữa chừng. Ông chia sẻ, để có thể vừa thổi sáo bằng hai tay và vừa chơi trống bằng hai chân, ông đã phải mất 7 năm trời khổ luyện, tới mức hai cổ chân sưng phù lên, phải chống nạng để đi lại. 

<p class="Normal"> Nhưng Mai Đình Tới không dừng lại ở đó. Ông say mê tìm tòi để sáng tạo ra nhiều nhạc cụ khác từ những vật dụng bình dị, quen thuộc với cuộc sống mọi người. Chiếc đàn nhị bằng bóng đèn neon, cây sáo bằng ống pô xe máy, chiếc đàn từ cánh cửa, hay chơi nhạc bằng chính những chiếc chén bát. <br /><span>Những nhạc cụ do ông tự sáng chế thậm chí còn có thể đứng chung với dàn nhạc mà các chuyên gia âm nhạc khó tính cũng thừa nhận độ chuẩn về âm. Với nhạc cụ tự chế, ông mang </span><span style="color:rgb(34,34,34);">đi diễn hàng đêm ở nhiều sân khấu trong cả nước lẫn ra nước ngoài, mang đến cho ông những danh hiệu lớn như Kỷ lục Guinness Việt Nam, Kỷ lục vàng, Những chuyện lạ Việt Nam, Kỷ lục Guinness Châu Á và thế giới...</span></p>

Nhưng Mai Đình Tới không dừng lại ở đó. Ông say mê tìm tòi để sáng tạo ra nhiều nhạc cụ khác từ những vật dụng bình dị, quen thuộc với cuộc sống mọi người. Chiếc đàn nhị bằng bóng đèn neon, cây sáo bằng ống pô xe máy, chiếc đàn từ cánh cửa, hay chơi nhạc bằng chính những chiếc chén bát. 
Những nhạc cụ do ông tự sáng chế thậm chí còn có thể đứng chung với dàn nhạc mà các chuyên gia âm nhạc khó tính cũng thừa nhận độ chuẩn về âm. Với nhạc cụ tự chế, ông mang đi diễn hàng đêm ở nhiều sân khấu trong cả nước lẫn ra nước ngoài, mang đến cho ông những danh hiệu lớn như Kỷ lục Guinness Việt Nam, Kỷ lục vàng, Những chuyện lạ Việt Nam, Kỷ lục Guinness Châu Á và thế giới...

<p> Nghệ sĩ Mai Đình Tới gửi tặng người FPT ca khúc "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh" chỉ với những chiếc chén bát và đũa. </p>

Nghệ sĩ Mai Đình Tới gửi tặng người FPT ca khúc "Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh" chỉ với những chiếc chén bát và đũa. 

<p> "Dị nhân" Mai Đình Tới tâm sự với người FPT, ông từng gặp trường hợp "mất đồ nghề" là những cuộn ống nước khi ra nước ngoài diễn bởi Hải quan bỏ vào... sọt rác. Ông từng ghi tên mình vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam với "Tổ hợp sân khấu - Dàn nhạc bằng ống nhựa lớn nhất Việt Nam". </p>

"Dị nhân" Mai Đình Tới tâm sự với người FPT, ông từng gặp trường hợp "mất đồ nghề" là những cuộn ống nước khi ra nước ngoài diễn bởi Hải quan bỏ vào... sọt rác. Ông từng ghi tên mình vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam với "Tổ hợp sân khấu - Dàn nhạc bằng ống nhựa lớn nhất Việt Nam". 

<p> Từ những đoạn ống nước không có gì đặc biệt ngoài tiện ích chính của nó, "quái kiệt" Mai Đình Tới đã biến thành một nhạc cụ "không đụng hàng" và tạo nên những âm thanh không thua kém gì nhạc cụ chính thống. </p>

Từ những đoạn ống nước không có gì đặc biệt ngoài tiện ích chính của nó, "quái kiệt" Mai Đình Tới đã biến thành một nhạc cụ "không đụng hàng" và tạo nên những âm thanh không thua kém gì nhạc cụ chính thống. 

<p> Người FPT "mắt tròn mắt dẹt"  trước tài năng của "dị nhân" Mai Đình Tới.</p>

Người FPT "mắt tròn mắt dẹt"  trước tài năng của "dị nhân" Mai Đình Tới.

<p> Ông chia sẻ, có lần đi nước ngoài biểu diễn, ông đã thấy những chiếc máy tính mang thương hiệu FPT. Gia đình nghệ sĩ hiện cũng sử dụng máy tính của FPT lắp ráp và cảm thấy rất bền, ổn định.</p>

Ông chia sẻ, có lần đi nước ngoài biểu diễn, ông đã thấy những chiếc máy tính mang thương hiệu FPT. Gia đình nghệ sĩ hiện cũng sử dụng máy tính của FPT lắp ráp và cảm thấy rất bền, ổn định.

<p> Chỉ hơn 30 phút giao lưu và biểu diễn, nghệ sĩ Mai Đình Tới đã mang đến những cảm xúc thăng hoa cho FPTers.<br /> "Tôi nghĩ mình cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Những điều tôi làm ai cũng có thể làm được nếu có sự đam mê và đeo đuổi tới cùng", ông bộc bạch.</p>

Chỉ hơn 30 phút giao lưu và biểu diễn, nghệ sĩ Mai Đình Tới đã mang đến những cảm xúc thăng hoa cho FPTers.
"Tôi nghĩ mình cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Những điều tôi làm ai cũng có thể làm được nếu có sự đam mê và đeo đuổi tới cùng", ông bộc bạch.

Hà Dương

Ý kiến

()