Chúng ta

Nhiều sinh viên giỏi tham gia SMAC Challenge

Thứ hai, 14/7/2014 | 19:36 GMT+7

Theo Ban tổ chức cuộc thi SMAC Challenge ĐH Bách khoa HN và ĐH FPT đang chiếm áp đảo số đội đăng ký thi, với hơn 50%. Trong đó, các đội của Bách khoa được đánh giá là khá mạnh với nhiều thành viên đến từ lớp chất lượng cao, kỹ sư tài năng…
> 24 đội tham gia SMAC Challenge

Cuộc thi lập trình robot di động vừa kết thúc vòng đăng ký với 25 đội đến từ 9 trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Anh Lê Ngọc Tuấn, thành viên Ban tổ chức cuộc thi, đánh giá, năm nay các thành viên tham gia có tuổi đời khá trẻ và đạt thành tích trong học tập, nghiên cứu.

Hiện tại, các đội thực hiện và hoàn thiện ứng dụng của mình, phần lớn đạt được từ 40% đến 70% sản phẩm.

Năm nay, mọi hoạt động của vòng đầu tiên đều diễn ra trên mạng xã hội https://www.facebook.com/smacchallenge và các đội sẽ làm việc trực tiếp trên dịch vụ BOT của FPT để Ban tổ chức có thể nắm được tình trạng, tiến độ làm việc của các đội.

Ban tổ chức đánh giá thành viên các đội tham gia SMAC Challenge năm nay có tuổi đời rất trẻ và nhiều người có thành tích học tập tốt. Ảnh: L.T.

Ban tổ chức đánh giá thành viên các đội tham gia SMAC Challenge năm nay có tuổi đời rất trẻ và nhiều người có thành tích học tập tốt. Ảnh: L.T.

Vòng sơ loại “Viết ứng dụng hỏi đáp thông minh trên nền tảng Android” của SMAC Challenge 2014 đã bắt đầu. Để có thể vượt qua được vòng thi đấu đầu tiên này, các đội phải thực hiện những yêu cầu: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký tham gia (chiếm 10% tổng số điểm) và Ứng dụng Android (chiếm 90% tổng số điểm).

Sau vòng loại, Ban tổ chức sẽ chọn 16 đội vào giai đoạn 2 (giữa tháng 7). Cuối tháng 7, các đội tham gia chương trình trại hè công nghệ do FPT tổ chức.

Trong vòng loại thứ hai (cuối tháng 8), Ban tổ chức chọn ra 4 đội mạnh nhất tham gia vòng chung kết, sau phần thi thuyết trình và demo ứng dụng AI trên robot Smartoshin của 16 đội dự thi.

Vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào tháng 10, gồm 3 phần: Nghệ thuật, Trí tuệ và Sức mạnh. Ở phần Nghệ thuật, các đội sẽ lập trình cho robot nhảy múa trên nền nhạc. Ở phần Trí tuệ, các đội lập trình cho robot nghe hiểu và trả lời bộ câu hỏi ngẫu nhiên từ Ban tổ chức. Ở phần Sức mạnh, các đội sẽ thi đối kháng với nội dung tìm đường trong sân đấu và hoàn thành nhiệm vụ do Ban tổ chức đưa ra.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ FPT, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi Trần Thế Trung cho biết: “Thông qua cuộc thi, các bạn trẻ được tham gia nghiên cứu và tìm hiểu nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong học tập và định hướng công việc sau khi ra trường. FPT mong muốn sẽ phát hiện và bồi dưỡng được nhiều cá nhân có tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ mới, đặc biệt là xu hướng SMAC”.

Năm 2013, đội SRC PTIT đến từ Học viện Bưu chính Viễn thông vượt qua 29 đội thi để trở thành nhà vô địch Mobile Robot Challenge mùa đầu tiên.

Triệu Mẫn

Ý kiến

()