Chúng ta

FPT Telecom trao giải chương trình 'Quản trị viên kinh doanh'

Thứ năm, 30/6/2011 | 07:01 GMT+7

Buổi lễ trao chứng nhận "Quản trị viên kinh doanh" đợt 1 tại các Trung tâm Kinh doanh Sài Gòn (Vùng 5), FPT Telecom đã diễn ra tại Phòng họp số 1 Tân Thuận EPZ, quận 7, TP HCM, ngày 28/6.


Chương trình tuyển chọn "Quản trị viên kinh doanh" đợt 1 đã diễn ra khá bài bản từ giữa tháng 6. Từ hơn 200 nhân viên kinh doanh của khu vực TP HCM, Ban tổ chức đã sàng lọc 22 ứng viên ban đầu có kết quả bán hàng xuất sắc nhất, được đánh giá cao về khả năng tương tác và dìu dắt nhân viên mới.

Đây là những nhân viên kinh doanh tiềm năng của khu vực HCM, nơi có mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các ISP (Công ty viễn thông) về thị trường Broadband. Do đó, bản thân mỗi ứng viên cũng đã được tôi luyệntrong môi trường kinh doanh khắc nghiệt, anh Nguyễn Lê Minh, phụ trách dự án cho biết.

Qua đó, 9 quản trị viên (QTV) xuất sắc đã được lựa chọn là Lê Quốc Thịnh, Võ Văn Trường, Nguyễn Duy Nam (SG1), Vũ Đình Thiện, Thái Duy Thông, Nguyễn Văn Khánh (SG2), Tống Duy Tiến, Nguyễn Hải Chinh, Đỗ Thành Tiến (SG3).

Anh Nguyễn Lê Minh, phụ trách các Trung tâm Kinh doanh khu vực Sài Gòn, nhận xét, mô hình "Quản trị viên kinh doanh" căn cứ trên nguyên lý xây dựng và phát triển nhóm. Các mô hình này được phát triển rất đa dạng ở các nước và áp dụng trong nhiều loại hình doanh nghiệp, trong đó mô hình của nhà Kinh tế học và Tâm lý học Bruce W. Tuckman là một ví dụ. Ngay trong quân sự cũng có mô hình đội chiến đấu 3 người. Theo đó, mỗi cá nhân đều tiềm ẩn năng lực quản trị và năng lực đó cần được phát huy ở các quy mô phù hợp để lợi ích và mục tiêu hành động của cá nhân đó và công ty là đồng nhất.

Chứng nhận quản trị viên chưa phải là sự khen thưởng mà chỉ là đánh dấu khởi đầu cho một chặng nỗ lực mới, trong đó từng QTV phải thực sự cố gắng để vừa duy trì "phong độ" bán hàng của chính mình và vừa thúc đẩy năng suất lao động của Nhóm mình quản lý. Đây là quá trình không dễ dàng và đòi hỏi năng lực để không bị "loại" khỏi chiến sự (Nhóm giải tán). Đây thực sự là "thời chiến". Mô hình QTVKD đơn giản và hướng đích (target-based) và cũng mang đậm chất máu lửa của FPT Telecom. 2 yếu tố chính có thể coi là tiêu chí để đánh giá chương trình là: 1) Năng suất lao động của mỗi cá nhân; 2) Mức độ gắn kết của cá nhân với tổ chức.

Mô hình của FPT Telecom sẽ giúp mỗi cán bộ kinh doanh không chỉ bán hàng tốt mà còn được thực hành quản trị ngay trong chính công việc hàng ngày của mình. Mô hình này sẽ giúp mỗi Quản trị viên tăng năng suất lao động, chủ động sáng tạo cách thức bán hàng, mang lại thu nhập cao hơn cho chính mình và đồng đội, tạo ra sự thi đua cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy động lực thành công mạnh mẽ hơn và tự hào, gắn bó lâu dài hơn với Công ty.

Nhật My

Ý kiến

()