Chúng ta

‘M&A của FPT như hổ thêm cánh’

Thứ năm, 26/6/2014 | 19:12 GMT+7

“Việc FPT thực hiện thành công thương vụ sẽ là ‘cú hích’ cho các doanh nghiệp Việt Nam hay Đông Nam Á khác tự tin thâu tóm những doanh nghiệp trong tầm ngắm”, ông Tom Pitkerton, Henderson Global Technology Fund tại Văn phòng Singapore, chia sẻ.
> Tỷ phú Marc Faber: ‘Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào FPT’

“Qua thông tin trong giới đầu tư, tôi biết FPT đã vượt qua một công ty ‘sừng sỏ’ trong Top 3 của Ấn Độ trong thương vụ M&A với tập đoàn RWE. Tôi ngưỡng mộ các bạn", Tom nói.

”Theo chuyên viên phân tích của Henderson Global Technology Fund, xu hướng các công ty công nghệ châu Á mua lại doanh nghiệp Âu - Mỹ đã có từ lâu nhưng phần lớn là do Ấn Độ hoặc Trung Quốc thực hiện. “Việc FPT thực hiện thành công thương vụ sẽ là ‘cú hích’ cho các doanh nghiệp Việt Nam hay Đông Nam Á khác tự tin thâu tóm những doanh nghiệp trong tầm ngắm”.

Các diễn giả gồm ông Marc Faber - Chủ tịch Indochina Capital, ông Don Lam - TGĐ VinaCapital, ông Thomas Hugger - CEO Asia Fontier Capital (AFC), ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Đầu tư nước ngoài và TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc. Phiên thảo luận do ông Andy Ho, Giám đốc điều hành VinaCapital, điều phối. FPT là doanh nghiệp trong nước duy nhất được có đại diện tham dự.

TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc thông báo thương vụ M&A của tập đoàn khi là diễn giả tại Diễn đàn đầu tư Via6t5 Nam 2014. “Nếu là nhà đầu tư lớn, tôi sẽ chọn FPT. Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tập đoàn này cũng như nhiều công ty khác ở Việt Nam. Thị trường chứng khoán Việt Nam nếu có đi xuống cũng ít hơn các thị trường khác”, tỷ phú Marc Faber khẳng định sau phát biểu của anh Ngọc.

“M&A là cách xâm nhập thị trường nhanh nhất. Họ có thương hiệu, thị trường, nền tảng công nghệ và nhân sự, nay cộng thêm tiềm lực của tập đoàn thâu tóm, công ty mới sẽ như hổ thêm cánh”, ông Tom Pitkerton ví von và cho biết, gia đình ông ở Anh cũng là khách hàng của RWE - ở châu Âu, RWE cũng như PetroVietnam.

“Tôi tự hào khi biết một công ty Việt Nam thâu tóm được doanh nghiệp của nước ngoài. Việc FPT mua RWE IT Slovakia được xem là minh chứng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng thâu tóm công ty ngoại. Cuộc sáp nhập sẽ mở ra một thị trường rộng lớn ở châu Âu”, anh Trần Văn Nhiên, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), hào hứng trước thông tin M&A đầu tiên của một công ty trong lĩnh vực công nghệ.

Ở góc nhìn của nhà phân tích và tư vấn, anh Nhiên cho rằng, đây là khoản đầu tư cho trung và dài hạn của FPT. “Thị trường đang thuộc về nhóm cổ phiếu midcap (thị giá nhỏ) và tầm trung, nên blue-chips như FPT chưa được quan tâm trở lại”, anh Nhiên chỉ ra.

Quan tâm đến xu hướng toàn cầu hóa mà FPT đang đẩy mạnh, bà Julie Pagna, quỹ Draper Fisher (Hong Kong), cho rằng sáp nhập là bước tiến mạnh mẽ nhất cho cam kết này của tập đoàn. “Thương vụ mua bán còn đại diện cho xu hướng của các ông lớn trong ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm liên tục nâng cao vị thế và củng cố tiềm lực ở nước ngoài. Điều này chẳng những cho phép FPT tiếp tục giữ vị thế trong làng công nghệ Việt Nam mà còn tạo bước chuyển mới trong ngành công nghệ vốn đang thay đổi cực kỳ nhanh chóng như hiện nay”.

Bà Julie Pagna phân tích, ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, các thương

Ngày 18/6, tại Berlin, Đức, FPT đã hoàn tất việc mua lại Công ty RWE IT Slovakia, thành viên Tập đoàn RWE - doanh nghiệp hàng đầu châu Âu trong lĩnh vực điện và gas. Sau khi hai bên hoàn tất các thủ tục liên quan, RWE IT Slovakia sẽ trở thành công ty 100% vốn của FPT Software tại châu Âu và được đổi tên thành FPT Slovakia. FPT Slovakia sẽ trực tiếp cung cấp các dịch vụ CNTT cho RWE tại thị trường Slovakia.
vụ mua bán, sáp nhập thường tạo một sự lo sợ đối với các công ty nhỏ, “nhưng ở Âu - Mỹ, đó là chuyện thường ngày. Lợi ích trước mắt đối với FPT và RWE IT Slovakia là nhận được nhiều sự tin tưởng của các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng hơn. Cộng hưởng là động cơ quan trọng và kỳ diệu nhất giải thích cho mọi thương vụ mua bán, sáp nhập. Cộng hưởng sẽ cho phép hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp mới (sau sáp nhập) được nâng cao”, chuyên gia của Draper Fisher tin tưởng.

Trong khi đó, anh Trần Nhật Thanh, chuyên viên đầu tư Goldman Sachs tại Singapore, lại tỏ ra thích thú khi một công ty công nghệ Việt Nam đẩy mạnh toàn cầu hóa với thông tin M&A cụ thể sau những “ồn ào” cấm ngủ trưa và phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

“Tôi thấy vui lây khi FPT thông báo sáp nhập một thành viên của RWE. Càng tự hào hơn khi việc tiến ra ngoài biên giới bằng M&A là thương vụ đánh dấu giai đoạn mới trong chiến lược toàn cầu hóa của một tập đoàn do người Việt làm chủ”.

d

Anh Trần Nhật Thanh, chuyên viên đầu tư Goldman Sachs, trong phần hỏi đáp với các diễn giả tại Diễn đàn.

Anh Thanh cho hay, thương vụ cũng mở ra mô hình cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin mới của FPT, đó là kết hợp cùng lúc nguồn lực trong nước và nước ngoài với những tiềm năng khác nhau. Một trong những mục tiêu của mua bán và sáp nhập là nhằm mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu và thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng các kênh marketing và hệ thống phân phối.

“Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các công ty luôn cần sự đầu tư về kỹ thuật và công nghệ để vượt qua nhiều đối thủ khác. Thông qua việc sáp nhập, FPT và các đơn vị thành viên có thể chuyển giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau, từ đó, công ty mới có thể tận dụng công nghệ được chuyển giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh”, chuyên viên Goldman Sachs gợi ý.

Các chuyên gia, nhà đầu tư đều khẳng định M&A là cách giúp FPT rút ngắn thời gian thâm nhập và tạo vị thế tại thị trường nước ngoài, nhưng khó khăn sau sáp nhập cũng là thử thách.

d

Chị Trần Diệu Hồng, GĐ Đối ngoại, Maybank KimEng, trao đổi với CEO FPT trong giờ giải lao.

Ông Tom Pitkerton, Henderson Global Technology Fund, cho rằng, đàm phán và ký kết thương vụ là một chuyện, còn đưa công ty mới và FPT đến thành công lại là một việc khác hoàn toàn. “Khó khăn đầu tiên là kết nối đội ngũ hai bên trước khi nghĩ đến thị trường và khách hàng".

“Tuy nhiên, thành công của thương vụ này cũng tạo ra một mô hình mà tập đoàn có thể nhân rộng ở các thị trường khác, như Mỹ chẳng hạn”, đại diện Henderson Global Technology Fund nói.

RWE IT Slovakia được thành lập năm 2004, hiện có trên 400 nhân viên, trong đó phần lớn là các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực SAP. Là đơn vị thành viên của tập đoàn RWE, RWE IT Slovakia tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin, đặc biệt là các giải pháp SAP và “Smart Home” cho công ty mẹ.

Sau khi bán lại công ty này, Ttp đoàn RWE sẽ trở thành khách hàng lớn nhất của FPT tại châu Âu với hợp đồng trị giá hàng chục triệu USD trong 5 năm. RWE là tập đoàn hàng đầu tại châu Âu trong lĩnh vực cung cấp năng lượng điện và gas, hoạt động tại 29 quốc gia trên thế giới gồm: Đức, Anh, Cộng hòa Czech, Slovakia, Hà Lan, Hungary...

Na Vy

Ý kiến

()