Chúng ta

'Muốn thành công, hãy sống kỷ luật như người Do Thái'

Thứ năm, 28/5/2015 | 08:06 GMT+7

"Người Do Thái sống rất kỷ luật. Các bạn muốn thành công như người Do Thái, hãy rèn luyện nếp sống một cách có kỷ luật ngay từ bây giờ. Những giấc mơ khổng lồ bao giờ cũng bắt đầu từ những viên gạch nhỏ bé đầu tiên", TS. Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ. 

Sáng ngày 23/5, buổi VIP Talk chủ đề "Câu chuyện Do Thái" đã diễn ra tại ĐH FPT, tòa nhà Innovation, Công viên Phần mềm Quang Trung, TP HCM, thu hút gần 100 sinh viên tham dự. Diễn giả của chương trình là nhà nghiên cứu - TS. Đặng Hoàng Xa, tác giả cuốn sách Câu chuyện Do Thái, và TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà.

Diễn giả của chương trình là nhà nghiên cứu - TS. Đặng Hoàng Xa, tác giả cuốn sách Câu chuyện Do Thái, và TS. Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà.

Diễn giả của chương trình VIP Talk là nhà nghiên cứu - TS. Đặng Hoàng Xa, tác giả cuốn sách Câu chuyện Do Thái, và TS. Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà. Ảnh: FU.

Theo TS. Nguyễn Mạnh Hùng, đất nước Irsarel nhỏ bé, toàn sa mạc chứ không nhiều tài nguyên như Việt Nam, lại bị bao vây bởi kẻ thù, nhưng người Do Thái luôn thể hiện sự quyết chí cao độ và bản lĩnh đầy mình. Có 3 yếu tố cấu thành những phẩm chất này của người Do Thái.

Thứ nhất là niềm tin. Người Do Thái mang tâm trí rằng “được Chúa chọn để làm chủ thế giới” nên họ luôn tự nỗ lực để xứng đáng với vai trò, trọng trách này. Thứ hai là nền tảng tôn giáo và giáo dục. Họ theo đạo Do Thái Giáo và đọc kinh Torah. Kinh Torah cũng giống như kinh đạo Phật, dạy con người sống chân thật, về quy luật nhân quả nhưng cách áp dụng của người Do Thái kiên quyết hơn. Họ học thuộc kinh, đi đền thánh hằng ngày, kinh có những nội dung thực tế hơn như chuyện ăn uống, hôn nhân…và được áp dụng triệt để.

Người Do Thái áp dụng quy luật nhân quả để đẻ con thông minh. Họ gieo những quả lành nên những giống nòi được di truyền đều là những giống nòi tốt. Từ khi đứa bé trong bụng mẹ, người Do Thái đã cho bào thai tiếp xúc với tiền, kim cương, làm toán, đọc thơ, nghe nhạc…Từ đó, giúp kích thích não bộ, hình thành những khái niệm. Rồi khi chúng lớn lên, họ khuyến khích con đọc sách bằng cách thấm nước hoa vào trang sách để các bé yêu thích việc đọc sách hơn…

Yếu tố cuối cùng là nòi giống. Trước khi quyết định mang thai, bậc cha mẹ luôn để tinh thần thư thái ít nhất 3 tháng trước khi sinh con. Đồng thời, người Do Thái quan niệm những người có học vị cao, tài giỏi, giàu có thì cần sinh nhiều con để nhân rộng giống nòi tốt. Còn với những người khó khăn, nghèo khổ thì nên có rất ít con (điều này ngược lại với Việt Nam).

Đến với buổi hội thảo, nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Xa mong muốn vẽ ra một bức tranh chân thật về dân tộc Do Thái khi những hiểu biết về dân tộc này đa phần bị méo mó trên các phương tiện truyền thông.

Đến với buổi hội thảo, nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Xa (đứng) mong muốn vẽ ra một bức tranh chân thật về dân tộc Do Thái khi những hiểu biết về dân tộc này đa phần bị méo mó trên các phương tiện truyền thông. Ảnh: FU.

Cũng theo Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty sách Thái Hà, người Do Thái và người Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, đều là những người rất thông minh và rất khó thay đổi bản chất con người. Dù dân tộc bị đô hộ, áp chế bao nhiêu lâu thì vẫn giữ cho mình những bản sắc riêng có.

Trả lời câu hỏi "Cần làm gì để thay đổi và vươn lên như người Do Thái?", các diễn giả cho rằng, người Do Thái luôn đối mặt với kẻ thù nên họ luôn có ý chí tự vệ. Họ không đầu tư về đất đai mà đầu tư về trí tuệ. Từ đó, các diễn giả đã dành lời khuyên cho các bạn sinh viên nên tập cho mình thói quen kỷ luật, tuân thủ đúng những quy định do chính mình đặt ra. Hãy không ngừng đọc sách, tìm cho mình một người thầy tốt để được định hướng tốt, chọn ít nhất một tấm gương tốt để noi theo, tạo thói quen tốt, tiếp xúc với những người tốt, nên thường xuyên tham gia những buổi chia sẻ, tọa đàm...

“Đại học FPT cũng đã là một môi trường tốt vì tạo được nhiều cơ hội cho các bạn sinh viên tiếp cận với những tư duy tích cực, hiện đại", TS. Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận.

Đến với buổi hội thảo, nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Xa mong muốn vẽ ra một bức tranh chân thật về dân tộc Do Thái khi những hiểu biết về dân tộc này đa phần bị méo mó trên các phương tiện truyền thông. Buổi hội thảo còn thôi thúc những con người trẻ tìm hiểu vì sao đất nước Israel nhỏ bé lại có quá nhiều người thành công để có thể học tập, phát triển bản thân và xa hơn là phát triển đất nước. 

Dù đang trong quá trình thực tập nhưng khi có thông tin về toạ đàm chuyên đề về người Do Thái, Đặng Thị Hương Lan, sinh viên lớp SB0865 - ĐH PFT, đã sắp xếp tham gia vì bản thân rất ấn tượng sự thông minh của người Do Thái. Khi được nhà nghiên cứu Đặng Hoàng Xa hỏi về mục tiêu trong cuộc sống, cô sinh viên FPT đã không giấu giếm ước mơ xây dựng một bệnh viện cho người nghèo.

“Cách nói chuyện của các diễn giả rất tự nhiên làm cho em bị lôi cuốn và hiểu thêm rất nhiều điều về người Do Thái, nhất là cách giáo dục con trẻ của họ. Thứ hai nữa là tính kỷ luật. Đôi khi tự cho mình những phương án sai nhất định mà không thực hiện đúng nên kể từ hôm nay em sẽ điều chỉnh lại và cuối cùng sẽ chia nhỏ mục tiêu của mình thành những đoạn ngắn và xác định những gì mình cần làm để đến gần mục tiêu hơn. Em sẽ tìm cho mình một người cùng thực hiện mục tiêu đó, bởi hai người cùng nhau làm và giám sát một điều gì đó chắc chắn sẽ nhận được kết quả tốt hơn", Hương Lan bộc bạch.

Nội dung thú vị về một dân tộc thông minh và tài giỏi đã lôi cuốn các bạn sinh viên ở lại đến cuối chương trình. Sinh viên FPT đã được giới thiệu những đầu sách hay được Thái Hà Book phát hành như: Số ít được lựa chọn, Mật mã Do Thái… Chương trình này cũng không nằm ngoài định hướng giáo dục cho học sinh, học viên, sinh viên đang theo học các cơ sở giáo dục thuộc FPT, đưa giới trẻ đến gần với những tư duy tiên tiến để hoàn thiện bản thân và học tập hiệu quả.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Xa làm việc trong ngành điện tử. Ông có gần 30 năm làm việc tại Thung lũng Silicon, Mỹ, và nghiên cứu về tôn giáo trong nhiều năm. Là người yêu thích và ngưỡng mộ văn hóa, đất nước, con người Do Thái, Đặng Hoàng Xa dựa trên những nghiên cứu của mình để bắt tay viết cuốn sách "Câu chuyện Do Thái - lịch sử thăng trầm của một dân tộc". Không chỉ viết sách, ông còn tham gia một nhóm nghiên cứu Do Thái và Israel, thành viên là những người Việt. 

Cuốn sách "Câu chuyện Do Thái - lịch sử thăng trầm của một dân tộc" gồm năm chương, dựng lại lịch sử đất nước Israel thông qua những nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như bản sắc Do Thái, Do Thái giáo, chính sách phát triển kinh tế... Trong sách, tác giả Đặng Hoàng Xa chỉ ra rằng, cái đã nâng người Do Thái từ tăm tối lên tới vĩ đại chính là sự khao khát của họ trong việc truy cầu những ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Ông giải thích rõ hơn rằng người Do Thái không ngừng đặt ra những câu hỏi, thẳng thắn đối diện với vấn đề và luôn cải biến tự nhiên, cải biến sự vật theo chiều hướng tốt hơn cái đang có.

Thiên Bình tổng hợp

Ý kiến

()