Chúng ta

Xu hướng tuyển dụng lao động giỏi công nghệ tại Việt Nam

Thứ sáu, 29/12/2017 | 11:16 GMT+7

Công nghệ số đang phát triển và nhu cầu nhân lực cho ngành này đang tăng mạnh. Vì thế, thị trường lao động đang dịch chuyển theo hướng số hóa.

Theo khảo sát lương hằng năm vừa được Công ty Tư vấn tuyển dụng nhân sự cấp cao Robert Walters công bố, năm 2017, số hóa là ưu tiên hàng đầu của hầu hết các ngành nghề ở Việt Nam. Xu hướng quan tâm này thúc đẩy nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) am hiểu về điện toán đám mây, an toàn thông tin và thiết kế ứng dụng gia tăng. Xu hướng này sẽ tiếp tục trong năm 2018.

Ông Toby Fowlston - Giám đốc Điều hành khu vực Đông Nam Á của Robert Walters cho rằng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh cùng với sự gia nhập của các công ty mới giúp thị trường việc làm sôi động.

Xu hướng số hóa tràn qua khu vực đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp tạo ra nền tảng di động trực tuyến khi họ tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần người dùng. Kết quả của những chuyển đổi này là nhiều công ty đã thuê các chuyên gia am hiểu về số hóa trong lĩnh vực tiếp thị và CNTT, đặc biệt là những người sử dụng thành thạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, hoặc có kỹ năng công nghệ đặc thù.

Xu hướng số hóa tràn qua khu vực đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp tạo ra nền tảng di động trực tuyến khi họ tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần người dùng.

Xu hướng số hóa tràn qua khu vực đã thôi thúc nhiều doanh nghiệp tạo ra nền tảng di động trực tuyến khi họ tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng thị phần người dùng.

Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng các chuyên gia CNTT trong lĩnh vực điện toán đám mây, an ninh mạng và Big Data cũng tăng mạnh. Các ứng viên trong nước nắm vững kỹ thuật chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT và có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế sẽ được săn đón.

Hiện các ngân hàng đang ngày càng chú trọng đầu tư, ứng dụng số hóa trong hệ thống nên nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính rất cao. Và lương của các nhân sự ngành này sau khi chuyển việc thường tăng 20 - 25% so với trước đây.

Đánh giá về nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay, ông Adrien Bizouard - Giám đốc Quốc gia của Robert Walters cho biết, thị trường lao động đang đón nhận một luồng nhân lực vừa trẻ, vừa có nhiệt huyết, vừa được đào tạo và bắt kịp xu hướng trong khu vực.

Việt Nam đang có nguồn nhân lực trẻ (50 - 60% ở độ tuổi dưới 35) rất am hiểu công nghệ. Họ học hỏi, thích nghi và đáp ứng nhanh nhu cầu thực tế và đã tạo ra một luồng nhân lực riêng cho xu hướng số hóa. Hiện các nước nhìn nhận Việt Nam như một nơi cung cấp lao động cho ngành CNTT và là điểm đến của các doanh nghiệp phần mềm trên thế giới.

Có nhiều yếu tố để ông Adrien Bizouard đánh giá cao nhân lực Việt Nam. Đó là hiện nay, chất lượng đào tạo đã được nâng lên nên chất lượng lao động cũng tăng cao. Cách nay vài năm, khi Việt Nam ký các hiệp định khu vực, đã có ý kiến lo ngại lao động người Việt khó cạnh tranh với lao động các nước. Nhưng thực tế cho thấy, những người trẻ của Việt Nam có cái nhìn, kiến thức rất tốt về nhiều lĩnh vực không thua gì nhân lực các nước trong khu vực.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay, theo ông Trương Gia Bình, là phải chuẩn bị hệ thống đào tạo nghề để mọi người có thể chuyển đổi công việc thông qua việc học.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay, theo ông Trương Gia Bình, là phải chuẩn bị hệ thống đào tạo nghề để mọi người có thể chuyển đổi công việc thông qua việc học.

Cùng quan điểm này, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT, cho rằng lợi thế của Việt Nam là có dân số vàng và truyền thống hiếu học. Việt Nam là một trong số quốc gia có số lượng kỹ sư sở hữu nhiều chứng chỉ về công nghệ điện toán đám mây của Amazon Web Services (AWS) nhất. Dẫn chứng thực tế tại FPT, ông Trương Gia Bình cho biết, khi các tập đoàn lớn trên thế giới đưa ra các nền tảng công nghệ dẫn dắt sự phát triển của công nghệ số như Cloud, IoT, Predix..., các kỹ sư trẻ của FPT đã tiếp cận và học hỏi rất nhanh.

Trong đó, riêng về nền tảng Cloud của AWS, những kỹ sư trẻ của FPT đang sở hữu trên 370 chứng chỉ và với số chứng chỉ này, FPT đã trở thành đối tác danh dự của AWS. FPT cũng là công ty đứng đầu về số kỹ sư sở hữu chứng chỉ liên quan đến công nghệ vạn vật kết nối Predix và là đối tác duy nhất tại khu vực Đông Nam Á của General Electric - công ty đứng thứ 13 trong danh sách Fortune Global 500 với doanh thu trên 120 tỷ USD.

Vấn đề cần quan tâm hiện nay, theo ông Trương Gia Bình, là phải chuẩn bị hệ thống đào tạo nghề để mọi người có thể chuyển đổi công việc thông qua việc học. Vì trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một người thợ may bình thường có thể được thay thế bằng máy móc, nhưng người thợ may biết thêm về y tế, kỹ thuật hoặc lập trình thì sẽ khác. Công nghệ số đòi hỏi mỗi lao động phải hiểu biết, có kỹ năng số.

Trong tương lai, thị trường sẽ cần hàng ngàn, hàng triệu "lao động đa năng" như thế. Vì vậy, các kỹ sư Việt Nam phải sẵn sàng học tập cái mới để đáp ứng nhu cầu vô cùng lớn trong thời gian tới. Muốn làm được điều này, hãy bắt đầu bằng việc dễ dàng nhất, đó là kêu gọi các bạn trẻ học Walson, Predix, tham gia vào chuyển đổi số cho các tập đoàn lớn về vận tải, bán lẻ, tài chính - ngân hàng... Như vậy, nguồn nhân lực Việt Nam sẽ có kỹ năng khác biệt.

Ở góc độ một nhà tư vấn tuyển dụng, ông Adrien Bizouard khuyên người lao động nên gắn bó với doanh nghiệp càng lâu càng tốt. Bởi trên thực tế, lao động làm việc trong hai mảng thương mại điện tử và kỹ thuật số thường xuyên thay đổi chỗ làm, phần lớn gắn bó với công ty không quá một năm. Nếu cứ nhảy việc, người lao động không thể học việc và tích lũy kinh nghiệm, và như vậy rất khó có được việc làm tốt hơn trong tương lai.

Doanh nhân Sài Gòn

Ý kiến

()