Chúng ta

Xã hội di động có thể ‘kết liễu’ mạng xã hội

Thứ tư, 12/6/2013 | 11:39 GMT+7

Trong thế giới xã hội di động này, câu hỏi duy nhất được đặt ra là phần mềm của ai sẽ được tất cả chúng ta sử dụng cho mọi hoạt động xã hội?
> OTT lấn sân dịch vụ truyền thống

Theo Techcrunch, đối với những ai theo dõi quá trình chuyển đổi nhanh chóng đang diễn ra từ máy tính để bàn đến điện thoại di động, đặc biệt là đối với những người tập trung vào mạng xã hội di động do tính chất công việc, họ có thể nhận ra một số thay đổi sau:

Hangouts độc lập: Tại sự kiện I/O, Goolge đã công bố Hangouts, một ứng dụng riêng biệt từ Google Plus, dùng để thực hiện các cuộc trò chuyện cá nhân từ danh sách G+ và đưa họ vào không gian riêng biệt.

Những vấn đề của Facebook Home: AT&T đã ra thông báo quyết định ngừng phân phối sản phẩm HTC First - điện thoại Facebook Home - do doanh số bán hàng kém. Đây là nguyên nhân dẫn đến một lượng lớn những đánh giá một sao công khai dành cho các phần mềm trên cửa hàng Google Play.

Bị đe dọa bởi điều gì?

Có rất nhiều chủ đề và câu hỏi chung cho sự ra mắt và phát triển của Hangouts như một ứng dụng riêng biệt và quyết định ra mắt sản phẩm Facebook Home. Những sản phẩm này đại diện cho hai câu trả lời cho câu hỏi đâu sẽ là sản phẩm được người dùng xem xét lựa chọn cho nhu cầu truyền thông xã hội của họ trên các thiết bị di động?

d

Điện thoại đang được tạo ra như các công cụ xã hội. Ảnh: Internet.

Để phân tích, chúng ta phải thừa nhận rằng điện thoại di động đang nhanh chóng trở thành phương tiện chính để người dùng tham gia vào mạng xã hội. Theo số liệu vừa được Informa công bố, hơn 41 tỷ tin nhắn mỗi ngày được thực hiện thông qua nhiều các ứng dụng tin nhắn miễn phí (OTT hay over-the-top) khác nhau. Điện thoại đang được tạo ra như các công cụ xã hội. Điện thoại thông minh đặc biệt thuận lợi trong việc kết nối mạng xã hội, tích hợp văn bản, âm thanh, video, hình ảnh trong vô số ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng mà không cần đến một mạng xã hội dựa trên web.

Người dùng có thể giao tiếp với bất kỳ ai trong sổ địa chỉ của họ ở mọi nơi trên thế giới với hầu hết nội dung kết hợp tại bất kỳ thời điểm nào. Điều này đã tạo được sức hấp dẫn cho người sử dụng cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ứng dụng như iMessage, WhatsApp, LINE, WeChat, KakaoTalk và một số đối thủ cạnh tranh khác nhỏ hơn. Trong 1,2 tỷ người sử dụng điện thoại thông minh, hiện có gần 750 triệu người dùng đã sử dụng các ứng dụng này.

Nếu bạn là Google, Facebook hoặc hầu hết các nhà cung cấp lớn khác của nền tảng truyền thông xã hội được phát triển trên web, sự dịch chuyển đến tin nhắn trên điện thoại di động là một thách thức đáng kể.

Những thách thức tương tự cũng tồn tại trong các ứng dụng chia sẻ, khi người dùng đổ xô đến Vine, Snapchat, và trước đó là Instagram. Các nền tảng xã hội đang đứng trước thách thức để tiếp tục là nhà cung cấp chính cho các dịch vụ nói trên trước số lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng gia tăng.

Các nhà cung cấp nền tảng cần phải làm gì?

Chỉ có một cách duy nhất là tiếp cận những sản phẩm có sẵn. Xây dựng các ứng dụng duy nhất có khả năng bao quát và mở rộng các tính năng hiện tại của người dẫn đầu thị trường tin nhắn, đồng thời tích hợp các tính năng chia sẻ trên phương tiện truyền thông, góp nhặt các sự kiện cá nhân và tạo thành hồi ức thống nhất cho từng cá nhân.

Cả Google và Facebook dường như đang theo đuổi cách tiếp cận này. Sự đột ngột khởi phát của Hangouts và theo sau đó là một nhóm hội tụ các tính năng nâng cao đã mang lại nhiều ý nghĩa. Bên cạnh đó, Google cũng chỉ ra rằng Google Now và Voice Search như một khả năng hội nhập tất cả các tính năng mạng xã hội di động. Android rõ ràng đang muốn tìm ra một điểm tích hợp cho mọi nhu cầu của người sử dụng.

Facebook, với Home, cho thấy cách tiếp cận tích hợp của nó bằng việc trang bị đầy đủ Messenger, Camera, Pages và tất cả các ứng dụng khác trên Facebook. Facebook chắc chắn sẽ tiếp tục tăng cường và hoàn thiện các nỗ lực hội nhập để trở thành giao diện người dùng chính trên điện thoại thông minh.

Lỗ hổng và điểm mạnh của các nhà mạng

WhatsApp và nhân bản của nó là những ứng dụng đứng đầu của điện thoại thông minh, giúp người dùng trò chuyện với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Thành công của họ nằm ở sự đơn giản và giải quyết được những mục đích cá nhân.

d

Điện thoại thông minh đặc biệt thuận lợi trong việc kết nối mạng xã hội, tích hợp văn bản, âm thanh, video, hình ảnh trong vô số các ứng dụng phục vụ nhu cầu người sử dụng mà không cần đến một mạng xã hội dựa trên web. Ảnh: Internet.

Ở chừng mực này, các ứng dụng sẽ rất dễ bị tổn thương với sự tập trung bó hẹp trong những cuộc hội thoại ngắn tại “từng thời điểm” dưới hình thức một cuộc trò chuyện hay nhắn tin trên giao diện người dùng. Dù họ cũng đã bổ sung tính năng liên lạc bằng nhiều phương tiện và tính năng gọi điện bằng giọng nói. Nhưng mục đích chính của các ứng dụng là sự tương tác tức thời giữa các cá nhân hoặc các nhóm.

Tuy nhiên, những nhu cầu rộng lớn hơn của con người hiện được đáp ứng bởi các ứng dụng duy nhất khác. Ứng dụng ghi chú Evernote dành cho những ký ức cá nhân, thư điện tử cho các tương tác lâu dài hơn, mạng xã hội như Facebook, Google+ và Twitter cho phép chia sẻ dưới mọi hình thức.

Những động thái gần đây của Google và Facebook cho thấy sự phản công của các công ty web với những thành công của ứng dụng di động. Trong chiều hướng phát triển hiện nay, để trở thành người chiến thắng, các công ty phải tạo ra điểm hội nhập tất cả tính năng trong một giao diện thống nhất.

Facebook có Messenger, Camera, Pages và Home chính là điểm hội nhập. Trong khi Google có Talk, Contacts, Mail, Plus, Hangouts và Now. Apple đi sau một chút với iMessage, FaceTime, Photostream, Mail và Contacts. iOS là điểm hội nhập.

WhatsApp, LINE, KakaoTalk, WeChat sẽ cần phải vượt qua giao diện trung tâm trò chuyện để trở thành một tập hợp rộng lớn hơn các tính năng nhắn tin không đồng bộ và một tập hợp tính năng xã hội mới, có thể với sự hỗ trợ của Timeline, để có thể vượt qua khúc quanh.

Loài người đã được xã hội hóa, và những chiếc điện thoại thông minh có đủ tính năng cần thiết để họ có thể hành động theo nhu cầu xã hội. Như sự phát triển của tin nhắn OTT và các hình thức chia sẻ trên truyền thông xã hội cho thấy nhu cầu xã hội của người dùng đã được đáp ứng mà không nhất thiết phải cần đến mạng xã hội.

Na Vy

Ý kiến

()