Chúng ta

OTT lấn sân dịch vụ truyền thống

Thứ hai, 6/5/2013 | 14:18 GMT+7

Các hãng di động có lý do để sợ hãi những ứng dụng tin nhắn của bên thứ ba như WhatsApp, vì người tiêu dùng có xu hướng gửi tin nhắn thông qua các dịch vụ hơn là tin nhắn văn bản, theo GigaOM.
> OTT - xu hướng tất yếu

Theo một báo cáo của Informa, trong năm 2012 đã có 19 tỷ tin nhắn được gửi qua các ứng dụng kiểu này mỗi ngày trên toàn thế giới, so với 17,6 tỷ tin nhắn SMS. Theo tính toán của các nhà phân tích, độ tương phản này sẽ còn khắc nghiệt hơn trong năm 2014, với 21 tỷ tin nhắn văn bản chống lại gần 50 tỷ tin nhắn dựa trên các ứng dụng.

d

Người dùng smartphone có nhiều lựa chọn cho dịch vụ OTT. Ảnh: Internet.

Ứng dụng giúp nhắn tin, điện thoại miễn phí trên di động (còn gọi là dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông OTT - Over-The-Top content).

Các ứng dụng giúp gọi điện, nhắn tin miễn phí trên di động xuất hiện ồ ạt tại Việt Nam khi người dùng smartphone tăng cao, khiến các nhà mạng lo ngại bị cạnh tranh

Tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…, các nhà mạng đã bắt đầu bắt tay với các dịch vụ OTT để phát triển và đáp ứng nhu cầu người dùng đang ngày càng tăng cao.

Với dự báo trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng số lượng tin nhắn SMS vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, dữ liệu về sự tăng trưởng lớn này chỉ là những thông tin bên cạnh ly cà phê, được thúc đẩy bởi mong ước của Nokia, hiện bán điện thoại với các phím chuyên dụng WhatsApp. Dù sao thì mọi thứ có vẻ chưa quá ảm đạm cho các nhà khai thác mạng di động như họ vẫn nghĩ.

Một bức tranh mơ hồ

Trước hết, trong khi khối lượng tin nhắn phi SMS đã vượt qua tin nhắn văn bản truyền thống thì số người sử dụng những ứng dụng này vẫn thấp hơn khá nhiều so với người sử dụng phương thức nhắn tin truyền thống.

Theo Informa, trong năm 2012, có khoảng 3,5 tỷ người sử dụng tin nhắn SMS. Với 6 ứng dụng chat phổ biến như: WhatsApp, BlackBerry Messenger, Viber, Nimbuzz, iMessage của Apple và KakaoTalk, tính đến cuối năm 2012, đã có 586,3 triệu người sử dụng những nền tảng trên. Chưa kể 500 triệu lượt cài đặt Facebook Messenger dành cho Android và 300 triệu người sử dụng Tencent của Trung Quốc.

Sự chênh lệch giữa số lượng tin nhắn với số người sử dụng cho thấy những người cài đặt ứng dụng OTT đang sử dụng chúng thường xuyên hơn so với những người dùng tin nhắn SMS. Người dùng ứng dụng OTT gửi trung bình mỗi ngày 32,6 tin nhắn so với trung bình chỉ 5 tin nhắn SMS. Nguyên nhân hàng đầu là do các ứng dụng OTT nói chung được miễn phí sử dụng.

Tuy vậy, chúng ta cũng nên thận trọng khi nói rằng các tin nhắn OTT là nguyên nhân của việc đánh mất doanh thu của tin nhắn SMS, vì những người sử dụng ứng dụng chat có lẽ cũng là những người đang dùng tin nhắn SMS. Ví dụ, WhatsApp sẽ trở nên vô dụng khi bạn gửi tin nhắn cho một người nào đó trên một nền tảng khác, hay những người đang sử dụng một chiếc điện thoại cơ bản. Xét trên khía cạnh này, SMS thực sự vẫn chiếm ưu thế bởi mọi loại điện thoại di động để có thể sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Và ngay cả khi thị trường tin nhắn SMS đang ngày càng yếu đi, thì miếng bánh thị phần mà các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trên nền IP có thể sở hữu lớn đến đâu khi các nhà cung cấp dịch vụ di động nắm trong tay cơ hội để cung cấp các ứng dụng nhắn tin trên nền IP riêng của họ.

d

Sự chênh lệch giữa số lượng tin nhắn với số người sử dụng cho thấy những người cài đặt ứng dụng OTT đang sử dụng chúng thường xuyên hơn so với những người dùng tin nhắn SMS. Ảnh: Internet.

Hiện đã có các dịch vụ như Tu Go của Telefonica và One Number của Rogers mở rộng tầm hữu dụng của các thiết bị cầm tay truyền thống lên máy tính. Các dịch vụ này giúp làm mờ ranh giới giữa tin nhắn SMS và tin nhắn trên nền IP. Và khi các nhà mạng có thể thực hiện được điều này trong khi vẫn kiếm tiền theo một cách nào đó thì việc sử dụng kỹ thuật SMS truyền thống hay bất kỳ hình thức nhắn tin nào khác có còn quan trọng gì?

Và cũng đừng quên rằng các nhà mạng cũng có thể liên kết với những nhà cung cấp dịch vụ OTT. Ví dụ WhatsApp đang là đối tác với hãng 3 Hong Kong và Rcom để nâng cao khả năng tương tác.

Tin nhắn SMS đã được 20 năm tuổi và các ứng dụng trò chuyện OTT chỉ mới tồn tại và phát triển được 5 năm. Vẫn còn quá sớm để dự đoán xu thế, nhưng xu hướng nhắn tin trên nền dịch vụ OTT thay cho tin nhắn SMS dường như không gì có thể ngăn cản được.

Số liệu mới nhất của hãng Nghiên cứu Thị trường di động Flurry (Mỹ) cho thấy, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, tablet chạy Android và iOS trong năm 2012. Chưa kể, gói cước 3G của Việt Nam thấp hơn các nước khoảng 40%, càng chứng tỏ Việt Nam đang là thị trường thích hợp để các ứng dụng OTT phát triển.

Hiện tại Việt Nam, ứng dụng Viber có khoảng 3,5 triệu người sử dụng, riêng tháng 2 có thêm khoảng 500.000 người dùng, mỗi ngày có xấp xỉ 20.000 người sử dụng đăng ký mới. Theo thống kê của MobiFone, số lượng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam có khoảng 280.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. Như vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi lượng tiền data thu về không đáng kể.

Nguyên Văn

Ý kiến

()