Chúng ta

Chưa ra trường, 'quái kiệt' ĐH FPT đã nhận lương nghìn USD

Thứ năm, 8/2/2018 | 08:55 GMT+7

Dù chưa chính thức tốt nghiệp nhưng Nguyễn Việt Tú, sinh viên khối ngành CNTT khóa 10 Đại học FPT, đã được tập đoàn đường sắt lớn nhất Nhật Bản tuyển dụng với mức lương 3.000 USD. 

Nhắc đến Lucian, biệt danh của Việt Tú, bạn bè sẽ nghĩ ngay đến một nhân vật khác thường nhưng đáng nể phục. Từ khi còn là học sinh chuyên Toán - Lý trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP HCM, Tú đã “dắt túi” nhiều thành tích đáng nể. Thi đỗ ngành Kinh tế - ĐH Quốc gia TP HCM, nhưng đến năm thứ hai, Tú nhận ra mình muốn học về kỹ thuật phần mềm và quyết định thi đại học lần nữa. Kết quả, Tú trúng tuyển hai trường ĐH Bách Khoa, ĐH FPT và quyết định chọn ĐH FPT với học bổng 100%.

Mỗi sinh viên FPT sẽ học 5 môn trong thời gian 10 tuần cho mỗi học kỳ, nên phải thật sự tập trung học để hoàn thành chương trình. Với dự định đi nước ngoài, Tú đăng ký học vượt 4 môn và kết quả hoàn thành 9 môn với kết quả tốt.

Không chọn các công ty trong nước để thực tập, Tú phỏng vấn và trở thành thực tập sinh tại một công ty Thái Lan với mức lương khá cao. “Em sang Thái vì có tính quốc tế. Công ty thực tập dù mới nhưng đã có mặt ở nhiều nơi như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines đến Nauy, Hong Kong…”, chàng sinh viên FPT chia sẻ.

Nhắc đến Lucian – biệt danh của Việt Tú, bạn bè sẽ nghĩ ngay đến một nhân vật khác thường nhưng đáng nể phục.

Nhắc đến Lucian, biệt danh của Việt Tú, bạn bè sẽ nghĩ ngay đến một nhân vật khác thường nhưng đáng nể phục.

Thông qua phòng Hợp tác quốc tế - ĐH FPT, Tú biết đến thông tin tuyển dụng của Công ty JEIS (JR East Information Systems Company) thuộc một trong những tập đoàn đường sắt lớn nhất Nhật bản - Japan Railways. JEIS cung cấp giải pháp công nghệ cho khách hàng như vận hành hệ thống tàu điện và dịch vụ IT trong những lĩnh vực khác như nhà hàng, khách sạn, thể thao, tài chính… Tú được nhà trường giới thiệu sang Nhật Bản phỏng vấn.

Đây là cơ hội tốt để Tú thực hiện giấc mơ học tập ở nước ngoài của mình. Cậu từng nhận học bổng một phần học phí tại ĐH Ritsumeikan APU (Nhật Bản), nhưng chưa có điều kiện để đi học. Lúc đó, Tú đã cất thư mời học bổng cùng toàn bộ ước mơ đến Nhật vào ngăn tủ, “nhưng em chỉ tạm gác chứ chưa bao giờ từ bỏ”, Tú cho biết.

Chuyến đi phỏng vấn tại Nhật vào tháng 11/2017 không chỉ để lại ấn tượng đặc biệt về thành phố Tokyo náo nhiệt, mà còn đem đến cho Việt Tú niềm vui lớn khi được lãnh đạo JEIS đánh giá cao về khả năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Sau buổi phỏng vấn, Tú được chọn làm việc tại JEIS.

Ông Ishii Koichi (ngoài cùng bên trái, BOD General Affairs General Manager Jeis) trao thư mời nhận việc đến Việt Tú (giữa) trong chuyến ghé thăm ĐH FPT

Ông Ishii Koichi (ngoài cùng bên trái, BOD General Affairs General Manager Jeis) trao thư mời nhận việc đến Việt Tú (giữa) trong chuyến ghé thăm ĐH FPT.

Được học tiếng Nhật tại ĐH FPT cùng với những hiểu biết về đất nước mình yêu, Tú không cảm thấy lo ngại nếu sang Nhật làm việc. “Người Nhật xem trọng tính cần cù, cố gắng và tinh thần tập thể. Không cần quá giỏi, chỉ cần cho họ thấy mình sẵn sàng học hỏi và cố gắng, họ sẽ luôn có chỗ cho mình. Bên cạnh đó, thái độ tôn trọng người khác và tác phong lịch sự, khiêm nhường cũng rất quan trọng”, chàng sinh viên FPT bộc bạch. “Kiến thức chuyên môn giống như sản phẩm em đem đến cho nhà tuyển dụng, còn giao tiếp và ngôn ngữ chính là phương tiện vận chuyển. Sản phẩm tốt đến mấy, nhưng không thể đem đến cho khách hàng thì cũng không bán được”.

Việt Tú cho biết, dù học ngành Kỹ thuật phần mềm của ĐH FPT, nhưng chương trình cũng có những môn kỹ năng mềm như Working in Groups (làm việc nhóm) và Business Communication (giao tiếp trong kinh doanh). Đây là những môn rất hay mà nhiều trường không dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật.

Yên tâm về việc làm sau khi ra trường, Tú đang tập trung cho đề tài tốt nghiệp - một hệ thống cho phép nhân viên nhà trường tạo mẫu phản hồi linh hoạt thay đổi nội dung theo môn học, khoa ngành, sau đó phân tích kết quả, báo cáo và gửi lời khuyên cải thiện tương ứng đến cho giảng viên.

“Em muốn có thể đi đến một vài quốc gia khác, học thêm nhiều điều, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, xây dựng quan hệ, tài chính để đến khoảng 30 tuổi thì có thể lập công ty start-up riêng, chăm sóc tốt hơn cho cha mẹ, người thân và người yêu của mình”, Tú tâm sự.

Bích Vy

Ý kiến

()