Chúng ta

'Sendo.vn sẽ liên tục cải tiến để dẫn đầu'

Thứ ba, 1/4/2014 | 09:31 GMT+7

Theo số liệu từ Alexa, số thời gian người dùng bỏ ra truy cập trang thương mại điện tử của FPT đang đứng số một tại Việt Nam, khi người dùng online trên trang tới 9 phút 45 giây, trong khi đó 123mua là 5 phút 54 giây và Lazada là 5 phút 41 giây.
> Giao hàng bằng... robot / 'Thương mại điện tử là hướng đầu tư chiến lược của FPT'

Theo anh Nguyễn Đắc Việt Dũng, Chủ tịch Sàn thương mại điện tử Sendo.vn, ngoài tin vui trên, website này cũng đang nằm trong Top 3 trang thương mại điện tử Việt Nam được truy cập nhiều nhất (sau vatgia.com và Lazada.vn).

“Chúng tôi hiện đứng thứ 66 trong bảng xếp hạng của Alexa cho các website tại Việt Nam. Vị trí này đã cao hơn hầu hết website thương mại điện tử, kể cả của nước ngoài, đang hoạt động trong nước. Mục tiêu tiếp theo của chúng tôi là tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ để liên tục nâng cao niềm tin của khách hàng khi mua sắm trên Sendo.vn”, anh Dũng khẳng định.

d

Theo số liệu từ Alexa, số thời gian người dùng bỏ ra truy cập vào trang thương mại điện tử của FPT đang đứng số 1 tại Việt Nam, khi người dùng online trên trang tới 9 phút 45 giây, trong khi đó 123mua là 5 phút 54 giây và Lazada là 5 phút 41 giây. 

Chủ tịch Sendo.vn nhận định, thương mại điện tử trong nước còn nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội chia đều cho các bên tham gia. "Hai tháng đầu năm nay, chúng tôi đều có mức tăng trưởng cao và thời gian lưu lại trên site của người dùng là 9 phút 45 giây. Con số này thậm chí vượt Taobao (trang thương mại nổi tiếng của Trung Quốc) đến 20%”, Chủ tịch sàn Sendo.vn nhấn mạnh trong hội nghị khách hàng do đơn vị tổ chức qua hệ thống phòng họp Telepresence tại Hà Nội và TP HCM.

Mới đây, hãng nghiên cứu thị trường IDC đã đưa ra dự báo tích cực đối với tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam. Theo đó, đến năm 2015, tổng sản lượng giao dịch hàng hóa trực tuyến tại Việt Nam ước tính đạt 6 tỷ USD, trong đó có 2 tỷ USD giao dịch được thanh toán trực tuyến.

Cũng theo khảo sát của hãng này, hiện có 58% trong tổng số 30 triệu người dùng Internet Việt Nam giao dịch mua hàng nhờ thông tin trên Internet. Thị trường thanh toán trực tuyến trong nước được đánh giá là rất tiềm năng và còn nhiều cơ hội phát triển. Tổng giá trị thanh toán trực tuyến của Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức 2-3% tổng giá trị hàng hóa giao dịch buôn bán qua Internet. Trong khi đó, con số này tại Trung Quốc là 75%. Tuy vậy, xu thế chung của Việt Nam hiện nay vẫn là đẩy mạnh giao dịch,thanh toán trực tuyến nhằm tạo ra giá trị lớn hơn về thương mại.

sendolinh490-507052-1413020617.jpg

“Người mua và người bán cách nhau 5 km sẽ không phát sinh thương mại điện tử. Khách hàng ở tỉnh sẽ chiếm phần lớn số giao dịch”, TGĐ Sendo.vn khẳng định.

Việt Nam là nước có mức độ tăng trưởng GDP cao, đứng thứ hai ở châu Á chỉ sau Trung Quốc. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có hơn 35 triệu người dùng Internet, đứng thứ sáu ở châu Á, vượt qua cả Thái Lan, Malaysia - hai nước phát triển hơn.

Theo anh Trần Hải Linh, TGĐ điều hành Sendo.vn, thương mại điện tử là xu hướng tất yếu của “thế giới phẳng” bởi người mua, người bán và việc thực hiện giao dịch không chỉ diễn ra ở Hà Nội hay TP HCM: “Người mua và người bán cách nhau 5 km sẽ không phát sinh thương mại điện tử. Khách hàng ở tỉnh sẽ chiếm phần lớn số giao dịch”. Anh Linh dẫn chứng bằng số liệu khách hàng ở tỉnh Thái Nguyên hiện đứng đầu bảng về số lượng và giá trị giao dịch trên Sendo.vn.

“Thống kê kinh doanh tháng 2/2014 về xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam được Sendo.vn thực hiện, kết quả cho thấy, 54% lượng đơn hàng của Sendo.vn phát sinh trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ ngoài TP HCM và Hà Nội. Trong đó 3 khu vực dẫn đầu có lượng người tiêu dùng bỏ chi phí cho một đơn hàng, hoàn toàn nằm trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đó là: Thái Nguyên, Lào Cai và Lai Châu”.

Theo đó, trong khi Thái Nguyên có giá trị đơn hàng trung bình là 472.522 đồng, Lào Cai 404.015 đồng, thì Hà Nội chỉ có 313.202 đồng và TP HCM dừng ở mức 256.822 đồng.

d

Phó TGĐ Kỹ thuật Nguyễn Phương Hoàng trình bày các điểm mới của phiên bản 2.0.

Sau ‘sự cố” làn sóng mua bán theo nhóm (GroupBuy), 2014 được xem là năm quan trọng đối với ngành thương mại điện tử ở Việt Nam khi các doanh nghiệp trong nước chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ những công ty nước ngoài đã và đang tìm cách xâm nhập thị trường trong nước.

TGĐ điều hành Sendo.vn cho biết, thương mại điện tử có nhiều mô hình phát triển, nhưng mạnh nhất là: B2B (Business-to-Business, tức doanh nghiệp với doanh nghiệp) và B2C (Business-to-Consumer, hay doanh nghiệp đến người tiêu dùng). “Sendo.vn chỉ tập trung xây dựng mô hình chợ điện tử như là một môi trường cho người mua và người bán gặp nhau. Chúng tôi chỉ là cầu nối chứ không buôn bán, kể cả sản phẩm FPT”, anh Linh khẳng định.

Trên thế giới, chợ điện tử cũng là mô hình thương mại điện tử lớn nhất và thành công nhất. Các tên tuổi lớn như eBay, Taobao, Rakuten… đều đi theo mô hình này. “Mong muốn của chúng tôi là trở thành sự lựa chọn số một của cả người mua hàng và người kinh doanh ở Việt Nam”, anh Linh nhấn mạnh.

Sendo.vn có lợi thế là trang thương mại điện tử đầu tiên thuộc FPT, tập đoàn có hiểu biết và khả năng về CNTT. “Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất đối với người mua hàng khi mua sắm trực tuyến, và thương hiệu FPT là sự đảm bảo cho khách hàng khi tham gia mua sắm trên Sendo.vn. Công nghệ luôn là thế mạnh của FPT. Sendo.vn cũng là dự án thương mại điện tử chính thức đầu tiên trực thuộc Tập đoàn FPT. Điều này đảm bảo sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài về nhân lực, vật lực cho dự án”.

d

Chủ tịch Sàn Sendo.vn lắng nghe góp ý của đại diện shop.

Nhằm cụ thể hóa cam kết và theo kịp bước phát triển nhanh chóng của ngành, mới đây, Sendo.vn đã cập nhật phiên bản 2.0 - một bước tiến mới trong trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng, cả người mua lẫn người bán. Anh Nguyễn Phương Hoàng, Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật sàn Sendo.vn, cho biết, trong quá trình xây dựng phiên bản mới, đơn vị đã tham khảo rất nhiều website trên thế giới và ý kiến của người dùng trong hơn một năm vận hành.

Cụ thể, thay đổi lớn nhất là người mua hàng sẽ có nhiều thông tin hơn trong việc đưa ra quyết định. Tất cả thông tin về lịch sử kinh doanh của các shop cũng như các mặt hàng sẽ được trình bày rõ ràng đối với người dùng. “Giao diện cũng được thiết kế phù hợp với nhiều kích cỡ màn hình, đảm bảo thuận tiện cho người dùng mọi lúc, mọi nơi. Hệ thống gợi ý các mặt hàng dựa trên dữ liệu lịch sử cũng giúp ích nhiều hơn cho người dùng khi đưa ra quyết định mua hàng”, anh Hoàng hào hứng.

Khách hàng Giệt Quang Tuấn, quận 11, góp ý về cách chuyển tiền trên Senpay -

Khách hàng Giệt Quang Tuấn, quận 11, góp ý về cách chuyển tiền trên Senpay - công cụ thanh toán của Sendo.vn.

Phó TGĐ phụ trách kỹ thuật sàn Sendo.vn tiết lộ, đơn vị sẽ cải tiến liên tục nhằm tạo ưu thế tối ưu cho sàn thương mại điện tử của FPT và trải nghiệm mua hàng của khách hàng. “Bằng việc xây dựng nội dung hấp dẫn và tạo đường dẫn từ những trang web lớn, chúng tôi đang thực hiện tối ưu hóa website trên các trang công cụ tìm kiếm”.

Tính ưu việt của Sendo.vn là xây dựng thành công hệ thống bảo chứng trung gian giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng loại hình thương mại điện tử. Theo đó, để thu hút khách hàng đến với mô hình mua sắm online cần giải quyết vấn đề lòng tin người tiêu dùng. Người mua hàng có thể bị mất tiền vì các lý do như khi mua hàng phải trả tiền trước (qua thẻ) bị shop lừa không gửi hàng, gửi hàng chất lượng không như mô tả trên website, không đổi được hàng. Còn người bán cũng đối mặt với rủi ro gửi hàng đi mà không nhận lại được tiền, nếu chấp nhận cho khách thanh toán sau khi nhận hàng.

d

Các khách hàng của Sendo.vn chăm chú theo dõi phiên bản 2.0 của web.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển hàng hóa hoặc thương lượng các vấn đề trong giao dịch giữa người mua và người bán, khi không có bên thứ ba đứng ra đảm bảo và cân bằng trách nhiệm sẽ khiến độ an toàn trong giao dịch không cao. Các shop kinh doanh vừa và nhỏ khó có thể tạo ra được hệ thống kỹ thuật phục vụ cho việc mua bán online, việc ký hợp đồng với các đối tác vận chuyển, thanh toán cũng khó thực hiện khi lượng giao dịch của họ chưa đủ lớn.

"Sendo.vn đã xây dựng một hệ thống bảo chứng trung gian uy tín để có thể giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trong quá trình giao dịch. Chỉ khi cả người mua và người bán đều không có khiếu nại thì tiền mới chuyển đi. Điều đó tạo cho khách hàng sự tin tưởng vào mô hình kinh doanh này", anh Dũng khẳng định. Theo Chủ tịch sàn Sendo.vn, đơn vị đang vận chuyển hàng hóa tới khách hàng trong 63 tỉnh thành.

Tại Sendo.vn, trong vòng 24h kể từ khi nhận được món hàng, người mua hàng có thể khiếu nại để đổi trả hàng và hoàn tiền nếu không thoả mãn chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, trang thương mại điện tử của FPT còn xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các shop một cách đầy đủ và toàn diện. Cụ thể, người mua hàng có thể dựa vào hệ thống tính điểm Hoa Sen của Sendo.vn để chọn những shop uy tín, bán hàng có chất lượng. Việc cung cấp các dịch vụ thanh toán, vận chuyển bảo đảm, cho phép Sendo.vn có một sự đánh giá toàn diện và chính xác về các shop. Đây là cách làm mà các trang thương mại điện tử khác chưa thực hiện được.

d

Nhân viên nhà vận chuyển VNPT đến nhận 18 đơn hàng của shop Kenta lúc 3h chiều. Theo chị Lê Thị Nhàn, quản lý shop, một ngày cửa hàng thực hiện 2 đợt chốt đơn hàng để giao cho các nhà vận chuyển.

“Cách làm của Sendo.vn giúp các shop kiểm soát chất lượng sản phẩm và tạo uy tín thương hiệu trong thương mại điện tử”, anh Trần Duy Khánh, GĐ Happynet, chia sẻ. Khi cơ sở mới bước vào con đường kinh doanh online, anh Khánh đã chọn đồng hành với Sendo.vn lúc đó cũng mới chính thức khai trương. Nay, Happynet đã là một cơ sở lớn với hàng chục nhân viên và hàng trăm mặt hàng. Theo anh Khánh, thương mại điện tử là xu thế tất yếu không thể đảo ngược trong đời sống hiện đại.

“Hiện Sendo.vn có khoảng 500.000 mặt hàng. Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng bán hàng cho chủ shop và cập nhật công nghệ giúp khách hàng trải nghiệm mua sắm, trong năm nay chúng tôi sẽ mở rộng thêm các ngành hàng mới”, anh Dũng khẳng định.

Na Vy

Ý kiến

()