Chúng ta

Lịch sử Apple qua ảnh: Steve Jobs - từ người đồng sáng lập tới kẻ phải ra đi

Thứ hai, 24/4/2017 | 15:56 GMT+7

Sau gần 40 năm kể từ ngày thành lập, Apple đã trở thành một cái tên nhà nhà đều quen mặt. Thế nhưng, không nhiều người biết, trước khi trở thành thương hiệu có giá trị lớn nhất toàn cầu Apple chỉ là một công ty gồm 3 chàng trai trẻ tuổi làm việc trong một... gara để xe ở California.

<p class="Normal"> Ba sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne. Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty máy tính Apple, Steve Wozniak từng là một kỹ sư điện tử.</p> <p class="Normal"> Năm 1975, ông tham dự sự kiện Homebrew Computer Club, lần đầu ra mắt sản phẩm máy tính của riêng mình cùng hai cộng sự.</p>

Ba sáng lập viên của Apple là Steve Wozniak, Steve Jobs và Ronald Wayne. Trước khi trở thành đồng sáng lập công ty máy tính Apple, Steve Wozniak từng là một kỹ sư điện tử.

Năm 1975, ông tham dự sự kiện Homebrew Computer Club, lần đầu ra mắt sản phẩm máy tính của riêng mình cùng hai cộng sự.

<p class="Normal"> Trong số 3 nhà sáng lập, Ronald Wayne có tuổi đời cùng tuổi nghề kinh doanh vượt trội hơn hẳn so với hai người còn lại. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs đã quyết định mời Ronald Wayne về hợp tác, hy vọng những kinh nghiệm kinh doanh của ông sẽ giúp Apple phát triển bền vững. Thế nhưng, Wayne lại quyết định ra đi chỉ sau 12 ngày làm việc. Khi Apple còn chưa chính thức ra mắt, Wayne đã kết thúc quá trình làm việc và bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình cho các cổ đông khác trong công ty với giá 800 USD.</p>

Trong số 3 nhà sáng lập, Ronald Wayne có tuổi đời cùng tuổi nghề kinh doanh vượt trội hơn hẳn so với hai người còn lại. Chính vì lẽ đó, Steve Jobs đã quyết định mời Ronald Wayne về hợp tác, hy vọng những kinh nghiệm kinh doanh của ông sẽ giúp Apple phát triển bền vững. Thế nhưng, Wayne lại quyết định ra đi chỉ sau 12 ngày làm việc. Khi Apple còn chưa chính thức ra mắt, Wayne đã kết thúc quá trình làm việc và bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình cho các cổ đông khác trong công ty với giá 800 USD.

<p class="Normal"> Chính Ronald Wayne là người đã vẽ nên logo đầu tiên của Apple. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng hình ảnh nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo - cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn một năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.</p>

Chính Ronald Wayne là người đã vẽ nên logo đầu tiên của Apple. Chiếc logo được vẽ tay hoàn toàn bằng bút mực, mô phỏng hình ảnh nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo - cùng tên thương hiệu Apple chạy trên dải băng trang trí xung quanh. Tuy nhiên, logo này chỉ được sử dụng trong vỏn vẹn một năm với sự ra đời của máy tính Apple thế hệ đầu tiên.

<p class="Normal"> Nơi làm việc chính thức đầu tiên của công ty máy tính Apple là gara để xe của bố mẹ Steve Jobs. Đây cũng là một điểm chung với "gã khổng lồ tìm kiếm" khi hai đồng sáng lập của Google cũng bắt đầu sự nghiệp ở một gara xe hơi.</p>

Nơi làm việc chính thức đầu tiên của công ty máy tính Apple là gara để xe của bố mẹ Steve Jobs. Đây cũng là một điểm chung với "gã khổng lồ tìm kiếm" khi hai đồng sáng lập của Google cũng bắt đầu sự nghiệp ở một gara xe hơi.

<p class="Normal"> Sản phẩm đầu tiên của Apple Inc. chính là chiếc máy tính Apple thế hệ I, chỉ bao gồm một bo mạch chủ với CPU, RAM và chip xử lý đồ họa cơ bản. Người dùng phải mua kèm với một bộ vỏ máy cùng bàn phím, màn hình riêng tùy theo nhu cầu. Giá cho một bộ máy tính "sơ khai" này là 666 USD.</p>

Sản phẩm đầu tiên của Apple Inc. chính là chiếc máy tính Apple thế hệ I, chỉ bao gồm một bo mạch chủ với CPU, RAM và chip xử lý đồ họa cơ bản. Người dùng phải mua kèm với một bộ vỏ máy cùng bàn phím, màn hình riêng tùy theo nhu cầu. Giá cho một bộ máy tính "sơ khai" này là 666 USD.

<p class="Normal"> Một điều không phải ai cũng biết, Steve Wozniak chính là thiết kế ra mọi hình mẫu của các thế hệ máy tính Apple trước khi rời khỏi công ty.</p>

Một điều không phải ai cũng biết, Steve Wozniak chính là thiết kế ra mọi hình mẫu của các thế hệ máy tính Apple trước khi rời khỏi công ty.

<p class="Normal"> Trong khi đó, Steve Jobs lại có trách nhiệm quản lý các vấn đề kinh doanh thiết yếu, thuyết phục các nhà đầu tư để mắt đến và "rót vốn" vào Apple. Triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận ra tiềm năng của Apple và đầu tư một khoản trị giá 250.000 USD, hỗ trợ cho Apple trong suốt giai đoạn non trẻ. Markkula nắm trong tay 1/3 số cổ phiếu của Apple lúc bấy giờ.</p>

Trong khi đó, Steve Jobs lại có trách nhiệm quản lý các vấn đề kinh doanh thiết yếu, thuyết phục các nhà đầu tư để mắt đến và "rót vốn" vào Apple. Triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận ra tiềm năng của Apple và đầu tư một khoản trị giá 250.000 USD, hỗ trợ cho Apple trong suốt giai đoạn non trẻ. Markkula nắm trong tay 1/3 số cổ phiếu của Apple lúc bấy giờ.

<p class="Normal"> Cũng chính Markkula là người có công đưa Apple chính thức đi vào hoạt động với việc đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc. vào năm 1977, với lý do hai Steve đều quá trẻ để đảm nhận chức vụ CEO vào thời điểm đó.</p>

Cũng chính Markkula là người có công đưa Apple chính thức đi vào hoạt động với việc đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc. vào năm 1977, với lý do hai Steve đều quá trẻ để đảm nhận chức vụ CEO vào thời điểm đó.

<p class="Normal"> Năm 1977, chiếc Apple thế hệ thứ 2 ra đời - chiếc máy tính cá nhân được dự đoán là sẽ "đánh chiếm cả thế giới". Không lâu sau, dự đoán đó nhanh chóng trở thành hiện thực.</p>

Năm 1977, chiếc Apple thế hệ thứ 2 ra đời - chiếc máy tính cá nhân được dự đoán là sẽ "đánh chiếm cả thế giới". Không lâu sau, dự đoán đó nhanh chóng trở thành hiện thực.

<p class="Normal"> Điều mang lại thành công rực rỡ cho Apple II chính là phần mềm VisiCalc, giúp đưa chiếc máy tính này đến gần hơn với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Với VisiCalc, Apple cũng chính thức trở thành "kẻ thách thức" với hai thương hiệu máy tính hàng đầu lúc bấy giờ là Tandy và Commodore.</p>

Điều mang lại thành công rực rỡ cho Apple II chính là phần mềm VisiCalc, giúp đưa chiếc máy tính này đến gần hơn với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn. Với VisiCalc, Apple cũng chính thức trở thành "kẻ thách thức" với hai thương hiệu máy tính hàng đầu lúc bấy giờ là Tandy và Commodore.

<p class="Normal"> Cho đến năm 1978, Apple mới có cho riêng mình một văn phòng làm việc thực sự, cùng đội ngũ nhân viên và dây chuyền sản xuất máy tính Apple thế hệ thứ 2.</p>

Cho đến năm 1978, Apple mới có cho riêng mình một văn phòng làm việc thực sự, cùng đội ngũ nhân viên và dây chuyền sản xuất máy tính Apple thế hệ thứ 2.

<p class="Normal"> Năm 1980, Apple cho ra mắt máy tính Apple III dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như một động thái trực tiếp đáp trả sự đi lên nhanh chóng của hai công ty đối thủ IBM và Microsoft. Tuy nhiên, Apple III dường như lại không thể thỏa mãn một Steve Jobs đầy tham vọng. Lúc này, một hướng đi khác đã xuất hiện trong suy nghĩ của ông, với sự ra đời của máy tính Lisa.</p>

Năm 1980, Apple cho ra mắt máy tính Apple III dành riêng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, như một động thái trực tiếp đáp trả sự đi lên nhanh chóng của hai công ty đối thủ IBM và Microsoft. Tuy nhiên, Apple III dường như lại không thể thỏa mãn một Steve Jobs đầy tham vọng. Lúc này, một hướng đi khác đã xuất hiện trong suy nghĩ của ông, với sự ra đời của máy tính Lisa.

<p class="Normal"> Sau khi được khai sáng bởi Xerox PARC, Steve Jobs quyết định làm nên một cuộc "đại cách mạng" cho sản phẩm của Apple, với sự xuất hiện của GUI - giao diện tương tác người dùng, tương tự như những gì đang xuất hiện trên các thế hệ máy tính hiện nay. Kết quả là sự ra đời của chiếc máy tính Lisa vào năm 1983. Không may mắn là doanh số của Lisa lại thấp thảm hại, lý do chính đến từ giá bán quá cao vào thời điểm đó trong khi các phần mềm hỗ trợ <span>không được tối ưu.</span></p>

Sau khi được khai sáng bởi Xerox PARC, Steve Jobs quyết định làm nên một cuộc "đại cách mạng" cho sản phẩm của Apple, với sự xuất hiện của GUI - giao diện tương tác người dùng, tương tự như những gì đang xuất hiện trên các thế hệ máy tính hiện nay. Kết quả là sự ra đời của chiếc máy tính Lisa vào năm 1983. Không may mắn là doanh số của Lisa lại thấp thảm hại, lý do chính đến từ giá bán quá cao vào thời điểm đó trong khi các phần mềm hỗ trợ không được tối ưu.

<p class="Normal"> Không bỏ cuộc, Steve Jobs khởi xướng dự án lớn thứ 2 với sự ra đời của chiếc máy tính Apple Macintosh, đánh dấu bước ngoặt của Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện nhất với người dùng. Ngoài ra, Macintosh còn được các chuyên gia thiết kế đồ họa ưa chuộng bởi những đột phá về hiển thị, cho dù màn hình máy tính lúc đó vẫn chỉ gồm hai màu trắng đen cùng giá bán rất cao.</p>

Không bỏ cuộc, Steve Jobs khởi xướng dự án lớn thứ 2 với sự ra đời của chiếc máy tính Apple Macintosh, đánh dấu bước ngoặt của Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện nhất với người dùng. Ngoài ra, Macintosh còn được các chuyên gia thiết kế đồ họa ưa chuộng bởi những đột phá về hiển thị, cho dù màn hình máy tính lúc đó vẫn chỉ gồm hai màu trắng đen cùng giá bán rất cao.

<p class="Normal"> Trong thời kỳ quảng bá cho Macintosh vào năm 1983, John Sculley trở thành vị CEO mới của Apple. Trước đó, Sculley vẫn đang là CEO trẻ tuổi nhất của Pepsi. Tuy nhiên, Steve Jobs đã thành công trong việc thuyết phục Sculley về làm việc cho Apple chỉ với một câu nói nay đã trở thành bất hủ: "Anh định bán nước ngọt cả đời hay sẽ cùng tôi thay đổi thế giới?".</p>

Trong thời kỳ quảng bá cho Macintosh vào năm 1983, John Sculley trở thành vị CEO mới của Apple. Trước đó, Sculley vẫn đang là CEO trẻ tuổi nhất của Pepsi. Tuy nhiên, Steve Jobs đã thành công trong việc thuyết phục Sculley về làm việc cho Apple chỉ với một câu nói nay đã trở thành bất hủ: "Anh định bán nước ngọt cả đời hay sẽ cùng tôi thay đổi thế giới?".

<p class="Normal"> Năm 1984, Apple công bố đoạn phim quảng cáo dài 1 phút trên TV, góp phần đưa Apple trở thành "cái tên của mọi gia đình". Đoạn phim quảng cáo có tên "1984" được đạo diễn bởi Ridley Scott, tiêu tốn của công ty tới 1,5 triệu USD. Điều đặc biệt là đoạn phim này chỉ được phát sóng một lần duy nhất, trong thời gian diễn ra sự kiện Super Bowl XVIII năm 1984.</p>

Năm 1984, Apple công bố đoạn phim quảng cáo dài 1 phút trên TV, góp phần đưa Apple trở thành "cái tên của mọi gia đình". Đoạn phim quảng cáo có tên "1984" được đạo diễn bởi Ridley Scott, tiêu tốn của công ty tới 1,5 triệu USD. Điều đặc biệt là đoạn phim này chỉ được phát sóng một lần duy nhất, trong thời gian diễn ra sự kiện Super Bowl XVIII năm 1984.

<p> <span>Đây cũng là thời điểm </span><span>đánh dấu</span><span> sự cạnh tranh giữa Steve Jobs và Bill Gates lên đến đỉnh điểm. Ban đầu, Microsoft được đề nghị viết phần mềm cho máy tính Macintosh của Apple. Nhưng kế hoạch này bất ngờ đổ bể vào năm 1983, khi Microsoft tiết lộ đang nghiên cứu cho ra đời giao diện tương tác người dùng của riêng mình có tên Windows.</span></p>

Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự cạnh tranh giữa Steve Jobs và Bill Gates lên đến đỉnh điểm. Ban đầu, Microsoft được đề nghị viết phần mềm cho máy tính Macintosh của Apple. Nhưng kế hoạch này bất ngờ đổ bể vào năm 1983, khi Microsoft tiết lộ đang nghiên cứu cho ra đời giao diện tương tác người dùng của riêng mình có tên Windows.

<p class="Normal"> Ở thời điểm đó, tuy có doanh thu rất cao nhưng Apple Macintosh vẫn chưa đủ sức đánh bại "kẻ tiên phong" IBM. Chính điều này dẫn tới trục trặc trong mối quan hệ giữa Steve Jobs - người đứng đầu đội ngũ chế tạo Macintosh với lối tư duy độc đáo và Sculley - người sở hữu tầm nhìn kinh doanh khá thực dụng và bảo thủ. Mâu thuẫn giữa hai người ngày một dâng cao kể từ thất bại của máy tính Lisa cùng với doanh số bán ra của Macintosh không được như mong đợi.</p>

Ở thời điểm đó, tuy có doanh thu rất cao nhưng Apple Macintosh vẫn chưa đủ sức đánh bại "kẻ tiên phong" IBM. Chính điều này dẫn tới trục trặc trong mối quan hệ giữa Steve Jobs - người đứng đầu đội ngũ chế tạo Macintosh với lối tư duy độc đáo và Sculley - người sở hữu tầm nhìn kinh doanh khá thực dụng và bảo thủ. Mâu thuẫn giữa hai người ngày một dâng cao kể từ thất bại của máy tính Lisa cùng với doanh số bán ra của Macintosh không được như mong đợi.

<p class="Normal"> Mọi thứ dường như thay đổi khi đến năm 1985, Steve Jobs bắt đầu lên kế hoạch "đảo chính" nhằm lật đổ đế chế John Sculley. Tuy nhiên, đáng buồn là hầu hết ban quản trị của Apple lại đứng về phía Sculley, rốt cục Steve Jobs mới là người bị "đá" ra khỏi bộ máy điều hành. Không còn gì để mất, Steve Jobs bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình ở Apple và bắt tay ngay vào xây dựng công ty máy tính NeXT, nơi anh được toàn quyền quyết định vận mệnh của mình.</p>

Mọi thứ dường như thay đổi khi đến năm 1985, Steve Jobs bắt đầu lên kế hoạch "đảo chính" nhằm lật đổ đế chế John Sculley. Tuy nhiên, đáng buồn là hầu hết ban quản trị của Apple lại đứng về phía Sculley, rốt cục Steve Jobs mới là người bị "đá" ra khỏi bộ máy điều hành. Không còn gì để mất, Steve Jobs bán lại toàn bộ cổ phiếu của mình ở Apple và bắt tay ngay vào xây dựng công ty máy tính NeXT, nơi anh được toàn quyền quyết định vận mệnh của mình.

Đức Anh (theo Business Insider)

Ý kiến

()