Chúng ta

Hệ thống y tế Singapore và cơ hội của FPT

Thứ ba, 8/9/2015 | 08:12 GMT+7

Có một điểm mà chính phủ Singapore vẫn đau đầu tìm cách giải quyết, như Việt Nam, đó là sự quá tải của bệnh viện tuyến trên. Điều này thúc đẩy Singapore cần tìm ra một giải pháp để phân tải bệnh nhân xuống tuyến thấp hơn đối với các bệnh đơn giản. Bài toán này đang thu hút sự chú ý của các đại gia lớn trên thế giới như Apple với Apple Watch, Microsoft với Corona Suite, không kể các startup khác vẫn ngày đêm làm việc để đưa ra cách tiếp cận mới.

Singapore là nước có một hệ thống y tế mà cả thế giới phải học tập vì ngưỡng mộ. Trong các nước phát triển, Singapore đạt được tỷ lệ trẻ em sơ sinh sống cao nhất thế giới. Năm 2014, Bloomberg  thậm chí đánh giá Singapore là nước có hệ thống y tế hiệu quả nhất toàn cầu, tuổi thọ người dân cao trong khi chi phí của chính phủ cho y tế thuộc hàng thấp nhất trong các nước phát triển, chỉ có 1,9% GDP, theo con số thống kê vào năm 2014 tức khoảng 1.100 đôla Sing/đầu người. Vậy họ làm thế nào?

Mỗi người dân Singapore khi đi làm, chính phủ bắt buộc phải đóng góp tiền lương vào một quỹ gọi là CPF, tiền đóng góp theo tháng và ở mức 35,5% tiền lương của người lao động. Tỷ lệ đóng góp của người lao động/doanh nghiệp theo nguyên tắc cơ bản là 50-50, nhưng cũng có những điều chỉnh theo từng thời kỳ. Người lao động được quyền sử dụng quỹ đó cho nhiều việc như: Trả góp mua nhà, trả cho việc học hành, đem đầu tư, dành cho trả lương tuổi già và rất quan trọng là dành cho trả tiền y tế (được gọi là Medisave).

Medisave có con số tối đa, tức theo nguyên tắc nếu số tiền đạt đến mức đó thì không phải góp tiền vào nữa mà chuyển cho các phần khác. Hiện số tiền tối đa một người phải đóng góp cho tài khoản bảo hiểm y tế của chính phủ là 40.000 đôla Sing.

Mỗi khi người dân có bệnh vào bệnh viện, chính phủ sẽ chi trả một phần viện phí (là 1,9% GDP), phần còn lại người dân sẽ dùng Medisave để thanh toán. Nguyên tắc vẫn là 50-50, nhưng có điều chỉnh theo từng loại bệnh và thời gian chữa trị. Nếu người bệnh chấp nhận các gói giường bệnh hạng thấp thì chính phủ trả nhiều hơn và ngược lại. Điều này đảm bảo việc anh nghèo thì chính phủ trả nhiều hơn, anh giâàu thì hầu như tự đi mà trả lấy.

Người già không còn thu nhập thì phần Medisave sẽ được chuyển vào một quỹ gọi là ElderShield, đảm bảo các chi phí tối thiểu nếu người bệnh bị các bệnh mãn tính. Người trẻ bị mãn tính thì dùng một quỹ là MediShield cũng từ Medisave mà ra. Với những người không có khả năng lao động và không có tiền, chính phủ có một quỹ gọi là Medifund để chi trả riêng.

Như thế, có thể thấy nguyên tắc cơ bản của Singapore là cả chính phủ và người dân cùng trả chi phí điều trị, đảm bảo theo nguyên tắc người dùng nhiều thì trả nhiều, người dùng ít thì trả ít. Rất đơn giản.

Tuy vậy, có một điểm mà chính phủ Singapore vẫn đau đầu tìm cách giải quyết, như Việt Nam, đó là sự quá tải của bệnh viện tuyến trên. Điều này thúc đẩy Singapore cần tìm ra một giải pháp để phân tải bệnh nhân xuống tuyến thấp hơn đối với các bệnh đơn giản. Bài toán này đang thu hút sự chú ý của các đại gia lớn trên thế giới như Apple với Apple Watch, Microsoft với Corona Suite, không kể các startup khác vẫn ngày đêm làm việc để đưa ra cách tiếp cận mới. mHealth của Indian là một cách tiếp cận như thế.

Hệ thống y tế cho đến thời điểm này đều lấy các bệnh viện làm tâm và mọi thứ khác như trung tâm y tế dự phòng, phòng khám, bác sĩ, y tá và người bệnh quay xung quanh nó. Nhưng hiện đang hình thành một xu hướng mới là lấy người bệnh làm trung tâm và các phần khác quay quanh nó. Xu hướng này tiến lên một cách chậm rãi nhưng sẽ là xu hướng không thể thay thế. Với việc này, người dân khi khỏe mạnh và người bệnh sẽ có được sự hỗ trợ từ các hệ thống thông minh để cung cấp thông tin cần thiết. Khi đó, họ sẽ biết được tình trạnh sức khỏe của mình, khả năng điều chỉnh chế độ sinh hoạt để phù hợp với thể trạng, lời khuyên từ các hệ thống thông minh và của bác sĩ. Khi bệnh đến mức nào thì đi đến đâu, thay vì đổ tất lên tuyến trên.

Nói cách khác đó là một “Facebook mới” về sức khỏe trong đó người bệnh tương tác với các thực thể thật như máy do nhịp tim, máy đo huyết áp, máy xét nhiệm máu mini. Các thực thể ảo như hệ thống Big data analyzing để đưa ra các gợi ý về chế độ sinh hoạt, tự đưa ra các cảnh báo. Tự thiết lập các kết nối đến bác sĩ riêng, bệnh viện, phòng khám khi người bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Nó cũng tự động kết nối để cập nhật thông tin đến người thân/người trợ giúp khi người bệnh cần giúp đỡ.

“Facebook mới” này được dự đoán sẽ sử dụng mobile làm đối tượng chính để điều khiển, tương tác và kết nối với các thiết bị y tế, kết nối lên điện toán đám mây để phân tích dữ liệu. Kết nối đến người thân, bác sĩ, bệnh viện khi cần.

Vậy lý do gì mà FPT đang hướng đến SMAC và Smarthome không nhảy vào để giải cùng. Giải được nó sẽ là một bước tiến lớn của FPT nói chung và thậm chí có thể giải được bài toán y tế nan giải của Việt Nam hiện nay.

Đào Ngọc Tú

Ý kiến

()