Chúng ta

Dự án 'Chim nhảy dù'

Thứ sáu, 17/8/2018 | 11:25 GMT+7

Lúc đầu nhóm dự kiến chọn nuôi 13 đôi chim vì liên quan đến con số tâm linh của Tập đoàn FPT, sau đó đã thay đổi lên 15 đôi vì quan niệm số lẻ 5 rơi vào chữ "sinh", sinh là sinh sôi nảy nở , chim tăng dần.

Nếu ai đó đã từng tới thăm trụ sở chính của Trường Đại học FPT tại Hòa Lạc, chắc sẽ không khỏi ấn tượng trước những điểm nhấn độc đáo của trường, đó là kiến trúc của tòa nhà Alpha, công trình đã đoạt Giải thưởng Kiến trúc tại Festival Kiến trúcThế giới (Singapore) ngày 03/10/2014, đã vào top 10 công trình giáo dục tiêu biểu toàn cầu năm 2017; hồ sen xanh ngắt với những bông sen thơm ngát vào những ngày hè nóng bỏng làm nao lòng khách tới thăm; đảo tre thơ mộng sẽ là nơi cư trú cho các chú cò về ban đêm; hàng soài sai quả giúp sinh viên thỏa mãn thú vui học trò; hàng hoa muồng hoàng yến cứ tháng 6 đến giữa cái nắng hè gay gắt nở thành những dải dài đua nhau khoe sắc đã khiến bao người phải ngẩn ngơ đã làm cho Hòa Lạc ngày càng trở nên trữ tình, thơ mộng; Giàn Hoa sử quân tử vào mùa hè thu với cánh nhỏ xinh mang sắc đỏ rực rỡ, nhưng vẫn dịu dàng với hương thơm nồng nàn quyến rũ, mọc thành từng chùm khoe sắc trong nắng được nhiều chị em “mê mẩn”. Hay từ những thân cây từng được nhiều người ví như ""cành củi khô"", hàng tường vi đã mọc ra chồi non, rồi um tùm màu lá xanh, tràn đầy sức sống với những chùm hoa màu hồng lãng man, thuần khiết đua nở vào những ngày hè nóng bức và cứ mỗi khi ngắm nhìn hàng cây tôi lại thấy tâm hồn thư thái hơn. Còn biết bao góc nhỏ kỳ thú nữa để cho sinh viên, cán bộ và khách mời dừng chân thưởng ngoạn và không quên làm vài bức ảnh kỷ niệm ở một nơi mà có thể hiểu lầm là khu resort cao cấp.

Bên cạnh cỏ cây hoa lá bốn mùa xanh tươi, nở hoa rực rỡ, không thể không kể đến những động vật yêu quý ở chốn này, đó là những chú vịt lang thang khắp chốn làm bạn thân thiết với con người nơi đây, hay những chú chim bồ câu thong dong đi lại tìm kiếm thức ăn rồi bay lên hạ xuống bên rặng cây xanh ven hồ sen tạo cảm giác bình yên đến lạ.

Và để có được những sinh vật bé bỏng đáng yêu đó là tâm huyết của một nhóm anh, chị, em công tác tại đây.

Việc nuôi chim bồ câu làm tôi nhớ lại: Ý tưởng nuôi chim được nhắc đến vào một bữa liên hoan sau buổi lễ sinh nhật lần thứ 28 của Tập đoàn FPT ngày 13/9/2016. Chúng tôi gồm Hiệu trưởng Đàm Quang Minh và một số anh chị em thuộc Văn phòng FEHO, Phòng Xây dựng, Phòng Phát triển chương trình ĐH và phòng Hành chính FU Hòa Lạc là LoanLT, HằngDTT, HươngNTT, ThơmNT, ViệtNQ, NgaDTT, AnTT , CườngVV, DuanTC, ChamNT, HanhTTT, TungTT.

Trước đó anh Minh có ý tưởng nuôi 1 đàn chim bồ câu tại cơ sở Hòa Lạc, tuy nhiên có một số ý kiến không ủng hộ nên việc đã không được thực hiện. Tại buổi liên hoan, anh Minh - lúc đó với tư cách là Hiệu trưởng đã nhắc lại mong muốn đó và đã được cả nhóm nhiệt tình ủng hộ triển khai.

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN

TT

Công việc

Người thực hiện

Deadline

Update tình hình 26/9

1

Tập hợp tiền tài trợ mua chim 13 đôi chim trong đó có 5 đôi chim Pháp, 7 đôi chim VN

ThơmNT

15-Sep

đã thu đủ 

2

Mẫu chuồng

LoanLT

15-Sep

Done

3

Thiết kế

CườngVV

17-Sep

Done-Thiết kế tổ hình ngũ giác, có 3 tầng, tổng 15 chuồng

3

Làm chuồng cao tầng cho khoảng 30 đôi (bằng gỗ, sơn màu đẹp)- dự kiến để trên nóc nhà Beta cho tiện chăm sóc và khai thác- cần lưu ý chống chuột phá tổ chim--> tìm gốc cây có tán to, tiện quan sát chăm sóc để dễ treo chuồng, dự kiến cây phượng gần DOM A (cạnh đường đi)

TùngTT

30-Sep

Đang thu thập nguyên vật liệu phù hợp- vị trí đặt chuồng cạnh hồ sen, sát đường 30m

4

Mua chim Pháp 5 đôi màu trắng

CườngVV

04-Oct

Đang update thông tin

5

Mua chim ta 7 đôi màu trắng

ThơmNT

04-Oct

240K~250K /đôi, đã có địa chỉ sẵn sàng

6

Làm vòng đánh dấu từng đôi, ghi tên nhà tài trợ

ThơmNT

03-Oct

cancel-Sợ vướng chân chim nguy hiểm

7

Mua phụ kiện cho chuồng (ổ ấp, ống nước, máng ăn)

ThơmNT

29-sep.

 

8

Mua thức ăn cho chim (ngô, thóc, gạo…)

ThơmNT

03-Oct

 

9

Chăm sóc ăn uống, thu hoạch, báo cáo kết quả theo tháng

ThơmNT

Suốt quá trình

 

10

Thả chim

cả nhóm

10-Oct

 

Cả nhóm quyết định đặt tên dự án là “Dự án Chim Nhảy Dù”, vì dự án không thông qua Phòng quản lý hạ tầng - phòng được phép triển khai, quản lý các hạng mục cảnh quan tại Hòa Lạc lúc bấy giờ.

Lúc đầu nhóm dự kiến chọn nuôi 13 đôi chim vì liên quan đến con số tâm linh của Tập đoàn FPT, sau đó đã thay đổi lên 15 đôi vì quan niệm số lẻ 5 rơi vào chữ "sinh", sinh là sinh sôi nảy nở , chim tăng dần…

Sau khi nhận nhiệm vụ, tôi đã vào google tìm kiếm kiến thức về chuồng trại, con giống, vật dụng nuôi và chế độ chăm chim… gửi cho cả nhóm để cùng nhau nghiên cứu.

Việc chọn loại chim nuôi được đưa ra mổ xẻ, Hiệu trưởng Minh thì thích nuôi chim Pháp vì có bộ lông trắng tuyệt đẹp, chim thì rất to, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn chim ta, còn một số người thì chọn chim ta vì rẻ và cũng đẹp. Nhóm quyết định tự bỏ tiền ra đóng góp để mua và nuôi 15 đôi chim vì dự án được thực hiện bởi một nhóm người mà đa số không thuộc phòng có chức năng triển khai, quản lý cảnh quan nên khả năng dùng kinh phí của trường để thực hiện là khó khả thi (dù Hiệu trưởng Minh cũng là thành viên của nhóm).

Đầu tiên việc lên ý tưởng hình dáng chuồng được tôi và kỹ sư thiết kế CườngVV tìm hiểu và thiết kế với tiêu chí ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè để đáp ứng với khí hậu ở Hòa Lạc mùa hè thì nắng nóng, mùa đông thì rét cắt da cắt thịt. Về kiểu dáng, chúng tôi đã lựa chọn từ kiểu chuồng căn hộ liền kề 2-3 tầng, căn hộ cao tầng hình lục giác, hình ngũ giác, hình ống…, cuối cùng quyết định chọn nhà cao tầng hình Ngũ giác vì vẫn lấy lý do có số lẻ 5 rơi vào chữ “sinh”, với lại khi thi công thì 5 dễ hơn 6 do đơn giản ít cạnh hơn và tải trọng nhỏ hơn chuồng hình lục giác. Còn màu sắc thì dự kiến sơn 3 màu FPT cho nổi, sau đó lại quyết chuyển sang màu cam - màu cờ sắc áo của FE chưa kể màu sắc cũng rất nóng bỏng.

Về vị trí đặt, TùngTT định đặt ở nóc trạm bơm gần nhà Alpha, hoặc trên nóc nhà Beta, tôi thì muốn đặt ở trên cây phượng đầu Dom A, rồi cuối cùng sau khi đi thực địa, nhóm đã quyết định đặt cạnh hồ sen, dưới tán cây điệp vàng để cho chim có không gian rộng bay lượn ra vào, tiện bề chăm sóc và bảo vệ.

Chuồng chim được thiết kế với 15 “phòng” dành cho 15 đôi chim, vị trí cũng đã được lựa chọn kỹ lưỡng, đóng chuồng đã có TùngTT – cán bộ phụ trách cảnh quan của trường lúc bấy giờ lo. Lúc đầu Tùng dự kiến sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn của trường như ván giát giường bỏ đi, tôn thừa làm hàng rào, sắt hộp, sắt V phế thải và sẽ cùng với công nhân của công ty cây xanh thực hiện, sau đó chắc việc triển khai khó vì không phải tay nghề nên đã âm thầm chuyển sang phương án thuê làm tại quê nhà ở Thanh Hóa, CườngVV thì lo làm cột và bệ đỡ chuồng, đào hố dựng cột lại là Tùng TT.

Theo kế hoạch, mua chim Pháp được giao cho CườngVV vì Cường bảo có người quen bán, còn lại mua chim ta thì giao cho Thơm, tuy nhiên sau này Thơm và ViệtTQ lo toàn bộ.

Chúng tôi trao đổi kỹ lưỡng về việc nuôi và thả chim như chim phải nuôi khoảng 1 tuần để quen chuồng; khi thả thì không thả hết đàn mà thả từ từ để con trong chuồng kéo con được thả quay lại, thả vào buổi sáng để chim không bị quáng dễ tìm đường về. Việc chọn ngày thả cũng quan trọng không kém vì theo dân gian thì việc thả chim vào chuồng phải chọn vào ngày mùng để chim không đi (tôi không hiểu “ngày mùng” là ngày gì, chắc ngày rằm và mồng 1).

Ngày 04/10/2016 từng chú chim đã được nâng niu đưa vào chuồng và sau 1 tuần nuôi nấng đúng vào ngày 10/10 – ngày Giải phóng Thủ đô chúng được thả ra với sự háo hức chờ chim quay về của cả nhóm. Tuy nhiên niềm vui không được trọn vẹn khi cuối ngày một vài chú chim không quay lại tổ vì trận gió to trong ngày đã đẩy chim mới rời tổ không có cơ hội quay lại.

Mùa đông đến, số lượng chim nuôi cứ giảm dần từ 30 chú ban đầu xuống chỉ còn hơn chục chú vì bị chết do cóng lạnh, bị bay mất, rồi bị trộm, bị ô tô đè…

Chim bồ câu là một loài chim đặc biệt, chim trưởng thành sống với nhau theo từng đôi một trống một mái, kể cả khi nuôi theo chuồng hay sống tự do bầy đàn. Chúng khá chung thủy và hiếm khi “ngoại tình”, nếu chim mái hoặc chim trống chết, sẽ khó giữ con còn lại sống ở trong chuồng, nhiều khả năng chúng sẽ bay đi mất. Nếu muốn ghép con còn lại với con chim khác thì đó sẽ là một quá trình vất vả đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì với tỷ lệ thành công không cao...

Như vậy lứa chim đầu tiên chúng tôi nuôi đã thất bại. Thất bại vì chọn sai giống, chọn bồ câu Pháp – một loại chậm chạp và sức đề kháng kém.

Không thể buông xuôi để dự án thất bại, nhóm tiếp tục xin tiền tài trợ từ các anh chị em khác như chị TânNT, ChungHC, QuânNH…và ngay cả những thành viên của dự án cũng sẵn sàng đóng góp lần 2 để có tiền mua chim bổ xung. Lần này nhóm quyết định mua thêm 5 đôi chim ta - loại có sức đề kháng tốt lại nhanh nhẹn. Và quả thật chúng đã thích nghi rất nhanh với môi trường, sống khỏe và tiếp tục sinh sôi nảy nở đến bây giờ.

Kể về việc chăm sóc và mua thức ăn cho chim: sau khi dự án hoàn thành, việc nuôi chim không bàn giao cho Phòng quản lý hạ tầng vì một số lý do không tiện nói chưa kể lại do 1 nhóm người thực hiện bằng kinh phí riêng. Việc chăm sóc chim được phân công cho ThơmNT - lúc đó là cán bộ thuộc văn phòng FEHO. Thức ăn cho chim được lấy từ tiền quyên góp với dự định mỗi chú chim được định xuất ăn là 50K. Tiền mua thức ăn cho chim hết vèo vèo. Để lo cho chim no đủ ThơmNT âm thầm đi tìm nguồn tài trợ từ HangDTT, ThuNM và tôi. Cư dân chim ngày càng tăng và số tiền mua thức ăn cũng tăng dần, tôi bàn với ChâmNT trích 1 phần tiền bán phế thải hàng tháng của Cơ sở để mua thức ăn cho chim sau đó sẽ báo cáo lại trường, tuy nhiên Châm đã chủ động xin phép cán bộ quản lý để được chi khoản này, nhưng đề xuất không được phê duyệt. Sau đó vào cuối năm 2016, khi anh ThanhNK từ FPT quay về làm Hiệu trưởng FU, tôi đã xin phép anh để chính thức được duyệt khoản mua thức ăn cho chim. Đến nay dự án vẫn là dự án, vẫn chưa chuyển được về cho Phòng Hành chính FU Hòa Lạc – hiện đã có lại chức năng quản lý và khai thác hạ tầng. ThơmNT đã chuyển từ Văn phòng FEHO sang phòng Hành chính FU Hòa Lạc. Việc nuôi chim được bàn giao sang cho DũngTM-cán bộ của Văn phòng FEHO. DũngTM tiếp tục với các lo toan sao cho chim được ăn uống đầy đủ, không bị xe pháo kẹp chết, tránh được móng vuốt của những chú mèo hoang - vốn có lúc là thú cưng của sinh viên và học sinh tại đây và với các háo hức thông báo cho các thành viên khi trong chuồng lại xuất hiện từng đôi chim mới. Thơm chuyển về Hành chính FU Hòa Lạc nhưng vẫn cùng anh chị em bảo vệ, tạp vụ ngày đêm tham gia chăm sóc, bảo vệ chim. Gần đây số lượng chim lại bị giảm mà chưa rõ nguyên nhân, chúng tôi đang bàn nhau mua camera để giám sát bảo vệ đàn chim…

Đàn chim giờ đây rất dạn dĩ với người qua lại, đã trở thành đặc sản để giới thiệu cho khách tới thăm Trường, chúng là bạn bè thân quen của sinh viên, học sinh đang học tập và sinh sống đây, là thú cưng của các cháu nhỏ khi theo bố, mẹ lên Hòa Lạc thăm anh chị…Góc nhỏ dựng chuồng với đàn chim ríu rít bay lên, bay xuống đã là điểm cộng cho xứ sở Hòa Lạc và cho những ai thích thiên nhiên hoang dã. Đây cũng là nơi để tuyển sinh đại học và tuyển sinh phổ thông kéo khách đến khoe và chụp ảnh.một đóng góp thầm lặng của nhóm chúng tôi - với mong muốn cho Hòa Lạc ngày càng đẹp và nhiều sắc thái hơn. 

DANH SÁCH NHÀ TÀI TRỢ

“DỰ ÁN CHIM NHẢY DÙ” ĐỢT 1

TT

Người tài trợ

ĐV tính

SL

Số tiền

1

Minh DQ

con

10

3,500,000

2

LoanLT

con

2

400,000

3

DuẩnTC

con

2

400,000

4

HằngDTT

con

2

400,000

5

CườngVV

con

1

200,000

6

ThơmNT

con

1

200,000

7

ChâmNT

con

1

200,000

8

HạnhTT

con

1

200,000

9

TùngTT

con

1

200,000

10

HươngNTT

con

1

200,000

11

ViệtTQ

con

1

200,000

12

NgaDTT

con

1

200,000

13

DũngTM

con

1

200,000

14

AnTT

con

1

200,000

15

CâuTN, TríTD

Lâm PT, HaiNM, HoaNTQ, ThanhNH, HaPTH,ChinhVT2

con

4

800,000

Hòa Lạc ngày 13/7/2018 nhân kỷ niệm FPT 30 tuổi

Le Thi Loan

FPT Education - ĐH FPT

Ý kiến

()