Chúng ta

Sinh viên FPT nhận giải thưởng khởi nghiệp 24.000 USD

Thứ ba, 29/3/2016 | 08:31 GMT+7

Bốn sinh viên năm cuối của ĐH FPT vừa nhận giải thưởng trị giá 24.000 USD/năm dành cho đội xuất sắc sử dụng nền tảng Bluemix để phát triển ứng dụng từ tập đoàn công nghệ IBM. 

Sáng ngày 26/3, 12 sinh viên và cựu sinh viên ĐH FPT chia làm 4 đội đã có mặt tại Trung tâm Hội nghị Bình Dương sẵn sàng cho 24 giờ xây dựng sản phẩm thông minh theo quy định cuộc thi Smart City Hackathon Bình Dương 2016. 

Đây là cuộc thi dành cho các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực công nghệ, sẵn sàng tạo sự khác biệt với xã hội và thay đổi cuộc sống hằng ngày. Hackathon Bình Dương hướng đến những vấn đề gần gũi với cuộc sống hằng ngày và đang cần xã hội quan tâm như: Giao thông, giáo dục, xã hội, sức khoẻ, an toàn công cộng, môi trường, năng lượng và tài nguyên nước. 

Sản phẩm của nhóm Handication được trưng bày trong triển lãm thành phố thông minh được nhiều doanh nghiệp quan tâm, có doanh nghiệp đã đề nghị Handication xây dựng thêm một ứng dụng mới cho Myo Armband để hỗ trợ cho thiết bị thực tế ảo. Trong ảnh: Tấn Phát (áo đen) đang thể hiện chữ “Tôi”, chiếc vòng sẽ nhận biết xung cơ và giải mã nội dung, hiển thị trên điện thoại Hồng Quý (áo thun trắng) đang cầm trên tay.

Sản phẩm của nhóm Handication trưng bày trong triển lãm thành phố thông minh được nhiều doanh nghiệp quan tâm, có doanh nghiệp đã đề nghị Handication xây dựng thêm một ứng dụng mới cho Myo Armband để hỗ trợ cho thiết bị thực tế ảo. Trong ảnh: Tấn Phát (áo đen) đang thể hiện chữ “tôi”, chiếc vòng sẽ nhận biết xung cơ và giải mã nội dung, hiển thị trên điện thoại Hồng Quý (áo thun trắng) đang cầm trên tay. 

Tham gia cuộc thi Hackathon Bình Dương 2016, bốn đội sinh viên ĐH FPT đem đến 4 sản phẩm công nghệ thông minh phục vụ cho cuộc sống hiện đại ngày nay. Một sản phẩm giúp việc giao tiếp của người không thể nói chuyện được dễ dàng hơn thông qua thiết bị đeo tay. Sau khi người dùng thể hiện nội dung cần nói bằng động tác tay, thiết bị sẽ đọc và thể hiện nội dung trên màn hình điện thoại; Một ứng dụng giúp việc tham gia giao thông thuận tiện hơn; Một ứng dụng giúp quản lý trẻ em, có thể tìm vị trí nếu trẻ bị bắt cóc và gửi thông tin cho công an; Sản phẩm còn lại giúp giảm thiểu việc thú nuôi đi lạc thông qua thẻ NFC được đeo trên cổ của chúng. Thẻ này lưu thông tin chủ nuôi, những thông tin liên quan đến sức khoẻ đầy đủ khi cần khám bệnh hoặc chích ngừa bệnh.

Trong đó, sản phẩm thiết bị hỗ trợ giao tiếp cho người hạn chế khả năng nói hoặc nghe của nhóm Handication (ĐH FPT) đã nhận được những đánh giá tích cực từ đại diện Tập đoàn IBM.

Các sinh viên khoá 8 ĐH FPT vinh dự nhận được giải thưởng từ Phó chủ tịch IBM khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Các sinh viên khoá 8 ĐH FPT nhận giải thưởng trị giá 24.000 USD/năm từ Phó Chủ tịch IBM khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Theo gợi ý của giảng viên Kiều Trọng Khánh (ĐH FPT), nhóm đã biết đến thiết bị đeo tay nhận biết xung cơ mang tên MYO Armband. Nhóm trưởng Trương Công Thái đã nghĩ đến những người không may bị tật bẩm sinh hoặc nhất thời không thể nói hoặc nghe, nhóm quyết định “dạy” thiết bị đeo tay hiểu được ngôn ngữ của cánh tay để quá trình giao tiếp dễ dàng hơn. Được sự hưởng ứng từ các thành viên trong nhóm, Handication đến với Smart City Hackathon Bình Dương 2016 với 2 chiếc vòng tay thông minh trong balo.

Thời gian lập trình theo thể lệ cuộc thi là 24 giờ nên Handication chỉ kịp nghiên cứu những động tác đơn giản như “tôi thích bạn”, “tôi thích hoa” nhưng đã cố gắng demo một cách tốt nhất cả về kỹ thuật và ý tưởng. Sản phẩm được đánh giá có tính thiết thực cao, áp dụng được công nghệ mới khi là một trong số những người đầu tiên trên thế giới sở hữu thiết bị nhận biết xung cơ. Bà Mary-Ann Schreurs - Thị trưởng thành phố Eindhoven, Hà Lan, đã thốt lên: “Wonderful” (tuyệt vời) thay lời khen dành tặng cho nhóm sinh viên ĐH FPT. Ngay sau phần trình bày, ông Nitesh Gupta, IBM Singapore, đã đến để trao đổi sâu hơn về dự án này của Handication.

Trương Công Thái - nhóm trưởng của Handication, chia sẻ, hiện nhóm vẫn cần xử lý nhiễu, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào để ai cũng có thể sử dụng được. Điều thành công nhất trong cuộc thi này là sinh viên FPT đã tạo được ấn tượng với một tập đoàn công nghệ lớn.

Đại diện của Handication chia sẻ, hiện nhóm vẫn cần xử lý nhiễu, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào để ai cũng có thể sử dụng được. Điều thành công nhất trong cuộc thi này là sinh viên FPT đã tạo được ấn tượng với một tập đoàn công nghệ lớn. 

Sáng ngày 28/3, trong khuôn khổ lễ trao giải Hackathon Bình Dương 2016nhóm Handication đã nhận giải thưởng khởi nghiệp với gói dịch vụ của IBM sử dụng nền tảng Bluemix và Solflayer trị giá 2.000 USD/tháng, tương đương 24.000 USD/năm. Đội giành giải Nhất chung cuộc là ĐH Thủ Dầu Một với trị giá giải thưởng bằng tiền mặt là 50 triệu đồng.

Không có nhiều thời gian để xây dựng kỹ lưỡng nhưng cuộc thi là một cơ hội để nhóm Handication nhìn rõ hơn về hướng đi của mình, đặc biệt là việc chấp nhận thử thách xây dựng ứng dụng trên hệ điều hành Android, trong khi hệ điều hành phổ biến đang được sử dụng cùng với thiết bị là Window và iOS.

“Tôi thấy dự án có ý nghĩa và tiềm năng rất lớn khi giúp người khuyết tật, bị hạn chế trong việc nghe và nói ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thách thức với nhóm Handication chính là giá thiết bị vẫn còn cao. Tôi rất khuyến khích các bạn trẻ khởi nghiệp. Ngày nào tôi vẫn còn ở IBM thì bản thân vẫn sẽ hỗ trợ cho dự án này”, ông Lưu Danh Anh Vũ, đại diện IBM Việt Nam, bày tỏ.

Trương Công Thái, nhóm trưởng của Handication, chia sẻ, hiện nhóm vẫn cần xử lý nhiễu, chuẩn hoá dữ liệu đầu vào để ai cũng có thể sử dụng được. Điều thành công nhất trong cuộc thi này là sinh viên FPT đã tạo được ấn tượng với một tập đoàn công nghệ lớn. Trước mắt, nhóm sẽ hoàn thiện ứng dụng và sau đó tìm nhà đầu tư thích hợp để có thể phát triển hơn nữa ứng dụng này.

>> Tương lai của nghề lập trình

Bích Vy - Thiên Bình

Ý kiến

()