Chúng ta

Kịch tương tác trên truyền hình FPT - khi cái kết do khán giả quyết định

Thứ hai, 2/10/2017 | 17:57 GMT+7

Có lẽ rất nhiều lần trong đời, chúng ta bị rơi vào tình huống xem một bộ phim, vở kịch xong vẫn ấm ức khi ra về vì kết thúc không khiến bản thân thỏa mãn.

Vậy nếu có cơ hội được quyết định chính cái kết của các vở kịch, bạn có sẵn sàng?

Thời đại xem kịch theo cách chủ động

Sân khấu kịch từ lâu đã trở thành một hoạt động nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều khán giả Việt Nam. Tuy nhiên dưới tác động của nhiều yếu tố, sân khấu kịch đang dần mất đi vị thế vốn có. Các tác phẩm kịch kinh điển như “Hồn Trương Ba da hàng thịt”, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ, “100 phút cuối cùng của Hàn Mặc Tử" - kịch bản Phan Cao Toại hay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du… dần không lôi kéo được khán giả vì câu chuyện và cái kết đã được mọi người biết đến qua các tác phẩm văn học, hay những chương trình giải trí trên truyền hình.

Khán giả ngày nay không còn là những người thụ động chấp nhận cách giải quyết mà vở kịch đưa ra, họ muốn chủ động đưa ra tiếng nói của mình.

MAY63282-0100-28-05-00Still038-9033-1506

Một cảnh diễn trong “Soi gương” - vở kịch tương tác đầu tiên trên Truyền hình FPT.

Không ít khán giả từng rơi nước mắt trước số phận của người đàn bà lưu manh mang tên Tám Bính trong vở “Bỉ vỏ”. Tám Bính vốn là một thiếu nữ hồn nhiên, chân chất nhưng những biến cố từ thủa bé đã dẫn cô vào cuộc sống giang hồ sau khi gặp Năm Sài Gòn. Tác phẩm kết thúc khi Năm cướp được một đứa bé đeo vòng vàng, Bính nhận ra đứa con của mình nhưng mọi thứ đã là quá muộn vì đứa bé đã chết. Năm và Bính cuối cùng cũng bị bắt.

Tác phẩm nhận kết cục bi thảm và đầy bế tắc khiến nhiều khán giả cứ day dứt khôn nguôi. Có người cho rằng Bính xứng đáng nhận hình phạt sau những tội ác mà mình gây ra, nhưng lại có ý kiến muốn Bính có một con đường sống sau những bất hạnh mà cô gánh chịu.

“Bỉ vỏ”, như rất nhiều vở kịch khác, lấy cảm hứng từ những vấn đề sống thường ngày, đem đến cho khán giả những góc nhìn khác nhau về cuộc sống qua các cá tính đặc trưng của xã hội. Thế nhưng, không phải cách giải quyết nào mà kịch đưa ra cũng là phương án tối ưu. Vì thế, hãy để cho chính những khán giả đưa ra ý kiến của mình để đem đến một cái kết được đông đảo người đón nhận.

Khán giả tự quyết định cái kết

Ở sân khấu kịch, khán giả có thể trực tiếp cảm nhận ngôn ngữ và diễn xuất của diễn viên, số phận nhân vật được hiện ra sống động ngay trước mắt. Khán giả như được gặp lại chính mình qua từng vở diễn; được giãi bày và sẻ chia tâm sự với những người cùng xem trong khán phòng nhờ vào đặc tính lây lan cảm xúc của sân khấu kịch.

Nhưng do điều kiện, rất nhiều khán giả không có cơ hội đến Nhà hát để xem trực tiếp các vở diễn. Kịch nói trên truyền hình nhưng lại được thể hiện theo hình thức mới - kịch tương tác đang trở thành lời giải cho đa số khán giả yêu mến môn nghệ thuật này.

MAY63282-0100-35-47-12Still034-7397-1506

Nghệ sĩ Tú Oanh chạm đến cảm xúc của người xem nhờ vai người vợ trong vở kịch "Soi gương".

Nếu như trước đây, khán giả chỉ thụ động theo dõi câu chuyện, không thể bày tỏ sự đồng tình hay không đồng tình với cách xử lý vấn đề trong vở diễn thì giờ đây, kịch tương tác cho phép khán giả lựa chọn diễn biến và thậm chí là cái kết của tác phẩm theo quan điểm của mình. Từ đó, khán giả có thể bày tỏ những băn khoăn và đóng góp hướng xử lý cho các vấn đề bức thiết trong xã hội, cũng là những tình huống kịch thường được khai thác để bắt kịp thị hiếu. 

Với kịch tương tác, sẽ không còn nữa một cái kết mặc định. Thay vào đó, tùy vào mỗi tình huống khán giả lựa chọn, vở kịch sẽ “rẽ” theo từng hướng khác nhau. Chẳng hạn, trước quyết định theo đuổi đến cùng tình yêu của cuộc đời mình hay dừng lại để tìm lối đi riêng cho cả hai, khán giả có thể tùy quyền “định đoạt” số phận của cặp đôi trong vở kịch.

Như vậy, khi xem kịch tương tác, khán giả không chỉ đắm mình vào câu chuyện chân thực mà còn phát triển tư duy sáng tạo, khả năng đối thoại và chọn cho mình thái độ ứng xử tích cực với đời. Với tính chất luôn mới lạ, luôn bất ngờ, tin chắc rằng kịch tương tác sẽ là món ăn tinh thần đặc sắc góp phần hồi sinh sân khấu kịch thời gian tới.

Qua quá trình thảo luận và nghiên cứu cùng những nhà làm kịch dày dặn kinh nghiệm, Truyền hình FPT quyết định cho ra mắt chương trình kịch tương tác đầu tiên và duy nhất trên truyền hình - biến phong cách thưởng thức kịch nghệ theo lối thông thường thành xu hướng mới lạ và hấp dẫn hơn. Đây là một trong những bước tiến mới của Truyền hình FPT nhằm đem lại nội dung phong phú, góp phần hình thành thói quen, định hướng giải trí hiện đại, văn minh cho cộng đồng.

Chương trình được dẫn dắt bởi đạo diễn Đinh Tiến Dũng - Giám đốc Sáng tạo Truyền hình FPT. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sân khấu kịch, được biết đến với vai trò biên kịch cho chương trình “Gặp nhau cuối năm” và nhiều chương trình được yêu thích, Đinh Tiến Dũng cùng các đơn vị nghệ thuật cả nước chắc chắn sẽ đem đến cho khán giả những tác phẩm kịch vừa trào phúng vừa nhân văn, phản ánh hơi thở thời đại và các vấn đề nóng của xã hội.

Bằng cách tạo ra một chương trình cởi mở và gần gũi, Truyền hình FPT mong muốn mang đến làn gió mới cho sân khấu kịch khi có thể đến gần hơn với khán giả, đến với từng gia đình Việt Nam.

Những vở diễn đầu tiên được Truyền hình FPT phối hợp cùng Nhà hát Tuổi trẻ sẽ lên sóng vào 20h tối thứ Sáu hằng tuần, từ 29/9. Khán giả có thể theo dõi thêm thông tin về chương trình trên website https://truyenhinh.fpt.vn.

>> Sếp FPT Telecom Sài Gòn đồng loạt thưởng ‘Post chuẩn’

Zing

Ý kiến

()