Chúng ta

Những công nghệ làm thay đổi thể thao

Thứ ba, 26/2/2013 | 18:57 GMT+7

Ngày nay, tất cả các vận động viên đều tận dụng sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ, khoa học vật liệu, cơ khí sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông để tối đa hóa quá trình tập dượt và hiệu suất thi đấu.
> Rèn sức khỏe bằng công nghệ

Những công nghệ cao này đã làm biến đổi mọi khía cạnh của thể thao từ công tác huấn luyện, đánh giá, ngay cả đến thiết kế của các đấu trường thể thao cũng như trải nghiệm của khán giả.

Kỹ sư Kim B.Blair chuyên ngành hàng không vũ trụ, người sáng lập Công ty Sport Innovations Group LLC, một công ty liên kết với Viện Công nghệ Massachussets, cho rằng thú tiêu khiển của loài người đang thay đổi và phụ thuộc rất nhiều vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin, nơi tất cả sẽ được theo dõi, giám sát, chọn lọc, tối ưu hóa theo cách mà các thế hệ vận động viên trước kia không thể nào tưởng tượng ra được.

Dưới đây là danh sách những công nghệ làm thay đổi cách thức luyện tập, thi đấu, ghi bàn và theo dõi trận đấu:

1. Máy tính có thể “nuốt” vào bụng

Kiệt sức vì nóng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho các vận động viên. Cho đến nay, nhiệt độ cơ thể vẫn được giám sát thông qua quan sát. Nhưng các vận động viên có thể bỏ qua các dấu hiệu của sự kiệt sức và hơn thế, huấn luyện viên của họ lại đứng ở vị trí quá xa để có thể quan sát một cách chính xác.

d

Mô phỏng “Viên thuốc nhiệt kế”. Ảnh: Internet.

“Viên thuốc nhiệt kế” có thể giúp cứu sống rất nhiều trường hợp như thế. Công nghệ này được phát triển đầu tiên bởi NASA và đại học Johns Hopkins để theo dõi các phi hành gia. Viên thuốc này chứa bộ cảm biến bằng tinh thể thạch anh cùng một viên pin siêu nhỏ được bọc bằng silicon. Sau khi nuốt vào bụng, bộ cảm biến sẽ truyền dữ liệu về nhiệt độ cơ thể, nhịp tim của vận động viên đến các huấn luyện viên.

2. Máy tính có thể “mặc” trên người

Đây có thể được xem là một trong những phát kiến tốt nhất trong thể thao từ trước tới nay. Được làm từ sợi tổng hợp có khả năng hút ẩm tốt, kháng vi khuẩn và mau khô. “Quần áo thông minh” này sử dụng kính hiển vi cảm biến và mạng không dây để thu thập và truyền tải dữ liệu về nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, độ ẩm của vận động viên.

3. Hợp chất mô phỏng sinh học

d

Michael Phelps trong bộ đồ bơi mới. Ảnh: Internet.

Khoa học đang giúp các vận động viên thiết lập nên các kỷ lục mới, nhưng loài người chúng ta vẫn còn thua xa các loài động vật mạnh nhất và nhanh nhất trên hành tinh. Một loại vải dệt lấy cảm hứng từ vây hình tấm trên da loài cá nhám là một trong nhiều phát kiến giúp Michael Phelps và nhiều vận động viên khác đoạt huy chương Vàng tại Thế vận hội Olympic 2008.

4. Công nghệ Nano

Bí mật sức mạnh của các vật liệu nằm trong các thuộc tính của các liên kết nguyên tử. Nguyên tử carbon có liên kết cực kỳ mạnh mẽ. Bằng việc sử dụng công nghệ Nano, các nhà khoa học đã bóp méo cấu trúc nguyên tử của carbon để tạo thành ống rỗng, carbon siêu nhỏ (mỏng hơn khoảng 100.000 lần so với tóc người), siêu nhẹ và có độ bền hơn thép.

Gậy đánh golf, vợt tennis, bóng tennis, gậy bóng chày, xe đạp đã trở nên nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn rất nhiều nhờ các ống nano carbon.

5. Tính toán động lực học chất lỏng

Động lực học chất lỏng, một trường con của vật lý, tập trung vào sự chuyển động của nước, không khí, hoặc khí gas và tác động của chúng khi chuyển thành chất dịch, đã được nghiên cứu trong nhiều thế kỷ. Tính toán động lực học chất lỏng xuất hiện vào những năm 1950 khi các siêu máy tính được sử dụng để phân tích và mô phỏng dữ liệu.

d

Ngày nay, tính toán động lực học là công việc không thể thiếu trong tất cả các thiết kế liên quan đến chuyển động bao gồm xe ôtô, mái chèo, xe đạp, mũ bảo hiểm, đồ bơi hay thậm chí là cơ thể của các vận động viên. Ảnh: Internet.

Ví dụ, bằng cách sử dụng máy quét cơ thể 3D, phần mềm tính toán động lực học cộng với sự mường tượng, các kỹ sư có thể phân tích độ ma sát của làn da. Trong năm năm qua, công nghệ này đã trở nên rất phổ biến trong sự phát triển các thiết bị và quần áo thể thao dành cho các môn thi đấu dựa trên tốc độ. Trong môn xe đạp, các vận động viên chỉ cần sử dụng 90% sức mạnh của mình là có thể vượt qua tốc độ của gió.

6. Video và hình ảnh kỹ thuật số

Thật khó có thể tưởng tượng ra ngành công nghệ thể thao trị giá hàng tỷ USD mà thiếu sự tham gia của truyền hình để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp và tạo ra hiệu ứng quảng cáo. Các thiết bị máy ảnh kỹ thuật số cầm tay “cung cấp cho người xem sự gần gũi không thể tin được, cho phép họ có thể nhìn thấy mọi hành động ở mọi góc độ” đã làm thay đổi kinh nghiệm của người xem thể thao. Thật không quá khi nói rằng chính công nghệ đã tạo ra một thế hệ fan hâm mộ cũng như các thế hệ siêu sao mới.

7. Công nghệ thông tin

Cũng như các ngành công nghiệp khác, thể thao cũng đang hướng tới xu hướng sử dụng các dự liệu di động, phong phú và ngay lập tức. Khi thông tin bạn nhận được là sự đồng bộ hóa từ thẻ nhận dạng vô tuyến điện, hệ thống định vị toàn cầu, máy ảnh từ xa và hệ thống Internet băng thông rộng, chắc chắn những thông tin ấy sẽ vượt xa những điều bạn muốn biết.

Công nghệ thông tin hiện đã được áp dụng tại tất cả các môn thể thao ở tất cả các cấp độ. Bạn muốn biết về phong độ thi đấu của các vận động viên thể thao hàng đầu trong tháng này so với tháng trước, hay thậm chí là năm trước. So sánh vận động viên này với vận động viên khác? Điều này hoàn toàn có thể với hệ thống 94 Fifty có khả năng thu thập và xử lý 6.000 mẩu thông tin chỉ trong một vài giây.

8. Thiết bị bảo hộ

Thể thao tốc độ cao có thể đặt các vận động viên vào tình trạng nguy hiểm. Đến nay, quần áo bảo hộ vẫn còn khá cồng kềnh và nhiều hạn chế. Các nhà khoa học tại Anh đã phát triển một loại vật liệu có thể uốn cong và chuyển động theo chuyển động cơ thể nhưng ngay lập tức có thể đông cứng lại khi gặp va chạm mạnh. Vật liệu này còn có thể được ứng dụng để sản xuất gậy trượt tuyết, xe đạp địa hình, giày ba lê, bóng đá, quần cho vận động viên đua ngựa.

9. Robot

d

Robot cũng góp phần giúp các vận động viên đạt hiệu quả cao nhất. Ảnh: Internet.

Robot đem lại cho các nhà khoa học rất nhiều lợi ích. Chúng không bao giờ phàn nàn, đổ bệnh hay cần nghỉ phép. Và robot có thể được lập trình để lặp đi lặp lại một động tác, hay mô phỏng một trận đấu thể thao nhằm giúp các kỹ sư kiểm tra các thiết bị thi đấu cũng như bề mặt sân đấu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ đại học Kanazawa, Nhật Bản, đã phát triển một hệ thống thử nghiệm bằng cách sử dụng robot trượt tuyết để kiểm tra tầm ảnh hưởng của các chuyển động giúp các vận động viên trượt tuyết cải thiện xu hướng di chuyển, tư thế để đạt hiệu quả cao nhất.

Nguyên Văn (theo Discovery)

Ý kiến

()