Chúng ta

Chàng trai thích 'tọc mạch' Photoshop thành thủ khoa thiết kế đồ họa

Thứ hai, 28/11/2016 | 09:20 GMT+7

Vừa tốt nghiệp phổ thông, trong khi bạn bè lo "cày" thật tốt để có suất vào đại học thì Nguyễn Thanh Cầm đã lo ra trường thất nghiệp. Thi đỗ vào một trường đại học công lập khá nổi, Cầm lại bỏ học để nhập môn Photoshop. 

Nguyễn Thanh Cầm, chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ Thuật đa phương tiện vừa được trao danh hiệu Thủ khoa khối ngành Công nghệ thông tin của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hồ Chí Minh khóa 10.1. Ảnh: FE.

Nguyễn Thanh Cầm, chuyên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ Thuật đa phương tiện vừa được trao danh hiệu Thủ khoa khối ngành Công nghệ thông tin của Cao đẳng thực hành FPT Polytechnic Hồ Chí Minh khóa 10.1. Ảnh: FE.

Đối với nhiều người và ngay cả bố mẹ Cầm lúc đó, quyết định này của chàng trai ở độ tuổi 18 dường như là sự bột phát của tuổi trẻ. Nhưng thực tế, Cầm đã dần xác định con đường sự nghiệp của mình là phải theo học những ngành nghề có tính ứng dụng cao, tại những cơ sở đào tạo tốt để bước ra đời có thể bắt tay vào việc ngay.

Đem tâm tư này đi hỏi một "bậc" đàn anh, Cầm được biết Photoshop là một kỹ năng mà ngành nào cũng đang cần và bản thân cậu cũng rất thích vì những ứng dụng thú vị của nó mang lại. Chàng tân sinh viên của Đại học Giao thông vận tải TP HCM có quyết định nhanh chóng, rời ghế giảng đường để gia nhập lớp học kỹ năng mềm đang hot. 

Không biết do may mắn hay do luôn sống hết mình với mỗi lựa chọn của cuộc đời, một thầy giáo ở trung tâm đã phát hiện tiềm năng của Cầm sẽ còn vươn xa hơn việc học tại một lớp kỹ năng. Người thầy này đã giới thiệu về trường Cao đẳng FPT Polytechnic cho cậu học viên. Lúc đó, vào năm 2014, FPT Polytechnic đã thành lập được 4 năm và ngành Thiết kế đồ họa - Mỹ thuật đa phương tiện là một trong những "mũi nhọn" đào tạo của nhà trường với chương trình đào tạo chỉ gói gọn hơn 2 năm mà vẫn cung cấp đủ kỹ năng cần thiết cho sinh viên bắt đầu làm nghề ngay khi tốt nghiệp. 

Là một người sẵn sàng sai và sửa sai, chưa điều gì đảm bảo Cầm sẽ theo học ở FPT Polytechnic đến cùng. Cầm cho biết: "Khoảng 4 tháng đầu, mình được học chủ yếu là Tiếng Anh và Tin học văn phòng. Tuy nhiên, kỳ tiếp theo được học chuyên ngành thì mọi thứ hoàn toàn thay đổi. Mình bắt đầu thấy hứng thú hơn với các môn mới và cách thức học tại trường. Vậy là mình cứ tiếp tục học và rồi gắn bó đến cuối cùng luôn".

Nguyễn Thanh Cầm (Thứ hai từ trái sang) chia sẻ: “2 năm rưỡi học tập, rèn luyện quả là 1 thời gian dài, có rất nhiều đổi thay, nhưng đổi thay lớn nhất là mình trưởng thành hơn, được trang bị đầy đủ những hành trang để bước tiếp trên con đường phía trước“.

Nguyễn Thanh Cầm (thứ hai từ trái sang) chia sẻ: "Hai năm rưỡi học tập là một thời gian dài, có rất nhiều đổi thay, nhưng đổi thay lớn nhất là mình trưởng thành hơn, được trang bị đầy đủ hành trang để bước tiếp trên con đường phía trước". Ảnh: FE.

Cầm cho biết những sự kiện vinh danh của nhà trường dành cho sinh viên và việc chứng kiến các bạn cùng lớp nhận được cup, bằng khen chính là động lực để chàng trai ngành thiết kế thêm quyết tâm cao độ cho việc học tập. Kể từ kỳ thứ hai của khóa học cho đến khi tốt nghiệp, Cầm luôn đạt danh hiệu sinh viên giỏi và 3 lần lọt Top 50 sinh viên xuất sắc của trường.

Tân thủ khoa khối ngành công nghệ của FPT Polytechnic cho biết hai "đối thủ" thật sự của cậu trong trường là bài tập thực hành (assignment) và phương pháp học tập hỗn hợp (blended learning) kết hợp giữa học cả trên lớp lẫn online. Những bài thực hành cũng được giảng viên ra đề như một dự án trong doanh nghiệp và làm xong còn bị đưa ra "công luận" là những sinh viên cùng khóa để bình luận nên khá áp lực với các sinh viên trẻ.

"Các thầy cô luôn nhấn mạnh phương pháp đào tạo "thực học, thực nghiệp" của trường nên trao quyền tự học cho sinh viên là chính điều đó khiến ban đầu mình thấy khá lạ lẫm và nghĩ khối lượng học nặng. Nhưng dần dà, biết cách sắp xếp, tham gia vào các hoạt động nhóm để học hỏi thì thấy những triết lý đào tạo của trường thực sự rất hiệu quả", Cầm nói. 

Việc tích cực chia sẻ trong các hoạt động nhóm và với chính giảng viên cũng giúp Cầm phát hiện ra rằng các thầy cô của FPT Polytechnic "trẻ hơn mình tưởng và lúc nào cũng đầy năng lượng để hỗ trợ sinh viên". Đây cũng là "bí kíp" học tập mà tân thủ khoa tốt nghiệp muốn chia sẻ với các sinh viên khóa sau của FPT Polytechnic. 

>> Sinh viên kêu gọi 'kết bè, chia phái' vì Cuộc đua số

>> 16 câu nói của Lê Cát Trọng Lý khiến ai cũng 'ngỡ ngàng'

Ngọc Dung (tổng hợp)

Ý kiến

()