Chúng ta

FPT Polytechnic mở chuyên ngành hot

Thứ hai, 25/3/2013 | 11:15 GMT+7

Để đáp ứng nhu cầu cao về lao động trong lĩnh vực di động, truyền thông, Cao đẳng Thực hành FPT Polytechnic sẽ mở thêm hai chuyên ngành mới là Lập trình máy tính - Thiết bị di động và Thiết kế đồ họa Multimedia trên toàn quốc từ tháng 9/2013.
> Đào tạo kỹ năng văn phòng cho hơn 1 triệu giáo viên / FPT Polytechnic cấm hút thuốc lá trong trường học

Với 50 triệu thuê bao di động và 69% người sử dụng ở độ tuổi trung bình từ 15-24 tuổi, thị trường di động có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lao động trong lĩnh vực này lại đang thiếu trầm trọng. Vì thế, năm 2013, FPT Polytechnic sẽ tiên phong trong việc đào tạo Lập trình máy tính - Thiết bị di động nhằm mang lại lượng lao động được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu xã nội.

Năm 2013, FPT Polytechnic đào tạo 7 chuyên ngành đang thiếu nhân lực có tay nghề

Năm 2013, FPT Polytechnic đào tạo 7 chuyên ngành đang thiếu nhân lực có tay nghề. Các cán bộ Quan hệ doanh nghiệp của trường sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên.

Với 7 kỳ học tương đương 2 năm 4 tháng, sinh viên chuyên ngành Lập trình máy tính - Thiết bị di động sẽ được đào tạo về ngôn ngữ lập trình C++, Java và Javascript cùng công nghệ HTML 5/CSS 3 trên các nền tảng chủ đạo như Android, iOS.

Ngoài ra, FPT Polytechnic cũng mở thêm chuyên ngành Thiết kế đồ họa Multimedia với hy vọng cung cấp cho xã hội đội ngũ chuyên gia thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Sinh viên sẽ được đào tạo thiết kế đồ họa với Photoshop và Illustrator, thiết kế đồ họa động với Flash, ứng dụng mỹ thuật công nghiệp, thiết kế và dàn trang, đồ họa quảng cáo…

Chương trình học, giáo trình của hai chuyên ngành mới được thiết kế theo chuẩn quốc tế bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực di động và đồ họa đến từ các tập đoàn công nghệ lớn thế giới. Đặc biệt, một trong hai chuyên gia đầu tiên của Việt Nam được cử đi học khóa đào tạo do Microsoft giảng dạy cho giảng viên tại Seattle - Mỹ đến từ Công ty Phần mềm FPT sẽ đứng lớp để dạy cho sinh viên năm cuối ngành CNTT.

 “Với sự hợp tác cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ trong việc xây dựng học liệu và giảng dạy, FPT Polytechnic tin tưởng sẽ đem đến chất lượng dạy tốt nhất cho sinh viên của mình”, anh Đàm Quang Minh - Giám đốc FPT Polytechic Việt Nam cho biết.

Năm 2013, FPT Polytechnic đào tạo 7 chuyên ngành đang thiếu nhân lực có tay nghề, đó là: Kế toán doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp - Nhân sự và Văn phòng; Quản trị doanh nghiệp - Marketing và Bán hàng; Thiết kế lập trình website; Ứng dụng CNTT; Thiết kế đồ họa Multimedia; Lập trình máy tính - Thiết bị di động.

Trong đó, khối ngành CNTT của FPT Polytechnic sẽ có thay đổi căn bản. Cụ thể, chuyên ngành Ứng dụng phần mềm sẽ được chuyển thành chuyên ngành Ứng dụng CNTT và tập trung vào việc trang bị cho người học những kỹ thuật, kỹ năng cơ bản về các giải pháp cho doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ mới như Điện toán đám mây (Cloud computing) và Dịch vụ phần mềm (SaaS - Software as a service). Chuyên ngành Thiết kế website sẽ được chuyển thành Thiết kế lập trình website cho đúng với yêu cầu chuyên môn.

Đặc biệt, trường có cán bộ Quan hệ doanh nghiệp với nhiệm vụ làm câu nối giữa sinh viên với các công ty, doanh nghiệp bên ngoài. Các cán bộ Quan hệ doanh nghiệp của trường sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ hội thực tập, việc làm cho sinh viên, qua đó cũng giúp các doanh nghiệp tìm được đúng nhân lực được đào tạo tay nghề cao.

Với đầu vào mở bằng hình thức xét tuyển, thí sinh chỉ cần đạt một trong các điều kiện: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 hoặc điểm Toán thi tốt nghiệp THPT từ 5,5 trở lên, đang là sinh viên hệ chính quy các trường Cao đẳng, Đại học hoặc đã hoàn thành chương trình Trung cấp là đã có thể trở thành sinh viên của FPT Polytechnic.

Hiện tại, FPT Polytechnic đang tuyển sinh khóa 9.2 trên toàn quốc, hạn nộp hồ sơ là 28/4, nhập học vào ngày 13/5. Thí sinh có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết tại website của trường.

Nam Anh

Ý kiến

()