Chúng ta

5 thay đổi giúp bạn trở thành lãnh đạo giỏi

Thứ tư, 10/7/2013 | 10:14 GMT+7

Điểm khác biệt của một lãnh đạo giỏi là khả năng nhìn thấy được những cơ hội để thay đổi. Ai cũng có thể nhận ra được một lãnh đạo giỏi, nhưng không phải ai cũng biết cần gì để trở thành một lãnh đạo giỏi.
> Bí quyết trở thành nhân viên bán hàng bậc thầy

Tất nhiên cũng có một vài tính cách đặc biệt trong công việc "cầm quân" mà chỉ một số lãnh đạo có được. Tuy nhiên, chủ yếu họ cũng chỉ thu nhặt kiến thức từ trường lớp và sách vở; và phần lớn nhờ làm việc chăm chỉ, kinh nghiệm và một chút may mắn.

Điểm khác biệt của một lãnh đạo giỏi là khả năng nhìn thấy được những cơ hội để thay đổi. Ai cũng có thể nhận ra được một lãnh đạo giỏi, nhưng không phải ai cũng biết cần gì để trở thành một lãnh đạo giỏi. Sau đây là 5 thay đổi giúp bạn trở thành nhà lãnh đạo tài ba:

1. Có mục đích

Khi muốn làm bất cứ điều gì, bạn phải có một mục đích rõ ràng. Mục đích rõ ràng sẽ giúp tiếp sức cho niềm đam mê công việc. Đây chính là điểm làm tăng thêm sức mạnh và giúp cho lãnh đạo "qua mặt" những người không hiểu được liên kết này.

d

Anh Trịnh Trúc Linh, phụ trách FSU17 HCM, chia sẻ về lộ trình thăng tiến và mức thu nhập hấp dẫn tại FPT Software với sinh viên ĐH KHTN TP HCM. Ảnh: V.N.

Một điều quan trọng nữa là lãnh đạo phải hiểu tầm quan trọng của văn hóa công ty. Phải biết nhận ra những điểm tương đồng trong giá trị cũng như tầm nhìn để có thể hợp nhất các nhân viên lại với nhau. Lãnh đạo có tầm nhìn sẽ biết thiết kế và hoạch định "văn hóa" cần có cho công ty thay vì để nó tự phát triển.

Có một bài học mà không phải lãnh đạo nào cũng "thuộc bài", đó là lợi nhuận không quyết định mục tiêu.

Những nhà cầm quân bị chi phối bởi lợi nhuận có thể sẽ thành công nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, không thể vững vàng lâu dài. Các lãnh đạo giỏi hiểu rằng sự chuyển đổi cung cách từ làm việc vì lợi nhuận sang làm việc vì một mục tiêu thống nhất sẽ tạo ra khác biệt rõ rệt.

2. Nhân viên là ưu tiên hàng đầu

Lãnh đạo sẽ không là gì cả nếu thiếu nhân viên. Nói cách khác, nhân viên quyết định sự thành công của lãnh đạo. Vì thế, nếu lãnh đạo đối xử tốt với nhân viên thì sẽ có được lòng tin và sự tôn trọng.

Nhân viên là một nguồn tài nguyên quý giá cần phải được khai thác triệt để. Không nên nhìn nhân viên với một thái độ mình là cấp trên mà hãy tôn trọng, học tập từ họ. Được như thế thì nhân viên mới yên tâm khi được bạn lãnh đạo.

Công việc của lãnh đạo không phải là "thu thập" càng nhiều "lính" càng tốt mà phải chú trọng hơn vào cách lãnh đạo nhân viên sẵn có. Cũng đừng nên bỏ quá nhiều thời gian để áp đặt hệ thống luật lệ mà hãy tập trung vào cách đối nhân xử thế với nhân viên.

3. Luôn chú ý

Người lãnh đạo giỏi phải luôn chú ý tới những gì diễn ra xung quanh. Họ biết cách lắng nghe, quan sát và học hỏi. Họ đánh giá cao sự nhạy bén và khiêm tốn. Những lãnh đạo tỏ ra mình biết tất cả sẽ không bao giờ có thể thuyết phục được ai khác ngoài chính bản thân họ.

d

Anh Trần Văn Hiếu, Trưởng nhóm giải pháp, FSU3 FPT Software, trình bày giải pháp DMS-Lite ((Distributor Management System) trên nền công nghệ Mobility cho các nhà phân phối của Pepsi. Ảnh: V.N.

Sẽ khó khăn hơn nhiều nếu lãnh đạo chỉ chìm đắm trong những suy nghĩ của riêng họ thay vì hỏi ý kiến và nhờ tư vấn từ những người khác. Hãy để những người khác thách thức, phản biện những ý kiến của bạn. Đó không phải là để lộ ra điểm yếu mà chính là một điểm mạnh của lãnh đạo. Những lãnh đạo "bảo thủ" không để cho ý kiến của mình bị người khác đưa ra bàn luận sẽ chỉ là những người "giậm chân tại chỗ".

4. Tránh xa những gì phức tạp

Phức tạp là kẻ thù của lãnh đạo, là chướng ngại vật cho sự phát triển. Cái hay của một lãnh đạo là loại bỏ phức tạp và đơn giản hóa mọi thứ.

Tất nhiên trong một thế giới phức tạp, sự phức tạp sẽ khó tránh khỏi, nhưng điều quan trọng là lãnh đạo phải biết được những cách để loại bỏ nó.

5. Đừng là một lãnh đạo 'máu lạnh'

Lãnh đạo giỏi sẽ không bao giờ tỏ ra mình theo chủ nghĩa cá nhân, họ luôn biết quan tâm tới người khác. Những lãnh đạo không có khả năng luôn tạo ra khoảng cách với nhân viên của mình.

d

Tại FPT, các lãnh đạo luôn tham gia vào các hoạt động tập thể. Trong ảnh: TGĐ FPT Telecom Nguyễn Văn Khoa nhảy Gangnam Style cùng CBNV chi nhánh Hậu Giang ngày khai trương. Ảnh: V.N.

Một lãnh đạo tầm thường sẽ chỉ được đánh giá như một người điều hành kinh doanh, trong khi đó, một lãnh đạo giỏi là một con người bằng xương bằng thịt. Phải biết cảm thông và chia sẻ với nhân viên, đó sẽ là một thế mạnh của lãnh đạo. Hãy đối xử tốt với nhân viên như thể cuộc sống của bạn phụ thuộc vào họ.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn/Forbes)

Ý kiến

()